Chiến Lược Khác Biệt Hóa Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Cụ Thể

Việc tái cơ cấu theo thời gian và sử dụng các chiến lược khác nhau để gia tăng lợi nhuận đang là biện pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Song để có thể nâng cao doanh thu mà không phải chịu rủi ro lớn, có không ít doanh nghiệp đã chọn thực hiện chiến lược khác biệt hóa. Vậy khác biệt hóa trong marketing – bán hàng là gì, cách tạo ra chiến lược và tầm quan trọng của chiến lược ra sao sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Để kinh doanh thành công, các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mỗi chiến lược cụ thể lại có những đặc điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần nắm rõ để có phương pháp triển khai tối ưu và thu về kết quả tốt. 

Được biết, các chiến lược khác biệt hóa thường được doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong các hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Khái niệm

Chiến lược khác biệt hóa hay còn gọi là Differentiation Strategy, là một chiến lược tổng quát được thực hiện với mục đích định hướng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing dài hạn. Từ đó giúp thương hiệu trở nên nổi bật nhất trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.  

Xem ngay: Chiến Lược Xúc Tiến Là Gì? Top 6 Chiến Lược Đỉnh Cao

Chiến lược khác biệt hóa hay còn gọi là Differentiation Strategy
Chiến lược khác biệt hóa hay còn gọi là Differentiation Strategy

Chiến lược này cần tạo được sự độc đáo nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố thiết thực trong cuộc sống. Khác biệt đó giúp khách hàng dễ dàng phân biệt giữa sản phẩm – dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác. Đồng thời giúp sản phẩm – dịch vụ của bạn luôn nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn khi khách hàng có nhu cầu. Chính vì thế, chúng thường được doanh nghiệp lựa chọn khi tìm kiếm lợi thế trong kinh doanh để hướng tới lợi ích phát triển lâu dài và bền vững. 

Lịch sử hình thành

Chiến lược khác biệt hóa là một trong 3 chiến lược tổng quát (chiến lược tập trung, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí tối ưu) được Giáo sư Michael Porter xây dựng và được xuất bản trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh”. 

Cho những độc giả chưa biết, Michael Porter là một trong những vị giáo sư uyên bác và cực kỳ xuất chúng của trường Đại học Harvard. Ngoài “Lợi thế cạnh tranh”, ông còn có nhiều cuốn sách nổi tiếng khác như “Chiến lược cạnh tranh” – Competitive strategy, “Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Competitive advantage of nations hay “Lợi thế cạnh tranh” – Ompetitive advantage,… 

Nếu các doanh nghiệp áp dụng cùng lúc hai hoặc nhiều chiến lược phổ quát cùng nhau sẽ dẫn tới chiến lược khác biệt hóa theo 2 cách ứng dụng như sau:

  • Chiến lược khác biệt hóa phổ quát: Khi một doanh nghiệp – cửa hàng có thể thực hiện chiến lược khác biệt hóa phổ quát có nghĩa là họ đang hướng đến mục tiêu phát triển thương hiệu độc quyền và duy nhất. Tuy nhiên doanh nghiệp – cửa hàng này không bó hẹp tập khách hàng mà họ muốn tiếp cận tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 
  • Chiến lược khác biệt hóa hẹp: Ngược lại, một chiến lược khác biệt hóa hẹp – tập trung sẽ chia thị trường thành từng phân khúc nhỏ hay còn gọi là thị trường ngách. Các doanh nghiệp – cửa hàng lúc này sẽ tìm thấy thị trường không có cạnh tranh hoặc ít cạnh tranh để dồn toàn bộ nguồn lực chiếm lấy thị trường này. 
Giáo sư Michael Porter
Giáo sư Michael Porter

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

Khác biệt hóa là một trong những chiến lược quan trọng để tạo ra cạnh tranh có lợi cho doanh nghiệp. Lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi thực hiện tốt chiến lược khác biệt hóa đó là: 

Trở nên khác biệt

Thị trường trở nên khốc liệt hơn khi có sự xuất hiện của nhiều công ty, doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Đây là một dấu hiệu đáng mừng với kinh thế thị trường nhưng cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi nếu không tạo được lợi thế cạnh tranh, công ty của bạn sẽ dễ bị đào thải. 

Thông qua chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp sẽ tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ để thu hút tập khách hàng tiềm năng lớn. Thậm chí, khác biệt hóa còn giúp doanh nghiệp tạo ra sự khan hiếm về nhu cầu sản phẩm – dịch vụ, hạn chế sự “đe dọa” thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh, tạo ra được nhiều nguồn thu.   

Lượng khách hàng trung thành lớn

Khi kinh tế càng phát triển, thay vì mua những món đồ đại tràng, khách hàng thích sở hữu những sản phẩm – dịch vụ mang tính độc quyền hoặc ra với số lượng ít. Khi áp dụng chiến lược này, người tiêu dùng sẽ có ít lựa chọn hơn nên họ sẽ không dễ dàng chấp nhận một nhãn hàng khác nếu chúng không đủ thuyết phục. 

Vậy nên, các công ty – doanh nghiệp nên tạo ra những sản phẩm – dịch vụ chất lượng, mang giá trị cao để không chỉ có được lợi thế cạnh tranh mà còn thu hút người mua. Khiến họ trở thành khách hàng trung thành, từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả hơn. 

Ưu – nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Trên cứ một chiến lược nào cũng sẽ có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Tương tự, chiến lược khác biệt hóa cũng có những điểm nổi bật và một số hạn chế như sau:

Ưu điểm

Những ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa có thể kể đến như:

  • Tạo được lòng trung thành giữa khách hàng và thương hiệu để khách hàng không quan tâm hoặc bỏ qua yếu tố về giá. 
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng định giá sản phẩm cao. 
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ suất lợi nhuận (ROS) nhất là khi áp dụng cùng một chiến lược tối ưu chi phí khác. 
  • Tạo ra rào cản gia nhập trong ngành với các đối thủ cạnh tranh từ chính lòng trung thành của khách hàng cũng như nguồn lực đầu tư. 
  • Sản phẩm – dịch vụ có thể dễ dàng bán ra nếu không có sự lựa chọn hoặc thay thế. 

Tham khảo thêm: Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến nhất và ví dụ cụ thể

Giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ suất lợi nhuận

Nhược điểm

Song chiến lược này cũng còn một số hạn chế như sau:

  • Ngân sách đầu tư lớn. 
  • Khi thực hiện cần huy động nguồn lực lớn, yêu cầu đội ngũ marketing phải có tư duy sáng tạo, đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá hơn. 
  • Nhận thức và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian. 
  • Dễ gặp rủi ro từ phía khách hàng ngay cả khi thương hiệu đã sở hữu những sản phẩm mang tính đột phá và khác biệt. 
  • Sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp có thể bị bắt chước từ những đối thủ cạnh tranh. 

Các chiến lược khác biệt hóa phổ biến

Tạo ra sự khác biệt hóa trong hoạt động bán hàng, marketing giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Nhưng việc lạm dụng quá nhiều điểm khác biệt sẽ làm mất đi tiêu chuẩn của sản phẩm – dịch vụ và khiến một số khách hàng rời bỏ bạn. Chính vì thế, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một vài chiến lược tạo sự khác biệt cơ bản trong bán hàng, marketing. Dưới đây là một số chiến lược khác biệt hóa phổ biến mà người làm marketing có thể tham khảo: 

Khác biệt hóa dịch vụ

Chất lượng dịch vụ sẽ được khách hàng nhận biết, đánh giá thông qua việc sử dụng, trải nghiệm. Vậy nên, ngoài việc đảm bảo độ tin cậy, tính hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới cách chăm sóc khách hàng và thái độ phục vụ. Nếu có thể hãy ưu tiên dịch vụ giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, tư vấn, sửa chữa miễn phí có thời hạn,…

Khác biệt hóa sản phẩm

Sản phẩm chính là sự khác biệt hóa được nhận biết rõ ràng nhất khi mang ra so sánh. Lúc này doanh nghiệp có thể tập trung vào các yếu tố phản ánh sản phẩm của mình như công dụng, chất lượng, độ tin cậy, tuổi thọ, khả năng sửa chữa, thay thế, dịch vụ bảo hành,…

Khác biệt hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh
Khác biệt hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh

Tốt nhất bạn nên đưa ra những thông tin hướng đến việc đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên phải có sự khác biệt rõ ràng với sản phẩm cùng chức năng – công dụng từ những đối thủ cạnh tranh. Có như vậy, sản phẩm – dịch vụ của bạn mới dễ dàng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. 

Khác biệt hóa hình ảnh

Hình ảnh ở đây chính là yếu tố phản ánh thương hiệu, giá trị của doanh nghiệp dựa theo đánh giá của khách hàng hoặc các chủ thể liên quan trên thị trường. Hình ảnh được xây dựng tốt sẽ mang đến sự tin tưởng, cảm nhận tốt về chất lượng dịch vụ – sản phẩm mà doanh nghiệp có. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần lưu ý đến các đặc điểm nhận dạng thương hiệu như logo, nhãn mác, tên gọi, không khí cửa hàng – văn phòng,… 

Khác biệt hóa nhân sự

Mỗi cá nhân trong công ty đều là bộ mặt phản ánh thương hiệu nội bộ và là người thực hiện các công việc cụ thể trong quá trình triển khai chiến lược. Xây dựng đội ngũ nhân sự không chỉ đảm bảo chất lượng công việc mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp của công ty. 

Để tạo ra đội ngũ nhân sự có sự khác biệt hóa, công ty cần có những khóa đào tạo, huấn luyện nhân viên để giúp họ có những kỹ năng – kiến thức bổ ích và tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Khi nhân viên có đủ kiến thức, kỹ năng, có sự nhã nhặt, nhiệt tình, giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, thoải mái khi trải nghiệm sản phẩm – dịch vụ. 

7 cách thức triển khai chiến lược khác biệt hóa

Tùy theo mức độ sáng tạo của đội ngũ làm marketer, mỗi ngày trên thế giới đều có hàng nghìn chiến lược được tạo ra. Tuy nhiên khi tựu chung lại, chúng vẫn được xây dựng dựa theo 7 cách thức triển khai cơ bản như sau: 

  • Đáp ứng một nhu cầu chưa được thực hiện: Đây là một trong những cách thức tuyệt vời để tạo ra lợi thế cạnh tranh và giành được thị phần từ những đối thủ khác. Tuy nhiên, để đáp ứng một nhu cầu chưa được khám phá hay thực hiện là một thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp – cửa hàng phải có sự sáng tạo và đổi mới. 
  • Cung cấp một dịch vụ chưa từng có: Tương tự như cách trên, việc cung cấp một dịch vụ chưa từng có chính là các thức khác biệt hóa hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc lớn về tính sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực sự nhạy bén về thị trường, thấu hiểu khách hàng, thấy được những cơ hội mới, có suy nghĩ khác biệt so với các đối thủ. Ví dụ nổi bật nhất là Apple khi thành công đáp ứng nhu cầu khách hàng về một chiếc điện thoại thông minh với thiết kế đẹp cùng nhiều tính năng hữu ích, mang tới trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. 

Tham khảo ngay: 15 Chiến Lược Bán Hàng Gia Tăng Doanh Số Hiệu Quả Nhất

Cung cấp một dịch vụ chưa từng có
Cung cấp một dịch vụ chưa từng có
  • Khác biệt hóa về vị thế: Chiến lược này được thực hiện dựa theo việc lựa chọn một vị thế cụ thể trên thị trường để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Khác biệt hóa về vị thế thường được áp dụng cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. 
  • Công nghệ khác biệt: Là chiến lược dựa trên việc sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm – dịch vụ độc đáo, khác biệt so với thị trường. Đây cũng là chiến lược có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành công nghệ cao, cần sự đổi mới và sáng tạo nhiều. 
  • Giải quyết nhu cầu của nhiều khách hàng cùng lúc: Việc cùng lúc có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và thị phần hiệu quả. Điển hình như Amazon đã thành công trong việc cung cấp nền tảng thương mại điện tử có thể kết hợp với sản phẩm – dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện. 
  • Chứng minh độ tin cậy của sản phẩm: Chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm có độ tin cậy cao, đã được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể. Ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ, doanh nghiệp còn phải cam đoan về dịch vụ bảo hành cũng như sửa chữa. Theo đó, chiến lược yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư vào nghiên cứu – phát triển sản phẩm, đào tạo nhân viên về dịch vụ bảo hành, sửa chữa. Ví dụ điển hình nhất ở mô hình chiến lược này phải nhắc đến hãng xe Toyota khi thành công chứng minh được độ tin cậy của các dòng xe bằng việc cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa tốt. Cụ thể là bảo hành xe trong vòng 3 năm hoặc 36.000 dặm đầu tiên.
  • Tạo ra các bộ phận dễ dàng thay thế: Ở chiến lược này, doanh nghiệp cần cung cấp những bộ phận – thiết bị ngoại vi – phụ kiện có thể dễ dàng thay thế. Điều này sẽ giúp khách hàng của bạn tiết kiệm chi phí cũng như thời gian sửa chữa. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để giúp khách hàng quyết định có nên chọn sản phẩm của bạn hay không. Minh chứng cho trường hợp này chính hãng sư thành công của Dell khi tạo ra những bộ phận dễ dàng thay thế ở những dòng máy tính xách tay thông qua việc sử dụng những công nghệ mới và cung cấp hướng dẫn sử dụng cụ thể. 

Cách xây dựng chiến lược khác biệt hóa

Sau khi đã nắm được chiến lược khác biệt là gì cũng như những ưu – nhược điểm của nó, các bạn cũng cần biết cách xây dựng chiến lược này. Theo đó, để xây dựng được chiến lược khác biệt hóa hoàn chỉnh, mọi người cần làm đủ những bước sau:

  • Xác định ý tưởng: Trước khi tiến hành thực hiện chiến lược, các marketer cần biết đâu là điều quan trọng với doanh nghiệp của bạn, đâu là lĩnh vực mà doanh nghiệp đã thành công. Việc xác định được điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu một cách tổng thể hoặc từ sản phẩm – dịch vụ hiện đang cung cấp cho thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng khác biệt và thiết thực hơn. 
  • Nghiên cứu đối tượng mục tiêu: Trên thực tế, việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp biết mong muốn – nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng là gì. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể sắp xếp các hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng phù hợp với nhu cầu đó. Bên cạnh đó, những thông tin mà bạn thu thập được cũng tạo tiền đề cho các bạn đưa ra được yếu tố khác biệt cũng như xây dựng ý tưởng chính xác về những gì khách hàng đang tìm kiếm ở 1 sản phẩm – dịch vụ. 
Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
  • Phát triển sự khác biệt: Thông thường phạm vi khác biệt ban đầu đều rất rộng. Lúc này, các marketer cần vạch ra những yếu tố khác biệt đặc trưng, sau đó phân tích từng yếu tố và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Bước làm này cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ giúp các marketer tìm thấy những điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp hoặc cho chính sản phẩm – dịch vụ cụ thể. 
  • Thiết lập câu chuyện: Tạo ra câu chuyện thương hiệu sẽ hỗ trợ tốt cho chiến lược khác biệt hóa vì đối thủ cạnh tranh của bạn có thể sẽ không có câu chuyện giống vậy. Để thực hiện, doanh nghiệp cần dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của doanh nghiệp mình nhằm tạo ra một câu chuyện mang tính tổng thể về những yếu tố khiến bạn trở nên khác biệt. Trong câu chuyện nên biến đối tượng mục tiêu của bạn trở thành khách hàng thực sự. 
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Chiến lược khác biệt hóa thường được xây dựng cùng hình ảnh thương hiệu. Chiến lược khác biệt của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu sở hữu một hình ảnh thương hiệu mạnh. Lúc này, doanh nghiệp – cửa hàng của bạn sẽ có được một lượng lớn khách hàng trung thành. Họ sẵn sàng trả giá cao để có thể mua và sử dụng sản phẩm – dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Ngược lại, chiến lược tốt sẽ tạo ra sự khác biệt giữa bạn với đối thủ cạnh tranh và giúp giá trị – hình ảnh thương hiệu được nâng cao. 

Ví dụ về chiến lược khác biệt hóa của Apple

Nếu phải tìm một ví dụ về chiến lược khác biệt hóa nổi bật nhất, chúng ta không thể không đề cập đến thương hiệu điện thoại Apple. Thậm chí, nó còn trở thành nỗi ám ảnh với cố sáng lập Steve Jobs khiến ông phải dùng câu tagline kinh điển “think different” cho Apple. 

Điều làm nên tên tuổi của Apple chính là nhờ sự sáng tạo và khác biệt trong từng sản phẩm, không chỉ riêng Iphone mà cả Ipod, Ipad hay Macintosh. Có thể nói, kể từ khi thành lập Apple đã thành công trong việc tạo dựng sự khác biệt hoàn toàn so với thị trường thông qua khung chiến lược sau:

  • Hệ điều hành: Khác với nhiều công ty công nghệ thời đó, Apple đã tự thiết kế một hệ điều hành riêng của họ. Hệ điều hành độc đáo này đã trở thành một hệ sinh thái công nghệ, khiến mọi khách hàng một khi đã trải nghiệm sẽ rất khó để thoát ra hoặc quay qua sử dụng hệ điều hành khác. Không dừng lại ở đó, Apple còn nâng cấp trải nghiệm người dùng trên các thiết bị ở một tầm cao mới với những hệ điều hành đa dạng như macOS, iOS, iPadOS, watchOS hay tvOS.

Đọc ngay: 10 Lời Khuyên Hữu Ích Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn

Apple đã tự thiết kế một hệ điều hành riêng của họ
Apple đã tự thiết kế một hệ điều hành riêng của họ
  • Thiết kế sản phẩm: Apple luôn theo đuổi sự tinh tế và lối thiết kế đơn giản trên từng sản phẩm của mình. Bước chuyển mình thành công nhất của Apple chính là việc bỏ phím bấm vật lý trên Iphone và nhiều thiết bị khác thuộc sở hữu của hãng. Điều đó đã làm thay đổi trải nghiệm của người dùng, khiến họ trở nên thích thú và góp phần làm tăng giá trị của thương hiệu. Bên cạnh đó, thiết kế mỏng của các sản phẩm từ Apple cũng là một điều đáng để tuyên tán dương. 
  • Chiến lược giá: Đây là một trong những chiến lược có đóng góp to lớn khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa của Apple. Thay vì để mức giá trung bình với thị trường, Apple đã sử dụng chiến lược định giá rất cao và cao hơn nhiều so với tất cả đối thủ cạnh tranh. Sau đó, họ truyền thông và phát đi thông điệp giá cả đi cùng với chất lượng. Không nằm ngoài sự kỳ vọng, chiến lược này đã giúp Apple đạt tỷ suất lợi nhuận cao số 1 khi chỉ có 13% thi phần nhưng chiếm tới 45% doanh thu, 75% lợi nhuận ngành smartphone ở quý 2 – 2021. 

Từ đó có thể nhận định rằng, chiến lược khác biệt hóa chính là chìa khóa giúp các thương hiệu đang mong muốn – khát khao đổi mới, khẳng định mình có một cú chuyển mình thực sự. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp – cửa hàng tôn trọng sự sáng tạo, dám đương đầu với thử thách. Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp thành công với chiến lược khác biệt hóa, tiếp tục ứng dụng tối ưu sẽ gặt hái được những thành thành tựu to lớn. 

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc cần học thêm về các khóa học khác nhằm nâng cao khả năng quản lý thì có thể tham khảo thêm khóa học tại Học Viện Vietmec. Hiện nay, Học viện đang cung cấp những khóa học chuyên nghiệp như:

  • Đào tạo Giám đốc điều hành Phòng khám.
  • Đào tạo quản lý phòng khám.
  • Đào tạo kỹ thuật viên Spa.
  • Xây dựng nhân hiệu bác sĩ.
  • Đào tạo Kỹ thuật viên Spa chuyên sâu.
  • Xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh.
  • Thực hành điều trị không dùng thuốc.
  • Đóng gói kiến thức y khoa.
  • Hệ thống kiến thức y khoa cho sinh viên trước khi đi làm.
  • Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự ngành y.
  • Giải pháp cho doanh nghiệp. 

Tùy theo nhu cầu cũng như mục đích thực hiện các chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp, cá nhân có thể đăng ký tham gia các khoa học theo nhu cầu. 

Trong giai đoạn thị trường kinh tế đang bão hòa, mọi doanh nghiệp nếu không chịu thay đổi và làm mới mình sẽ bị bỏ lại phía sau. Thay vì chỉ ngồi yên tận hưởng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu, doanh nghiệp nên chủ động xây dựng – triển khai các chiến lược khác biệt hóa để gia tăng doanh số, thị phần và có được chỗ đứng vững chắc trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Để tìm hiểu thêm về các nội dung tương tự, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên trang Học Viện Vietmec. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng