Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý Bản Thân Là Gì? Lợi Ích, Cách Rèn Luyện
Khi nói về kỹ năng quản lý hay kỹ năng lãnh đạo, chúng ta thường nghĩ về việc dẫn dắt, lãnh đạo người khác. Tuy nhiên trên thực tế kỹ năng này còn được áp dụng cho chính bản thân. Vậy kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì, lợi ích của việc quản lý bản thân và yếu tố cốt lõi nào giúp lãnh đạo bản thân thành công? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Học Viện Vietmec để được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.
Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì?
Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì? Được biết, lãnh đạo bản thân là có nhận thức đúng đắn về việc mình là ai, mình có thể làm gì, sẽ đi đâu,… Cùng với những ảnh hưởng từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành vi, kỹ năng quản lý cảm xúc để hướng tới mục tiêu mà mình mong muốn.
Lãnh đạo bản thân chính là cách bạn tự quan sát, tự quản lý chính mình để tác động tích cực tới mọi mặt đời sống, sức khỏe, nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ xung quanh. Những người biết cách lãnh đạo bản thân sẽ tự thúc đẩy chính mình thực hiện những hành động có ý nghĩa để trở nên tuyệt vời hơn.
Tham khảo: Kỹ Năng Lãnh Đạo Là Gì? Top 11 Kỹ Năng Nhất Định Phải Có
Lúc này, họ sẽ liên tục phát triển, tự nhận thức và tự tin vào khả năng của bản thân. Phần lớn những người biết cách tự lãnh đạo – quản lý bản thân thường làm nghề tài chính hoặc kinh doanh,…
Lợi ích của kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân
Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân rất quan trọng, bởi nó giúp các cá nhân có thể hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp – cuộc sống, trở thành một người ưu tú, thành đạt. Xét trong môi trường kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo bản thân sẽ mang lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh đó, nó còn cho phép nhà lãnh đạo gây ảnh hưởng tới những người xung quanh để tạo động lực, sức mạnh hướng tới mục tiêu chung.
Theo đó, những lợi ích mà kỹ năng lãnh đạo bản thân có thể mang đến là:
- Giúp làm việc hiệu quả, năng suất hơn: Phần lớn các nhà tuyển dụng hiện nay đều tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Bởi nhờ kỹ năng này, họ có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành mục tiêu do năng suất làm việc tăng. Những nhân viên có kỹ năng tự lãnh đạo bản thân mạnh mẽ chắc chắn sẽ quản lý thời gian tốt và biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý.
- Có động lực, trách nhiệm trong công việc: Lợi ích lớn nhất của kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là duy trì động lực, chịu trách nhiệm với hành động của mình. Khi có được động lực, bạn sẽ dễ dàng vượt qua các thử thách, giúp bản thân khám phá ra nhiều điều mới mẻ. Tương tự, việc chịu trách nhiệm về hành động sẽ giúp mọi người trở nên trung thực, tạo cơ hội để họ học hỏi cũng như phát triển thêm các kỹ năng mới.
- Truyền cảm hứng cho người khác: Ở vị trí lãnh đạo, điều quan trọng nhất là người đó phải có khả năng lập kế hoạch, biết ưu tiên nhiệm vụ nào trước. Đồng thời luôn tận tâm hoàn thành công việc của mình, từ đó truyền cảm hứng tích cực đến những người đồng nghiệp.
- Hình thành mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp: Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân tốt còn giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp. Bạn sẽ được nhìn nhận, tôn trọng nhờ những cống hiến cho công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng sẽ tin cậy để giao cho bạn nhiều nhiệm vụ – dự án quan trọng hơn.
Bên cạnh đó, lãnh đạo bản thân xuất sắc còn giúp bạn gặt hái được những điều sau:
- Cải thiện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, cách xử lý tình huống.
- Xây dựng tính kỷ luật, sự tự tin cũng như tự tạo được ánh hào quang cho riêng mình.
- Nâng cao tinh thần tự giác và có ý thức quan tâm tới mọi người xung quanh.
- Công tư phân minh trong công việc và cân bằng được cuộc sống.
- Nhận thức được giá trị mà mình muốn nhằm tạo ra và hoàn thành được nhiều mục tiêu hơn trong tương lai.
Mô hình lãnh đạo bản thân phổ biến
Sau khi giải đáp xong vấn đề kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì, nhiều người còn thắc mắc về việc xây dựng mô hình lãnh đạo cụ thể cho bản thân. Theo đó, mô hình lãnh đạo bản thân thường được hình thành theo 3 hướng sau:
Mô hình tự kiểm soát (Carver & Scheier, 1981)
Tự kiểm soát chính là tự quản lý, điều chỉnh bản thân khi lặp đi lặp lại một hoạt động cụ thể để xác định trạng thái mong muốn cuối cùng. Những đối tượng có khả năng tự kiểm soát sẽ biết cách dung hòa giữa trạng thái hiện tại với trạng thái mà bản thân mong muốn.
Mô hình nhận thức xã hội (Bandura, 1986)
Mô hình nhận thức xã hội của Bandura vào năm 1986 thừa nhận sự tương tác của 3 yếu tố là yếu tố cá nhân (tình cảm, nhận thức, cảm xúc,…), yếu tố hành vi và yếu tố môi trường. Theo đó, Bandura đã cùng các cộng sự tiến hành nhiều thí nghiệm để đưa ra lý thuyết nhận thức xã hội.
Thí nghiệm vào năm 1960 được thực hiện trên búp bê về những đứa trẻ phải tiếp xúc với những người lớn hung bạo và không hung bạo. Lúc này, người hung bạo sẽ tấn công búp bê Bobo ngay trước mặt những đứa trẻ bằng cả lời nói lẫn hành động. Kết quả những đứa trẻ tiếp xúc với người lớn hung bạo có biểu hiện tương tự, chúng cũng thể hiện sự hung bạo trong cả lời nói và thể chất. Thậm chí, chúng còn tấn công búp bê Bobo khi gặp cảm giác thất vọng.
Ở thí nghiệm tiếp theo, Bandura đã lấy hình mẫu xuất hiện trong các bộ phim truyền hình. Những trẻ tiếp xúc nhiều với phim ảnh có nhân vật hung bạo sẽ hình thành hành vi hung bạo khi đối mặt với cảm giác thất vọng.
Bandura đã giới thiệu về lý thuyết học tập xã hội này vào năm 1977. Tuy nhiên, phải đến năm 1986, lý thuyết học tập xã hội này mới được đổi tên thành nhận thức xã hội. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh yếu tố nhận thức sẽ được hình thành thông qua quá trình học tập cư xử, tương tác ở các cá nhân với nhau.
Tự quyết định (Deci & Ryan, năm 1985)
Mô hình này mô tả sự tương trợ giữa động cơ của con người và cuộc sống một cách có mục đích. Tự quyết định của Deci & Ryan nhấn mạnh đến vai trò của động cơ được điều chỉnh từ yếu tố nội tại như động lực thúc đẩy hành vi tự lãnh đạo.
Đọc thêm: Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu Là Gì? Cách Lập Bản Đồ Chi Tiết
Biểu hiện của kỹ năng lãnh đạo bản thân
Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì đã được giải đáp. Vậy các kỹ năng lãnh đạo bản thân được thể hiện như thế nào, bạn đã biết? Một người có thể ứng dụng được kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân có nghĩa là họ luôn có tự tin về bản thân mình. Bên cạnh đó, họ cũng dành sự quan tâm đến việc tận dụng những thế mạnh, khả năng của mình để tối ưu hơn các thành quả ở hiện tại.
Khi phải đối diện với những tình huống khó khăn, bất ngờ, họ luôn có phản ứng nhanh nhạy và giải quyết tình huống tốt. Đương nhiên, nếu công việc có khó khăn phát sinh, họ cũng không để những cảm xúc tiêu cực lấn át trong thời gian dài. Một khi đã vạch ra được mục tiêu, họ sẽ không ngần ngại để theo đuổi chúng đến cùng. Cũng nhờ vậy mà họ luôn tỏa sáng, đổi mới bản thân và thu hút được nhiều năng lượng tích cực, dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn.
Yếu tố cốt lõi giúp lãnh đạo bản thân thành công
Các yếu tố cốt lõi giúp lãnh đạo bản thân thành công mà bạn cần nắm được gồm có:
Nhận thức – tìm hiểu bản thân
Chỉ khi nhận thức và hiểu rõ bản thân bạn mới có thể lãnh đạo quản lý bản thân tốt. Cụ thể là hiểu về nhu cầu, động cơ, động lực làm việc của chính mình. Chi tiết, năng lực này gồm 4 yếu tố như sau:
- Điểm mạnh, điểm yếu: Việc nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn biết mình giỏi về vấn đề nào, vấn đề nào cần cải thiện, thay đổi. Ngoài ra, có thể hiểu điểm mạnh là điều khiến bản thân thu hút, có khả năng giải quyết vấn đề hoặc những việc mà bản thân làm tốt. Còn điểm yếu là những điều khiến bản thân chán nản, mệt mỏi hay có xu hướng trì hoãn.
- Tính cách: Đặc điểm về tính cách sẽ giúp bạn có thể dự đoán, giải thích những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân, nhất là những hành động tự phát.
- Giá trị: Chính là điều ý nghĩa, quan trọng nhất để giúp họ trở nên có ích hơn với cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức hoặc đơn giản hơn là với gia đình.
- Tài năng, sở thích: Là những điểm mạnh mà có nhân có để sử dụng nó trong công việc, đời sống nhằm mang đến thành quả nhất định.
Xác định mục đích của bản thân
Muốn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân thành công, bạn nên xác định mục đích cốt lõi mà bản thân muốn hướng đến. Việc này sẽ góp phần tạo động lực để bạn duy trì cũng như cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Kỹ năng ra quyết định
Một người lãnh đạo bản thân tốt không phải lúc nào cũng có thể đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác. Đặc biệt là khi tâm trạng căng thẳng, ức chế hoặc phải đối diện với những lựa chọn tiếp tục cố gắng hay từ bỏ.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, khi tinh thần thoải mái, cảm xúc tích cực sẽ giúp mọi người suy nghĩ sáng tạo và đổi mới hơn. Mặc dù chúng ta không thể lựa chọn được những tình huống mà mình phải đối mặt. Tuy nhiên, mọi người có thể rèn luyện kỹ năng ra quyết định, lựa chọn cách mà bản thân đối diện với vấn đề, khó khăn. Đây chính là yếu tố cốt lõi giúp mỗi người quản lý bản thân hiệu quả hơn.
Thiết lập và quản trị mục tiêu
Đây là yếu tố giúp biến chứng dự định dài hạn thành những cột mốc có thể quản lý, tối ưu để hướng tới mục tiêu cuối cùng. Thiết lập mục tiêu sẽ diễn ra theo các bước sau:
- Thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART hay cụ thể là Specific – Measurable – Achievable – Realistic – Time bound.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng cho những rủi ro có thể xảy đến.
- Ghi chú mục tiêu, đồng thời thúc đẩy bản thân thực hiện chúng một cách có chủ động hơn.
- Phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, giải trình.
- Có những phần thưởng phù hợp để khuyến khích bản thân hoặc ai đó đạt được mục tiêu.
Ngoài SMART, phương pháp quản trị mục tiêu OKRs cũng được đánh giá khá tốt. Cho những bạn chưa biết, đây là cụm từ viết tắt của Objective (mục tiêu) và Key Results (các kết quả chính). Khi áp dụng phương pháp này, các mục tiêu đề ra sẽ được đo lường, đảm bảo đạt được bằng những kết quả gắn liền với mục tiêu. Được biết, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang áp dụng mô hình OKRs , chẳng hạn như Intel, Amazon hay Google,…
Tự tạo động lực
Học cách tự tạo động lực để thúc đẩy bản thân hoàn thành mục tiêu là một trong những yếu tố cốt lõi giúp các lãnh đạo bản thân hiệu quả hơn. Cụ thể, mọi người nên chia nhỏ các mục tiêu, giải quyết chúng theo từng bước nhỏ để hoàn thành một cách chỉn chu cả kế hoạch – mục tiêu lớn. Cách làm này sẽ hạn chế nguy cơ khiến bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, choáng ngợp, nản chí, ám ảnh, sợ hãi với những thử thách, khó khăn.
Học tập từ thất bại
Kinh nghiệm từ những thất bại, khó khăn trong cuộc sống sẽ trở nên hữu ích hơn nếu bạn biến chúng thành những bài học có giá trị. Hãy xem xét, phân tích để biết tại sao mình thất bại để rút ra kinh nghiệm cho những lần sau.
Một số kỹ năng lãnh đạo bản thân hiệu quả
Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân không thể diễn ra trong thời gian ngắn, chúng là cả quá trình rèn luyện với tính kỷ luật cao. Vậy đâu là những kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân cần có? Dưới đây là một vài gợi ý quan trọng để giúp bạn quản lý bản thân tốt hơn.
- Quản lý suy nghĩ: Xây dựng cho bản thân thói quen lên kế hoạch việc cần làm trong khoảng 5 – 10 phút. Việc làm này sẽ giúp bạn sắp xếp được những việc cần giải quyết trước, đồng thời tập trung suy nghĩ về chúng trước tiên. Dựa vào đó, bạn sẽ không bị mất tập trung hay rơi vào trạng thái lo lắng cho những vấn đề chưa được giải quyết.
- Kiểm soát lời nói: Hãy học cách lãnh đạo bản thân qua lời nói bằng cách suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra ý kiến. Đồng thời nên tập luyện nhiều lần nếu phải thuyết trình hoặc diễn thuyết trước đám đông. Cố gắng để truyền tải những thông điệp một cách rõ ràng, súc tích. Bên cạnh đó, hãy chú ý quan sát tình huống để lựa theo hoàn cảnh mà giao tiếp, ứng xử cho phù hợp.
Xem thêm: 10 Lời Khuyên Hữu Ích Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn
- Quản lý cảm xúc: Phần lớn mọi người thường hành động theo cảm xúc hơn là theo lý trí. Từ đó khiến cảm xúc ảnh hưởng, chi phối đến công việc, kết quả đã đề ra.
- Quản lý thời gian: Thời gian là vô giá nên nếu không nắm bắt được thời cơ cũng như quản lý thời gian tốt, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Chính vì thế, hãy đưa ra thời gian biểu hợp lý để phân chia công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí là mục tiêu từng năm.
- Quản lý năng lượng: Năng lượng của con người là có giới hạn nên sẽ có những lúc bạn tràn đầy nhiệt huyết, tuy nhiên cũng có thời điểm bạn cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ. Để giải quyết vấn đề này, mọi người nên phân chia năng lượng bản thân vào những việc cần ưu tiên trong lịch làm việc hàng ngày. Tránh để năng lượng bị tiêu hao vào việc không cần thiết hay không có khả năng xử lý,…
- Quản lý cuộc sống riêng: Khi mọi thứ ở công ty đã được lên kế hoạch, bạn cũng cần quản lý cuộc sống riêng tư để chúng không tác động tiêu cực cho nhau. Hãy cố gắng trân trọng các mối quan hệ xung quanh, vun đắp cho cuộc sống riêng của mình cũng như trao yêu thương, tôn trọng và biết cách cân bằng giữa công việc – gia đình.
- Quản lý các đầu việc ưu tiên: Như đã chia sẻ, nếu quản lý công việc không tốt sẽ khiến bạn gặp áp lực dẫn tới những cảm xúc tiêu cực. Do đó, hãy học cách quản lý các đầu việc ưu tiên bằng cách dành 80% thời gian – nguồn lực cho việc bạn giỏi nhất. Sau đó dành 15% thời gian – nguồn lực cho việc hỏi hỏi kiến thức, kỹ năng mới. 5% còn lại cho việc liên quan hoặc cần thiết khác.
Ngoài cách lãnh đạo quản lý bản thân, các bạn có thể tham gia một số khóa học về kỹ năng khác tại Học viện Vietmec như:
- Đào tạo quản lý phòng khám.
- Xây dựng nhân hiệu bác sĩ.
- Đào tạo Giám đốc điều hành Phòng khám.
- Đóng gói kiến thức y khoa.
- Đào tạo kỹ thuật viên Spa.
- Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự ngành y.
- Tìm giải pháp cho Doanh nghiệp với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Việt Nam,…
“Kỹ năng lãnh đạo quản lý bản thân là gì” vừa được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết. Như Richard Norris đã từng chia sẻ: “Để có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần tự lãnh đạo tốt bản thân mình”.Do đó, bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công cuộc rèn luyện bản thân từ hôm nay để trở nên ưu tú, thành công và tỏa sáng hơn.
Tìm hiểu ngay:
- Chiến Lược Khác Biệt Hóa Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Cụ Thể
- Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Là Gì Và Ví Dụ Cụ Thể?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!