Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu Là Gì? Cách Lập Bản Đồ Chi Tiết
Để thương hiệu được định vị một cách rõ nét, chất lượng hơn thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải xây dựng bản đồ định vị thương hiệu. Vậy sơ đồ định vị thương hiệu là gì, làm thế nào để vẽ bản đồ định vị thương hiệu hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây của Học Viện Vietmec sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là hoạt động nhằm xây dựng, cải thiện vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng dựa trên những giá trị, điểm mạnh, điểm độc đáo riêng. Từ đó cho thấy những ưu điểm khác biệt cho sản phẩm – dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường.
Tham khảo: Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Ví Dụ Và Vai Trò Cụ Thể
Bản đồ định vị thương hiệu được hiểu đơn giản là một hệ trục tọa độ có khả năng thể hiện được giá trị của từng thuộc tính khác nhau. Dựa theo bản đồ định vị, các nhà nghiên cứu, các tổ chức doanh nghiệp có thể xác định được vị trí sản phẩm doanh nghiệp cũng như vị trí của đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra những so sánh và có hướng điều chỉnh, hướng đi sao cho phù hợp.
Được biết, một sơ đồ định vị thương hiệu sẽ được doanh nghiệp thiết lập dựa theo trục giá cả và trục chất lượng. Bên cạnh đó còn có các thuộc tính cụ thể hóa để tạo ra sự rõ ràng khi so sánh với các đối thủ.
Vai trò của bản đồ định vị thương hiệu
Kinh tế ngày càng phát triển, sự giao thoa, kinh doanh, buôn bán trong nước và nước ngoài ngày càng đẩy mạnh. Hàng hóa hay các thương hiệu trở nên ngày càng đa dạng, tuy nhiên không nhiều thương hiệu tạo ra được sự khác biệt. Điều này cũng khiến người tiêu dùng cảm thấy khó khăn trong việc phân biệt, nhận diện các nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, bộ phận marketing cũng gặp không ít khó khăn khi không biết làm cách nào để làm nổi bật được sản phẩm, thương hiệu của mình. Vì thế, các thương hiệu đang đầu tư bài bản hơn vào việc xây dựng định vị thương hiệu. Từ đó tạo ra một vị trí xác định cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như trong tương quan với những đối thủ cạnh tranh.
Định vị thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, có liên quan hoặc tách rời với những lợi ích lý tính mà sản phẩm mang tới cho người dùng. Do đó, việc xây dựng bản đồ định vị thương hiệu sẽ phần nào giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định vị được vị trí của mình và đối thủ. Thậm chí là giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu của mình và đưa ra những chiến lược cạnh tranh tốt nhất.
Nội dung của bản đồ định vị thương hiệu
Bản đồ định vị thương hiệu cần đảm bảo những tiêu chí nội dung sau đây:
- Tiêu chí về chất lượng: Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu của bất cứ loại hình sản phẩm dịch vụ nào. Bởi dịch vụ chất lượng sẽ quyết định đến nhiều yếu tố khác như mức độ uy tín của doanh nghiệp, trải nghiệm của khách hàng,… Do đó, để định vị theo tiêu chí này, doanh nghiệp phải nghiêm túc trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiêu chí về giá cả: Là tiêu chí thường sử dụng trong sơ đồ định vị thương hiệu. Bởi ngoài chất lượng, giá cả cũng được doanh nghiệp cạnh tranh nhau rất gắt gao. Giá cả phải đáp ứng được với kỳ vọng của khách hàng, đồng thời không được quá thấp hay quá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Tiêu chí theo tính năng: Để giúp doanh nghiệp xem xét tính năng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh đã tốt nhất hay chưa.
- Tiêu chí về giá trị: Mục đích là để doanh nghiệp biết sản phẩm đó có mang lại giá trị cho người dùng hay không, giá trị đó là gì, có thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng không.
- Tiêu chí về nhu cầu của khách hàng: Sau khi xác định được các tiêu chí trên, doanh nghiệp cần tiến hành thu thập dữ liệu từ khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau để thể hiện trên sơ đồ về khả năng doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Định vị theo vấn đề giải pháp: Thông thường, định vị theo vấn đề giải pháp sẽ được áp dụng cho những sản phẩm trong ngành dược. Các phương thuốc sẽ giúp người bệnh cải thiện được vấn đề gì, bằng cách nào? Đây cũng là tiêu chí định vị cho các startup khi đưa ra được các giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ.
Để hiểu hơn về định vị theo vấn đề giải pháp, nhất là với những đơn vị đang làm trong ngành dược, y tế, các bạn có thể tham khảo các khóa học tại Học Viện Vietmec. Chẳng hạn như: Khóa học “Hệ thống kiến thức y khoa cho sinh viên trước khi đi làm”, khóa học “Đóng gói kiến thức y khoa”, “Đào tạo quản lý phòng khám” hay “Xây dựng nhân hiệu bác sĩ”,…
Hướng dẫn cách lập sơ đồ định vị thương hiệu
Việc thiết lập sơ đồ định vị thương hiệu không dễ nhưng cũng không quá khó. Để biết cách vẽ bản đồ định vị thương hiệu mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, các bạn cần thực hiện theo những bước sau:
Xác định khách hàng mục tiêu
Đầu tiên, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu – người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp trong tương lai. Khách hàng mục tiêu có thể là một cá nhân, một nhóm hoặc một phân khúc mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Để có thể xác định được chính xác các đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Đối tượng nào sẽ mua – sử dụng sản phẩm của bạn?
- Khách hàng mong muốn tìm kiếm được gì ở sản phẩm mà bạn đang có?
- Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn mà không phải của đối thủ?
- Vị trí, tầng lớp chính xác của đối tượng khách hàng mục tiêu?
- Khi nào khách hàng sẽ mua sản phẩm?
Chọn trục giá trị
Mục đích chính của việc tạo ra bản đồ định vị thương hiệu là xây dựng được hệ trục tọa độ có khả năng thể hiện được sự khác biệt về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh được sản phẩm với đối thủ cạnh tranh cũng như xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường.
Trong đó, chất lượng và giá cả là những yếu tố thường được các chuyên gia sử dụng để xây dựng bản đồ. Phỏng theo 2 yếu tố này, doanh nghiệp sẽ đưa ra định hướng và cách triển khai chiến lược định vị thương hiệu một cách cụ thể, rõ ràng nhất.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Ở mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những doanh nghiệp đối thủ khác nhau tùy theo sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang hướng tới. Lúc này, bạn cần tạo ra nét độc đáo, riêng biệt để định vị thương hiệu của mình so với những doanh nghiệp còn lại.
Xem thêm: Chiến Lược Khác Biệt Hóa Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Cụ Thể
Do đó, trước khi chọn hướng đi, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tìm hiểu về cảm nhận của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của bạn và đối thủ. Thông qua phân tích, bạn sẽ dễ dàng biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu cầu khách hàng mong muốn là gì để đưa ra phương án cải thiện sản phẩm tốt nhất.
Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm
Quyết định mua hàng của người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thuộc tính của sản phẩm để đảm bảo quá trình xây dựng bản đồ định vị thương hiệu được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả.
Muốn nghiên cứu, phân tích thuộc tính của sản phẩm tốt, các bạn cần áp dụng theo 2 cách sau:
- Trước hết cần phân tích cấu tạo, công dụng để biết thành phần nguyên liệu, công nghệ sản xuất, mức độ hiệu quả của thuộc tính.
- Dịch vụ thương mại cần xác định là chính sách khuyến mãi, cơ thể bảo hành cũng như cách hình thức thanh toán.
Các doanh nghiệp khi dựa theo bảng phân tích thuộc tính nêu trên sẽ lập được bản đồ định vị thương hiệu chính xác, hiệu quả.
Quyết định phương án định vị thương hiệu
Trước khi quyết định phương án định vị thương hiệu, bạn cần xem xét kỹ lưỡng giữa nhu cầu dự kiến của thị trường và mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bước đi này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược thống trị giá cả trên thị trường, hướng tới các phân khúc có chứa các đối tượng khách hàng tiềm năng cao.
Nhìn chung, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng bản đồ định vị thương hiệu là điều cần thiết. Ngoài việc giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh, có cải thiện thương hiệu phù hợp, chúng còn giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và dễ nhận diện hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tham khảo thêm:
- Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Là Gì Và Ví Dụ Cụ Thể?
- 8 Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Đạt Hiệu Quả Tối Đa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!