4 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Điển Hình Nhất Hiện Nay

Có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần của một công ty. Do đó, để doanh nghiệp có thể phát triển về mọi mặt, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều thiết yếu và cần nghiêm túc thực hiện. Vậy đâu là mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhất mà công ty – doanh nghiệp bạn đang mong muốn hướng đến. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có góc nhìn đa dạng hơn về vấn đề này. 

Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp

Trước khi đi sâu vào phân tích các mô hình về văn hóa doanh nghiệp điển hình, chúng ta cần hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng. Chi tiết như sau: 

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của một công ty – doanh nghiệp. Hiểu đơn giản đây chính là quan niệm, phong tục, tập quán ăn sâu vào hoạt động của công ty – doanh nghiệp, chi phối tình cảm, lối suy nghĩ, hành vi của mọi người trong việc theo đuổi mục tiêu chung. 

Văn hóa doanh nghiệp ở mỗi công ty là khác nhau
Văn hóa doanh nghiệp ở mỗi công ty là khác nhau

Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của một tổ chức, nhân viên cũng như các mối quan hệ với đối tác hay khách hàng. Trong xã hội hiện tại, văn hóa doanh nghiệp đang dần chuyển từ văn hóa lấy quy trình làm trung tâm sang văn hóa lấy con người. 

Tầm quan trọng

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng với tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều tập đoàn lớn như Alibaba, Apple, Microsoft, Amazon, Tencent,… ngoài việc cung cấp những lợi ích về dịch vụ cho cộng đồng khách hàng, họ còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. 

Một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa tốt, phù hợp sẽ giúp cho các nhân viên hiểu được giá trị của bản thân với doanh nghiệp. Đồng thời khích lệ tinh thần cho mọi người, khiến họ làm việc chăm chỉ, cống hiến hết mình. 

Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp cũng tạo động lực để mọi người đồng lòng tiến tới mục tiêu lớn hơn. Từ đó, hỗ trợ các thành viên vượt qua thử thách, các giai đoạn khó khăn nói chung. 

Các yếu tố ảnh hưởng

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản, chúng đòi hỏi thời gian, tinh thần và trách nhiệm của từng thành viên, đặc biệt là ban quản lý. Ngoài ra, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:

  • Tư tưởng của người lãnh đạo: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, ý chí của người lãnh đạo trong công ty sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Bởi họ là người đưa ra tầm nhìn, ý tưởng, sứ mệnh, niềm tin và các chính sách để tạo ra môi trường làm việc theo mong muốn của họ. 
  • Văn hóa của dân tộc: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động lớn từ văn hóa dân tộc cũng như tinh thần cầu thực, tự cường, ý chí phấn đấu cho tới tư tưởng nhân bản, yêu thích sự hài hòa,… 
  • Yếu tố văn hóa bên ngoài: Văn hóa công ty không chỉ được hình thành từ các yếu tố nội tại mà còn chịu tác động từ văn hóa của các công ty bên ngoài. Nói một cách dễ hiểu hơn, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng hay trào lưu xã hội. 

Xem thêm: Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu Là Gì? Cách Lập Bản Đồ Chi Tiết

Văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài
Văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp đều nằm ở người lãnh đạo công ty và tập quán, tâm lý của con người. Để tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, phát triển là điều rất khó. Đòi hỏi các nhà quản trị cần có những chiến lược, cách triển khai sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. 

4 mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã hình thành nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau dựa theo khung giá trị. Tuy nhiên tựu chung lại sẽ có 4 loại mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng là: Văn hóa sáng tạo, năng động mang tính kinh doanh; Văn hóa hợp tác thân thiện hướng đến con người; Văn hóa thứ bậc – kiểm soát có cấu trúc, định hướng theo quy trình có sẵn và cuối cùng là Văn hóa thị trường – cạnh tranh hướng tới kết quả. 

Mỗi tổ chức đều có những sự kết hợp riêng của 4 loại hình văn hóa này để tạo nên một kiểu văn hóa độc nhất cho doanh nghiệp mình. Tổ chức càng lớn, khả năng có nhiều hơn một nền văn hóa trong doanh nghiệp càng cao. Điều này có thể mang tới lợi ích nhưng cũng có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa gắn kết đối với những công ty – chi nhánh được phân tán trên toàn cầu. 

Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 mô hình văn hóa tiêu biểu ở các doanh nghiệp mà bạn cần nắm được:

Mô hình văn hóa thị trường

Ở mô hình văn hóa thị trường hay còn gọi là Market Culture, mọi thứ đều được đánh giá dựa theo lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, việc áp dụng mô hình này sẽ giúp tập trung vào kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được. 

Ngôn ngữ được dùng trong mô hình văn hóa thị trường thường liên quan tới việc đáp ứng hạn ngạch, đạt được mục tiêu. Điều này giúp thu hút người có tính cạnh tranh, muốn chiến thắng. Các vị lãnh đạo ở doanh nghiệp như vậy sẽ luôn đặt ra yêu cầu cao khi tuyển dụng nhân viên cũng như mong đợi nhân viên có thể “sinh tồn” được trong môi trường áp lực cao. 

Ưu điểm

  • Nhân viên nhiệt tình với công việc, bầu không khí cạnh tranh khuyến khích tất cả mọi người làm việc chăm chỉ nhằm hướng tới các mục tiêu nhanh chóng. 
  • Doanh nghiệp có thể tập trung vào lợi nhuận để thành công và có lãi. 

Nhược điểm:

  • Khi nhân viên tham gia vào công việc của doanh nghiệp vừa là cơ hội vừa là thách thức vì mỗi một quyết định đều gắn liền với một con số. 
  • Nhân viên dễ bị căng thẳng, áp lực, kiệt sức trong công việc do phải liên tục cố gắng để đạt được mục tiêu.
  • Sự cạnh tranh gắt gao có thể tạo ra môi trường làm việc có tính cạnh tranh gay gắt, ít có sự đoàn kết. 

Mô hình văn hóa gia đình

Mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam này khá phổ biến. Đặc điểm của mô hình văn hóa gia đình (Clan Culture) là môi trường làm việc thân thiện, cho thấy sự đồng thuận, có khả năng thúc đẩy công việc của cả nhóm một cách hiệu quả. Chính vì thế, chúng có tính hợp tác cao, ít cạnh tranh hơn so với các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp còn lại.

Mô hình Clan Culture thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ
Mô hình Clan Culture thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ

Clan Culture thường có tính khép kín, phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, phổ biến ở các nước Đông Á cũng như Việt Nam. Ở mô hình này, người lãnh đạo trong các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm chăm lo chính cho toàn bộ nhân viên và đòi hỏi mọi người phải trung thành với mình. Ở đây, những nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm sẽ được nắm giữ các vị trí quan trọng, có quyền điều hành nhất định trong tổ chức. 

Không riêng gì Nhật Bản hay Việt Nam, Hàn Quốc cũng là quốc gia sở hữu nhiều công ty – doanh nghiệp được vận hành theo mô hình văn hóa gia đình. Tuy nhiên, họ đã biết cách vận dụng khéo léo các hình thành để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp với nhân viên, gia đình như quan tâm tới việc học hành của con cái, ngày hiếu – hỷ, ngày sinh nhật, ngày lễ,… đều được công ty – doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt. 

Bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp đang cố gắng để những nhân viên yên tâm hơn với công việc của mình ở doanh nghiệp. Đồng thời tích cực bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình của họ. 

Ưu điểm: Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp mang tới sự gắn kết giữa các thành viên trong cùng doanh nghiệp nhờ lòng trung thành, giá trị truyền thống. 

Nhược điểm

  • Mặc dù có được sự trung thành nhưng điều này cũng kìm hãm sự sáng tạo, phát triển của các thành viên. 
  • Hơn nữa việc trao quyền cho những nhân sự lớn tuổi có thể khiến trẻ không có động lực, tinh thần để cống hiến hết mình vì công ty. 

Mô hình văn hóa sáng tạo

Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture) thường mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Các nhà lãnh đạo sẽ vạch ra định hướng theo lối tư duy tiến bộ, sẵn sàng đối mặt với các rủi ro. 

Những nhân viên thuộc mô hình văn hóa doanh nghiệp này sẽ được thỏa sức sáng tạo, không ngừng học tập cũng như đổi mới để phát huy hết năng lực của bản thân. Mặc dù môi trường có nhiều áp lực và tính cạnh tranh cao nhưng nhân viên sẽ không có cảm giác bị gò bó. 

Theo đó, mô hình văn hóa sáng tạo sẽ phù hợp với những doanh nghiệp làm trong ngành marketing, công nghệ. Bởi cấu trúc đơn giản, không theo hệ thống thứ bậc mà ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới. Cho nên, mô hình này đang ngày càng được nhân rộng và được nhiều doanh nghiệp hướng tới. 

Ưu điểm:

  • Cho phép nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới. 
  • Giúp nâng cao kiến thức cho nhân viên mà không khiến họ bị ràng buộc bởi các quy trình. 

Nhược điểm:

  • Môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao nên nhân viên dễ bị áp lực, thiếu tinh thần làm việc nhóm. 
  • Trường hợp không làm truyền thông nội bộ tốt, chế độ đãi ngộ – phúc lợi không đảm bảo có thể gây đứt gãy kết nối đội ngũ. 

Tham khảo: 10 Lời Khuyên Hữu Ích Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn

Loại mô hình này đang được nhiều công ty hướng đến
Loại mô hình này đang được nhiều công ty hướng đến

Văn hóa thứ bậc – phân cấp

Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc – phân cấp hay còn gọi là Hierarchy Culture là kiểu văn hóa tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống. Mô hình này hoạt động theo một chuỗi các công việc rõ ràng cần thực hiện và có sự phân cấp rõ ràng giữa giám đốc, người quản lý và nhân viên. 

Loại mô hình này thường hoạt động theo một cách thức cụ thể, chẳng hạn như giờ làm việc cứng nhắc, quy định trang phục hay cách giao tiếp,… 

Ưu điểm:

  • Do các quy trình của doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng nên có thể dễ dàng thực hiện. 
  • Cho nhân viên có được cảm giác an toàn khi kỳ vọng – điều kiện làm việc có thể đoán được trước. 
  • Nhân viên biết chính xác những gì bản thân mong đợi khi họ đến làm việc tại doanh nghiệp. 

Nhược điểm:

  • Ưu tiên các thủ tục hơn con người nên khi làm việc không được linh hoạt. 
  • Không khuyến khích sự đổi mới, khó có thể phản ánh nhanh với những thay đổi của thị trường. 
  • Mục tiêu của doanh nghiệp được ưu tiên hơn cá nhân hay nói cách khác là ít chú ý tới sự tham gia của nhân viên. 

Cách lựa chọn văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Sau khi nắm được các loại mô hình văn hóa nêu trên, để biết doanh nghiệp mình phù hợp với loại hình nào, các bạn có thể dựa theo các yếu tố sau:

  • Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giá trị doanh nghiệp là những từ những ngắn gọn được người sở hữu – sáng lập muốn mọi người nghĩ đến ngay khi đề cập tới tên nhân vật. Những từ này sẽ đưa vào hành động, gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp tập trung vào việc giành được lòng tin của khách hàng thông qua việc tiếp cận truyền thông nhằm mở ra thị trường mới. Dù là một doanh nghiệp đã thành lập lâu năm hay doanh nghiệp mới, điều quan trọng nhất vẫn là thể hiện các giá trị của công ty bằng một vài từ phù hợp nhất. 
  • Đặt mục tiêu thực tế: Những mục tiêu xoay quanh văn hóa doanh nghiệp nên có sự đa dạng, hòa nhập vào các giá trị được chia sẻ. Chủ doanh nghiệp cần biết lý do vì sao mình bắt đầu kinh doanh và muốn đạt được điều gì. Các mục tiêu trong văn hóa doanh nghiệp phải được phản ánh rõ ràng, mang thông điệp tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên và những người khác. 
  • Thu hút nhân viên tham gia vào quá trình: Văn hóa doanh nghiệp chính là thách thức để đo lường, theo dõi hiệu suất của công ty. Sự phát triển của công ty phụ thuộc vào nhân viên nên các doanh nghiệp nên thu thập thông tin phản hồi bằng cách cho nhân viên làm khảo sát ẩn danh. Những khảo sát ẩn doanh sẽ giúp nhân viên có thể đưa ra ý kiến thẳng thắn, góp phần xây dựng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.  
Thu hút nhân viên tham gia vào quá trình xây dựng văn hóa
Thu hút nhân viên tham gia vào quá trình xây dựng văn hóa

Làm thế nào để cải thiện văn hóa doanh nghiệp?

Muốn nâng cao văn hóa doanh nghiệp, áp dụng các mô hình văn hóa doanh nghiệp thành công, bạn cần vạch ra từng đầu việc cụ thể. Chủ doanh nghiệp cần biết những mục tiêu đó có ý nghĩa gì với doanh nghiệp, từ đó đưa ra một định nghĩa và cố gắng để biến định nghĩa đó thành hiện thực nhằm hướng tới hoàn thiện hóa các mục tiêu. 

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có những suy nghĩ tiến tiến, hiện đại. Bởi việc quản lý thay đổi là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Nếu không cẩn thận, một sự thay đổi có thể định hình lại văn hóa công ty theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong ngành thẩm mỹ, y tế, mọi người có thể tham khảo khóa học Quản lý phòng khám, Xây dựng nhân hiệu bác sĩ… tại Học Viện Vietmec. Được biết, đây là nơi đào tạo cán bộ cấp trung, giám đốc doanh nghiệp – chủ phòng khám có thể hiểu và vận hành phòng khám hiệu quả. Từ đó mang tới dịch vụ chữa bệnh chất lượng cũng như đạt được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu. 

Trên đây là thông tin về các loại mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên có môi trường làm việc tích cực và thân thiện. Một doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, tốt nhất nên lấy giá trị nhân sự làm trọng tâm. Đồng thời nên tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy sự gắn kết để cải thiện hiệu suất làm việc của đội ngũ, nhất là việc níu kéo các nhân viên tài năng ở lại với doanh nghiệp. 

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng