Chiến Lược Cạnh Tranh Là Gì? 4 Chiến Lược Phổ Biến Nhất

Chiến lược cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong thị trường kinh tế khốc liệt. Việc xây dựng thành công các chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động một cách hợp lý cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ còn lại. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc hiểu hơn về chiến lược này.

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là chuỗi các kế hoạch triển khai ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp đề ra để đạt được mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Các chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Đồng thời có sự so sánh với chính mình để quá trình triển khai diễn ra suôn sẻ hơn. 

Đọc ngay: Chiến Lược Toàn Cầu Là Gì? Ưu Điểm – Nhược Điểm Cụ Thể

Chiến lược cạnh tranh hay còn gọi là Competitive Strategy
Chiến lược cạnh tranh hay còn gọi là Competitive Strategy

Song, mục đích của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là giúp doanh nghiệp có được vị thế vững vàng trong ngành, lĩnh vực đang hoạt động. Cùng với đó sẽ tạo được lợi thế vượt trội hơn về lợi tức đầu tư. 

Vai trò của chiến lược cạnh tranh

Xây dựng chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý cũng như phát triển kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Tầm quan trọng này được thể hiện thông qua những yếu tố như sau:

  • Từ quá trình nghiên cứu, phân tích, doanh nghiệp sẽ tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu có trong sản phẩm – dịch vụ của mình so với các đối thủ khác để biến chúng thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 
  • Khi có được chiến lược cạnh tranh hiệu quả, chúng có thể mang tới cho doanh nghiệp khả năng tăng trưởng doanh số, lợi nhuận tối ưu. 
  • Nhờ có chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tạo ra được những sản phẩm – dịch vụ chất lượng để khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng. Điều này giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần, tránh để đối thủ cạnh tranh thâm nhập cũng như tạo được vị thế vững mạnh hơn. 

4 chiến lược cạnh tranh phổ biến nhất

Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải nắm được 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến sau đây: 

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp nên chú trọng. Ở chiến lược dẫn đầu về chi phí, mục tiêu mà doanh nghiệp cần có được là trở thành một nhà sản xuất – nhà cung ứng để tạo ra mức giá thấp nhất trong ngành. 

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất ở quy mô lớn nên chiến lược dẫn đầu chi phí sẽ không thích hợp với những đơn vị không đủ tiềm lực tài chính. Thay vào đó, chúng sẽ phù hợp và cho hiệu quả tốt với những doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối. Bởi đặc điểm quan trọng nhất của chiến lược chính là cung cấp các sản phẩm – dịch vụ có chi phí thấp hơn trong ngành. 

Chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ thành công nếu doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt những yếu tố như nguồn nguyên liệu giá thấp, sản xuất quy mô lớn, quy trình quản lý chất lượng, quy trình phối phối hiệu quả,… 

Chiến lược về giá

Nhìn chung, chiến lược về giá có nhiều điểm khá tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây nằm ở quá trình triển khai. Ở chiến lược về giá, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp các sản phẩm – dịch vụ tới người tiêu dùng với chi phí tối thiểu. 

Chiến lược về giá giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao
Chiến lược về giá giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao

Mục đích của chiến lược về giá là giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng vì phần lớn mọi người đều thích những sản phẩm có giá thành phải chăng cùng những ưu đãi khuyến mại lớn. 

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp duy trì những tính năng độc đáo, khác biệt của sản phẩm – dịch vụ. Nếu áp dụng chiến lược này thành công, so với các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp có thể tạo ra sự đột phá, dấu ấn đặc biệt hơn với khách hàng. Chẳng hạn như sự khác biệt là chất lượng, chi phí, giá cả, tính năng đa dạng,… Thậm chí chiến lược khác biệt hóa còn giúp doanh nghiệp tạo ra xu hướng, dẫn đầu thị trường.       

Chiến lược phân biệt

Chiến lược phân biệt là một loại hình cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng khi thực hiện kế hoạch này. Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra sự khác biệt khi đánh vào một phân khúc thị trường nhất định. 

Chiến lược cạnh tranh theo giai đoạn phát triển của ngành

Theo giới chuyên gia, các chiến lược cạnh tranh phải phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm. Cụ thể là từ khi sản phẩm – dịch vụ được tung ra thị trường cho tới khi tăng trưởng, bão hòa rồi suy thoái. Chu kỳ sống của chúng sẽ thực sự chấm dứt khi những sản phẩm – dịch vụ đó được đổi mới hoặc bị loại bỏ, thay thế. Chi tiết như sau: 

Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường

Phần lớn các quyết định chiến lược ở giai đoạn này sẽ bao gồm 4 yếu tố cấu thành cơ bản khi thực hiện chiến dịch marketing. Đồng thời các doanh nghiệp có thể đưa giá cả và chương trình khuyến mại vào các yếu tố để tạo ra 4 phương án chiến lược như:

  • Chiến lược thu lượm nhanh cùng giá cao, mức độ khuyến mãi cao: Sản phẩm – dịch vụ có giá thành cao sẽ thu về nhiều lợi nhuận. Còn mức độ khuyến mãi cao sẽ đẩy nhanh tiến trình xâm nhập thị trường nên chiến lược thường được áp dụng khi khách hàng đã biết về sản phẩm. 
  • Chiến lược thu lượm chậm phát sinh từ giá cao, mức độ khuyến mãi thấp: Khác với cách trên, chiến lược này sẽ giảm bớt chi phí tiếp thị khi sở thích của khách hàng đối với sản phẩm đã tăng lên. Do đó, chiến lược sẽ thích hợp hơn với quy mô thị trường nhỏ, khách hàng có biết tới doanh nghiệp nhưng không quá nhạy cảm về giá, sự cạnh tranh cũng ít có nguy cơ hình thành. 
  • Chiến lược thâm nhập nhanh, giá thấp và tăng cường khuyến mại: Mục tiêu của chiến lược là đạt được thị phần lớn, tiếp cận những khách hàng chưa biết tới sản phẩm nhưng lại nhạy cảm về giá. Đương nhiên, đây cũng là chiến lược luôn có sự xuất hiện của nhiều đối thủ tiềm ẩn mạnh. 
  • Chiến lược thâm nhập chậm cùng giá thấp: Giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường, khuyến mãi ở mức độ thấp để giảm chi phí. Do chiến lược được tấn công vào thị trường lớn nên yêu cầu sản phẩm phải được biết đến ở mức độ cao từ trước đó. Ở đây tệp khách hàng sẽ khá nhạy cảm về giá nhưng lại không quan tâm nhiều tới yếu tố khuyến mãi. 

Xem thêm: Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến nhất và ví dụ cụ thể

Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường có thể áp dụng đa dạng chiến lược
Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường có thể áp dụng đa dạng chiến lược

Giai đoạn tăng trưởng

Trong chu kỳ sống của sản phẩm, giai đoạn tăng trưởng được đăng trưng bởi lượng hàng hóa bán ra một cách nhanh chóng. Một điểm cần nắm được ở giai đoạn này chính là phải đảm bảo nguồn lực, để chúng có thể tăng trưởng cùng với thị trường. Tuy các đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng ban lãnh đạo – quản lý của doanh nghiệp không nên “ngủ quên trên chiến thắng”. Bởi sau đó chính là giai đoạn bão hòa nên cần có những phương án đề phòng trước đó. 

Giai đoạn bão hòa

So với các giai đoạn khác, thời điểm các mặt hàng – dịch vụ đã được bão hòa sẽ kéo dài hơn. Điều này được nhận định rõ thông qua đặc trưng bởi đường cong biểu diễn trong ngành với lượng hàng hóa bán ra ổn định. 

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần có chiến lược phù hợp để tận dụng các cơ hội thay vì chỉ quan tâm tới việc bảo vệ thị phần hiện có. Theo đó, doanh nghiệp có thể chú trọng tới việc tìm kiếm những phân đoạn thị trường trước đó chưa ai khai thác. Ngoài ra có thể cải tiến chất lượng, kiểu dáng, tạo ra những tính năng mới cho sản phẩm,… Nếu điều kiện cho phép có thể cải tiến cả khâu sản xuất, tiêu thụ và các công đoạn marketing khác. 

Giai đoạn suy thoái

Là giai đoạn lượng hàng bán ra giảm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Trong trường hợp tình trạng này vẫn diễn ra, người lãnh đạo cần xem xét lại các vấn đề để tiến hành đổi mới hoặc loại bỏ mặt hàng này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được các vấn đề trước mắt cũng như hạn chế nguy cơ bị thua lỗ. Từ đó giúp tạo cơ hội để phát triển ra sản phẩm mới chất lượng và thu hút hơn. 

Chiến lược cạnh tranh theo vị thế doanh nghiệp

Nếu xét theo vị thế cạnh tranh, chúng ta có thể chia các doanh nghiệp thành 4 nhóm cụ thể như sau:

Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường

Trong thị trường, ở bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào cũng sẽ có một số doanh nghiệp đứng đầu. Trên thực tế, các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sẽ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh cùng chiến lược cạnh tranh tập trung theo 3 hướng sau đây:

  • Đầu tiên, họ có thể tăng thị phần nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh nhưng cũng cần bảo vệ thị trường hiện có. Tuy nhiên, việc bảo vệ thị trường không có nghĩa là chọn phương án thụ động. Đồng thời cần cảnh giác trước sự tấn công của các đối thủ ngang tầm hoặc có ưu thế hơn. 
  • Thứ hai là chiến lượng củng cố – phương pháp chủ động nhằm bảo toàn sức khỏe – lợi thế trên thị trường. Trong đó, mức giá hợp lý cùng các sản phẩm với quy mô, hình thức, mẫu mã mới chính là những điều được chú trọng nhất. 
  • Cuối cùng là chiến lược đối đầu, đó là việc phản ứng nhanh nhạy, trực tiếp trước đối thủ thách thức. Nói cách khác, đây sẽ là cuộc chiến tranh về giá cả, các đợt khuyến mãi. 

Tham khảo: Vai trò – Kỹ năng lãnh đạo của người đứng đầu

Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường
Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường

Doanh nghiệp thách thức trên thị trường

Thông thường là những doanh nghiệp lớn nhưng không phải là doanh nghiệp đứng đầu. Họ thường đưa ra các mục tiêu tăng trưởng nhanh nhằm giành thêm thị phần. Lúc này, doanh nghiệp có thể tấn công vào đối thủ đứng đầu thị trường một cách gián tiếp hoặc chính diện. Tuy nhiên, bên thách thức phải là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh, bền vững hoặc lợi dụng điểm yếu của đối thủ để đi lên. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thâu tóm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh nhỏ và yếu thế hơn. Lưu ý, trong quá trình thực hiện chiến lược giành thị phần, các doanh nghiệp hiểu rõ về đối thủ, thị trường mục tiêu, thực hiện một cách nhanh chóng và biết được điểm dừng. 

Doanh nghiệp đi sau

Phần lớn đây là những công ty không thách thức với các doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường. Mặc dù thị phần của họ nhỏ hơn so với các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhưng tổng lợi nhuận thường ở mức ổn định. 

Với những doanh nghiệp đi sau, mục tiêu marketing thường là bảo vệ thị trường hiện có và không ngừng phấn đấu để giữ chân khách hàng. Đồng thời tìm kiếm thị phần thông qua các khách hàng mới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp đi sau phải triển khai các khâu mang tới lợi nhuận nhưng không gây ra sự phản kháng hay cạnh tranh dữ dội. 

Những doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng

Là những công ty đang cố gắng tìm kiếm và chiếm các vị trí nhỏ trên thị trường mà dường như các doanh nghiệp lớn bỏ qua hay không chú ý tới. Muốn đạt được mục tiêu, các công ty – doanh nghiệp lúc này phải tạo ra sự khác biệt ở một mặt nào đó dựa trên đặc điểm địa lý, khách hàng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ hoặc ngay ở chất lượng sản phẩm. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh

Các doanh nghiệp có thể tập trung vào các chiến lược cạnh tranh khác nhau nhưng phải đảm bảo đạt được hiệu quả, mục tiêu mong muốn. Ngoài sự nghiên cứu, đánh giá chính xác, triển khai đúng hướng thì doanh nghiệp cần nắm được những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược này như sau: 

  • Đối thủ: Tính chất, mức độ cạnh tranh bị ảnh hưởng và được quyết định bởi các đối thủ trong ngành. Doanh nghiệp nào có sản phẩm – dịch vụ tốt sẽ luôn giành được lợi thế cạnh tranh cao hơn, phát triển thị phần ở mức lợi nhuận lớn hơn. Cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm là những hình thức, công cụ cạnh tranh phổ biến nhất hiện nay. 
  • Khách hàng: Hoạt động kinh doanh sẽ có ý nghĩa nếu chúng thực sự mang lại lợi nhuận. Vì thế, doanh nghiệp cần có sự hài lòng, niềm tin từ khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt quy trình nghiên cứu khách hàng, đáp ứng được thói quen, nhu cầu mua sắm của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh. 
Doanh nghiệp cần có sự hài lòng, niềm tin từ khách hàng
Doanh nghiệp cần có sự hài lòng, niềm tin từ khách hàng
  • Sản phẩm thay thế: Doanh nghiệp cần có sự đổi mới, cải tiến để những sản phẩm – dịch vụ của mình được tối ưu về chất lượng, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt khi sử dụng. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ chiếm được ưu thế hơn trên thị trường nhưng vẫn còn bị đe dọa từ các sản phẩm thay thế có giá thành rẻ hơn. Cách giải quyết tốt nhất lúc này là giảm giá thành, tăng tính nổi bật – chất lượng của sản phẩm cũng như nâng cao trình độ quản lý,… 
  • Nhập ngành từ đối thủ: Không chỉ cần nghiên cứu khách hàng, doanh nghiệp còn phải hiểu rõ đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của họ để tăng khả năng cạnh tranh. Đặc biệt là với những đối thủ mạnh, đã có thị phần và quy mô kinh doanh – sản xuất lớn. Những đối thủ này có thể phát triển sản phẩm – dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Vậy nên doanh nghiệp của bạn cần vạch ra những kế hoạch cụ thể và sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tình huống trên. 

Một vài ví dụ điển hình

Để làm rõ những thông tin nêu trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm một vài ví dụ về chiến lược này như sau:

  • Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk: Tích cực nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm để mang tới lợi ích cho người tiêu dùng là một trong những chiến lược cạnh tranh được Vinamilk áp dụng trong nhiều năm qua. 
  • Coca Cola: Để duy trì sự tăng trưởng về doanh thu, thương hiệu và có thể cạnh tranh trực tiếp với các hãng nước ngọt khác, đặc biệt là Pepsi, Coca Cola đang tập trung phát triển các thương hiệu – sản phẩm mới. Hãng nước ngọt này luôn nhạy bén, chủ động trước những thay đổi và chịu thay đổi chiến lược marketing để phù hợp cho từng thương hiệu cụ thể. 

Có thể nói, bất kỳ người kinh doanh nào cũng cần biết và hiểu rõ về chiến lược cạnh tranh. Bởi đây là chiến lược giúp bạn tìm ra những hạn chế – lợi thế của sản phẩm – dịch vụ để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt. Để hiểu hơn về các chiến lược kinh doanh khác, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên trang Học Viện Vietmec của chúng tôi. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng