6 Vai Trò Của Người Lãnh Đạo Quản Lý Trong Doanh Nghiệp

Để được công nhận là lãnh đạo xuất sắc, bạn cần có quyền lực và cả tầm ảnh hưởng. Việc sở hữu tư duy về vai trò của người lãnh đạo đúng sẽ giúp bạn có được cách thức quản lý, dẫn dắt một tập thể, tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả. Để hiểu hơn về nội dung kiến thức này cũng như biết cách làm sao để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây cùng Học Viện Vietmec. 

Khái quát về lãnh đạo

Trước khi đi tìm hiểu về vai trò của người lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp, chúng ta cần biết được khái niệm về lãnh đạo là gì. Theo đó, lãnh đạo chính là quá trình tác động đến con người để họ cố gắng một cách tự nguyện vì mục tiêu chung của tổ chức. 

Vai trò của người lãnh đạo không phải đứng sau thúc giục nhân viên mà là khích lệ, động viên, định hướng và hỗ trợ cấp dưới đạt được mục tiêu đã đề ra. Người quản lý, nhà lãnh đạo phải hiểu về động cơ của nhân viên, điều gì làm ho thỏa mãn, toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc. Từ đó nâng tầm nhìn, phát triển khả năng của nhân viên để họ đạt tới tiêu chuẩn cao hơn. 

Xem thêm: Tư Duy Lãnh Đạo Là Gì? 12 Tư Duy Của Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc

Lãnh đạo chính là quá trình tác động đến con người
Lãnh đạo chính là quá trình tác động đến con người

Bên cạnh đó, một người lãnh đạo giỏi sẽ mang những đặc điểm sau:

  • Lãnh đạo là người có tầm nhìn xa trông rộng, có hoài bão lớn, họ có thể nhìn thấy những điều mà người khác không nhận ra. Họ cũng là người có thể xác định được mục tiêu tương lai cho tổ chức, biết phải làm gì để tổ chức của mình đi đúng hướng. 
  • Là người truyền hứng, người hướng dẫn, dẫn dắt đội nhóm của mình làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung của tổ chức, công ty. Lãnh đạo giỏi sẽ biết cách dùng người phù hợp để thay họ thực hiện những mục tiêu nhỏ tới những dự án, chiến lược lớn hơn. 
  • Hoạch định chiến lược chính là yếu tố quan trọng tiếp theo mà một người lãnh đạo giỏi không thể thiếu. Vai trò của một người lãnh đạo là biết cách phân bổ nguồn lực hợp lý đưa ra chiến thuật, chiến lược để giải quyết những vấn đề. 
  • Là người có khả năng chiêu mộ, xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng, đào tạo nên những con người giỏi chuyên môn, gắn kết và có tầm nhìn chung tốt. 

Có thể nói, chỉ khi nhà lãnh đạo nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vai trò của mình và có năng lực. Lúc này họ mới có thể đưa ra những quyết định lãnh đạo hiệu quả, mang tầm nhìn chiến lược tốt cũng như có tính khả thi cao. 

6 Vai trò của người lãnh đạo

Bất kỳ vị trí quản lý nào, lãnh đạo cũng chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Mỗi một người lãnh đạo sẽ có triết lý, chiến lược hành động khác nhau nhưng nhà lãnh đạo thực sự luôn phải đảm đương những vai trò nhất định để có thể hoàn thành tốt công việc. Vậy vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là gì?

Dưới đây là danh sách 6 vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức bắt buộc phải có:

  • Người định hướng: Khi một doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sẽ không thể thiếu được sự định hướng của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo bấy giờ chính là người truyền đạt lại mục tiêu của doanh nghiệp để mọi người trong team nắm rõ. Từ đó giúp liên kết mục tiêu của cá nhân với tổ chức để hướng tới mục tiêu chung. Không chỉ vậy, nhà lãnh đạo còn là người đảm bảo công sức, mục tiêu của nhóm gắn với định hướng chung mà doanh nghiệp đã đề ra. 
  • Người huấn luyện: Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý không chỉ có “mệnh lệnh” mà bạn cũng cần học cách động viên, khuyến khích nhân sư cấp dưới của mình. Việc này sẽ giúp nhân viên làm việc với tâm lý thoải mái, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả công việc cũng như giúp họ cố gắng nỗ lực cống hiến cho công ty. 
  • Nhà lãnh đạo phục vụ: Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ đặt mình vào vị trí như những người phục vụ để giúp nhân viên học tập, phát triển. Đồng thời xem cấp dưới của mình như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bản thân ngày một hoàn thiện hơn. 
  • Người làm gương: Một trong những điều có thể đánh giá khả năng lãnh đạo chính là nhìn vào việc họ thể hiện hành vi, cách ứng xử với nhân sự. Bởi nhà lãnh đạo chính là tấm gương cho nhân sự cấp dưới, lãnh đạo có làm đúng thì nhân viên mới tin tưởng, tôn trọng và làm theo. Chẳng hạn một nhà lãnh đạo luôn đúng giờ, tuân thủ kỷ luật thì nhóm của họ cũng sẽ tương tự và ngược lại. 
Vai trò của người lãnh đạo là làm gương cho cấp dưới
Vai trò của người lãnh đạo là làm gương cho cấp dưới
  • Người quản lý tiêu chuẩn và kết quả: Khi trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm về kết quả. Để làm được điều này, lãnh đạo cần duy trì những tiêu chuẩn khắt khe với bản thân và nhân sự cấp dưới của mình một cách hợp lý, linh hoạt. 
  • Người làm chủ thay đổi: Thích nghi và đổi mới là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc, không bị thụt lùi lại phía sau. Vì thế, một nhà lãnh đạo phải là người nhạy bén và làm chủ được những thay đổi. Nhà quản lý, lãnh đạo làm được điều này sẽ giúp đội nhóm, tổ chức của mình làm việc năng suất cũng như thích nghi linh hoạt hơn với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng như hiện nay. 

11 Cách để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc

Không phải cá nhân nào ngay từ đầu cũng có thể trở thành một nhà quản lý tài ba. Bởi đây là một quá trình dài, cần sự rèn rũa, trau dồi không ngừng nghỉ từ thực tế và những kinh nghiệm xương máu. Dưới đây là một vài cách giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc. 

Vai trò của người lãnh đạo là biết kết nối các thành viên

Một nhà văn đã từng nói rằng “muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt, bạn cần có sự dung hòa của các yếu tố như sự khiêm tốn, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, mục đích, tính tích cực và tình yêu thương. Đây là những đặc điểm giúp bạn kết nối thực sự với các thành viên trong nhóm, tổ chức, công ty”.

Việc kết nối các thành viên trong nhóm không phải điều dễ dàng. Để xây dựng được mối liên hệ này, không gì khác ngoài việc bạn cần có cái nhìn sâu sắc về các thành viên thông qua quá trình tìm hiểu về sở thích tính cách, điểm mạnh, điểm yếu ở từng người. 

Giao tiếp cởi mở

Khả năng giao tiếp không chỉ quan trọng với lãnh đạo mà còn có lợi cho nhân viên, nhất là với những người muốn thăng tiến trong công việc. Người lãnh đạo phải biết cách truyền đạt ý tưởng cho nhân viên, công chúng cũng như quản lý cấp trên. 

Do quá trình giao tiếp diễn ra một cách thường xuyên dưới đa dạng hình thức như trao đổi trực tiếp, họp, nói chuyện điện thoại, qua mail,… Tuy nhiên, dù là thực hiện bất kỳ công việc nào (thực hiện chiến lược, truyền đạt thủ tục, kỳ vọng hàng ngày,…) thì giao tiếp tốt vẫn luôn mang lại hiệu quả và tạo được sức ảnh hưởng tích cực. Vậy nên các nhà quản lý, lãnh đạo nên cố gắng cải thiện khả năng giao tiếp của mình. 

Giữ thái độ tích cực

Đây chính là kỹ năng xử lý những tình huống tiêu cực mà nhà lãnh đạo cần có. Để có thể thực hiện được điều này, bạn cần xem xét 3 điều tích cực về một vấn đề trước khi bạn xác định được điều gì khiến bạn không hài lòng. Khi nhìn vào những điều tích cực của 1 vấn đề, bạn sẽ có những phản ứng tích cực hơn. 

Đọc ngay: Top 11 kỹ năng lãnh đạo và quản lý cần có

Người lãnh đạo cần luôn giữ thái độ tích cực
Người lãnh đạo cần luôn giữ thái độ tích cực

Phân công công việc hợp lý chính là vai trò của người lãnh đạo

Khi đã trở thành lãnh đạo, các bạn không thể chơi trò “ngựa hoang trên cánh đồng vắng” mà phải biết ủy quyền công việc cho những thành viên khác. Chúng ta đều có những sở trường và những yếu điểm riêng, không ai có thể giỏi trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, lãnh đạo cần nhận ra khi nào người khác có thể đảm đương một nhiệm vụ hoặc dự án tốt hơn mình hay những nhân viên khác. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nhớ rằng, nhân viên của bạn cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo tương lai. Vậy nên hãy cố gắng trao cho họ những cơ hội nếu bạn nhận thấy họ có thể đảm đương được nhiệm vụ đó. 

Ngoài ra, một vai trò khác của người lãnh đạo là quản lý thời gian hiệu quả. Trong trường hợp bạn đang dành quá nhiều thời gian vào việc giải quyết khiếu nại hoặc phản ứng các vấn đề thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn chưa phân công công việc hiệu quả. Lúc này bạn cần dành thời gian xem xét lại và điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực, vai trò của từng người. 

Chuyển đổi để thích ứng

Lãnh đạo, quản lý là hành trình đầy gian nan và vị trí này yêu cầu mức độ linh hoạt nhất định. Trường hợp kế hoạch không diễn ra theo hướng mong đợi, các bạn nên thay đổi chiến lược nếu cảm thấy cần thiết. Cách làm này sẽ giúp bạn ngừng lãng phí thời gian và nguồn lực vào những thứ không cần thiết hoặc không còn quan trọng. 

Hãy cố gắng học cách thích nghi với môi trường và thay đổi theo thời đại để đuổi kịp với những nhu cầu, thách thức mới mà không bị bỏ lại phía sau. 

Thay vì ra lệnh, hãy chỉ bảo nhân viên

Lãnh đạo còn được hiểu là việc truyền cảm hứng, làm ảnh hưởng và hướng dẫn người khác tham gia vào nỗ lực chung. Theo đó, nhà lãnh đạo giỏi không chỉ ra lệnh cho nhân viên hoặc đưa ra chỉ thị mà không kèm theo lời giải thích, hướng dẫn cụ thể. 

Để nhân viên có thể hiểu và làm tốt, các bạn cần sử dụng kỹ năng giao tiếp nhằm truyền đạt và tạo động lực để giúp nhân viên thuận lợi hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cần tạo ra không khí làm việc năng động để giúp nhân viên có thể thoải mái đóng góp ý kiến. Có vậy, nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra phản hồi kịp thời, cụ thể để nâng cao hiệu suất công việc, đáp ứng được nhu cầu đào tạo, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho cấp dưới.  

Tham khảo: Một số kỹ năng lãnh đạo bản thân hiệu quả

Thay vì ra lệnh, hãy chỉ bảo nhân viên
Thay vì ra lệnh, hãy chỉ bảo nhân viên

Đặt ra mục tiêu, kỳ vọng cho nhân viên

Để có thể trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách đặt ra mục tiêu cho nhóm và từng nhân viên một cách rõ ràng. Khi thiết lập mục tiêu, lãnh đạo nên khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi, phản bác hoặc trả lời nó. Từ đó làm tăng khả năng tương tác giữa bạn và nhân viên, giúp họ tự tin đóng góp sức lực và có trách nhiệm hơn với các kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp. 

Vai trò của người lãnh đạo: Huấn luyện

Hãy cố gắng tạo cơ hội cho nhân viên “tỏa sáng” bằng cách huấn luyện họ. Như chúng ta đã biết, một phần vai trò của người lãnh đạo, quản lý là huấn luyện nhân viên phát triển trong vai trò của họ. 

Thêm vào đó, nhà lãnh đạo cần đưa ra phản hồi, cả phần tích cực khi họ làm được điều gì tốt và những góp ý mang tính xây dựng khi nhận thấy các khuyết điểm hoặc sai lầm của nhân viên. Lưu ý, nhà lãnh đạo không nhất thiết phải nói quá nhiều, tốt hơn hết mọi người có thể đặt ra những câu hỏi và lắng nghe, quan sát để đưa ra những lời nhận xét, hướng dẫn tốt nhất. 

Cởi mở đón nhận ý tưởng mới

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe và biết đón nhận những ý tưởng mới. Không phải tất cả các ý tưởng đưa ra đều có thể thành công hoặc mang tính khả thi, tuy nhiên hãy nhớ rằng “thất bại là một phần của quá trình đổi mới’. Để có thể đưa doanh nghiệp tiến xa hơn, lớn mạnh hơn thì sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi và chính người lãnh đạo sẽ là đối tượng dẫn dắt những thay đổi này. 

Xây dựng quan hệ

Xây dựng quan hệ là một trong những khía cạnh rất quan trọng không chỉ trong đời sống mà còn có ý nghĩa to lớn với những người quản lý, lãnh đạo công ty. Dù ở vị trí, chức năng nào đi chăng nữa, vai trò của người lãnh đạo là không ngừng quảng bá công ty cùng các giá trị đi kèm. 

Ý nghĩa của xây dựng quan hệ ngoài hướng tới sự phát triển của công ty mà còn là hành trình phát triển của chính bản thân người lãnh đạo. Theo đó, để có thể xây dựng mối quan hệ tốt trong giới, nhà lãnh đạo nên:

  • Tích cực tham gia các sự kiện trong ngành,. 
  • Tìm kiếm cơ hội học tập, cải thiện kỹ năng của bản thân. 
  • Tham gia vào các sự kiện, hoạt động của công ty ngay cả khi đó là điều không cần thiết với bạn. Bởi có thể có những thành viên đang mong chờ sự xuất hiện của bạn trong buổi họp mặt hàng tuần nên việc bạn vắng mặt sẽ làm giảm sự gắn kết và tạo ấn tượng xấu với nhân viên. 
  • Nên tham gia hội nghị, hội thảo, các khóa học phát triển chuyên môn. Ngoài xây dựng kỹ năng, trau dồi kiến thức, các sự kiện này còn giúp mở rộng mạng lưới chuyên môn thông qua việc gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác trong giới. 
Nhà lãnh đạo cần xây dựng mối quan hệ cho mình
Nhà lãnh đạo cần xây dựng mối quan hệ cho mình

Hiện tại, bên Học Viện Vietmec cũng đang triển khai nhiều khóa học chuyên sâu, bổ ích về các chủ đề như sau:

  • Đào tạo Kỹ thuật viên Spa chuyên sâu.
  • Xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh.
  • Hệ thống kiến thức y khoa cho sinh viên trước khi đi làm.
  • Thực hành điều trị không dùng thuốc.
  • Đóng gói kiến thức y khoa.
  • Đào tạo Giám đốc điều hành Phòng khám.
  • Đào tạo quản lý phòng khám.
  • Đào tạo kỹ thuật viên Spa.
  • Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự ngành y.
  • Xây dựng nhân hiệu bác sĩ.

Trong trường hợp các bạn đang có nhu cầu theo học có thể tham khảo thêm trên chuyên mục Khóa học của trang Học viện Vietmec để biết thêm thông tin chi tiết. 

Vừa rồi là những chia sẻ về vai trò của nhà lãnh đạo cũng như cách trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, mỗi người phải thể hiện những vai trò cụ thể trong cách tiếp cận công việc và hướng dẫn người khác. Có rất nhiều cách để trở thành người lãnh đạo mà mọi người đều thán phục, tuy nhiên con đường để đạt được điều này không đơn giản. 

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng