Chiến Lược Toàn Cầu Là Gì? Ưu Điểm – Nhược Điểm Cụ Thể
Sự liên kết quốc tế đang không ngừng được kết nối trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Trong đó, chiến lược toàn cầu trở thành một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang sản phẩm – dịch vụ – thương hiệu của mình vươn tầm thế giới. Vậy chiến lược này là gì, có ưu – nhược điểm ra sao và điều kiện áp dụng, cách hoạt động cụ thể thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể bớt chút thời gian tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Chiến lược toàn cầu là gì?
Chiến lược toàn cầu hay còn gọi là Global strategy – một chiến thuật cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, chiến lược này sẽ nhấn mạnh vào các hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa, thống nhất ở tầm thế giới nhưng vẫn đảm bảo chi phí cạnh tranh thấp.
Xêm thêm: Chiến lược bán hàng là gì?
Vậy quản trị chiến lược toàn cầu là gì? Quản trị chiến lược toàn cầu cũng tương tự như khái niệm trên. Có điều, chúng sẽ giúp người quản lý có thể chia sẻ, học hỏi từ kinh nghiệm, kiến thức khác nhau nhằm giúp nâng cao hiệu suất làm việc của tổ chức.
Những doanh nghiệp đã và đang tiến hành chiến lược toàn cầu hóa luôn xem mọi thị trường, công ty con của họ như một thực tế duy nhất. Từ đó hỗ trợ nhau tạo ra sự đồng nhất và làm siết chặt hơn mối liên kết nội bộ.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được chiến lược này. Bởi chiến lược yêu cầu có sự tích hợp giữa việc xây dựng và mở rộng các lợi thế cạnh tranh để kết hợp các hoạt động của công ty, tạo ra một hệ thống phân phối giá trị gia tăng đồng nhất trong phạm vi toàn thế giới.
Các loại hình trong chiến lược toàn cầu
Chiến lược toàn cầu được thể hiện thông qua các loại hình cụ thể sau đây:
- Expansion Strategy hay còn gọi là chiến lược vươn ra ngoài, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tập trung mở rộng quy mô kinh doanh ở những thị trường mới. Đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm để cải thiện tỷ suất lợi nhuận, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu.
- Multinational Strategy – chiến lược đa quốc gia nhằm tập trung vào việc xây dựng chi nhánh, công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau. Với Multinational Strategy, doanh nghiệp sẽ tùy chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp với văn hóa, điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia.
- Focus Strategy là chiến lược tập trung của doanh nghiệp nhằm hướng tới một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể ở một số khu vực toàn cầu. Từ đó đầu tư, nỗ lực hết mình để trở thành chuyên gia – người dẫn đầu trong lĩnh vực đó.
- Transnational Strategy – chiến lược đa quốc gia hóa vị trí sản xuất. Tức là thông qua nguồn nhân lực, nhân tài xuất sắc của công ty trên các quốc gia khác nhau để tập trung tối ưu hóa sản xuất, các hoạt động kinh doanh.
- Cuối cùng là Global Standardization Strategy – chiến lược đa quốc gia thống nhất tập trung vào phát triển sản phẩm – dịch vụ có tính đồng nhất để làm giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh.
Đặc điểm của chiến lược toàn cầu
Chiến lược toàn cầu được thực thi để đáp ứng những thách thức, cơ hội mà một quốc gia – tập đoàn có thể đối mặt ở thị trường kinh doanh mang tính toàn cầu. Theo đó, chiến lược này sẽ mang những đặc điểm nổi bật như:
- Phải có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu tương lai và cách đạt được mục tiêu đó.
- Phạm vi mở rộng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, quân sự,…
- Đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cam kết lâu dài và sự kiên trì trong triển khai nhằm đạt được mục tiêu chiến lược hiệu quả nhất.
- Có sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau ở các quốc gia đó như chính phủ, doanh nghiệp hay xã hội dân sự.
- Có sự tương thích với các mục tiêu, thỏa thuận quốc tế hiện có.
- Doanh nghiệp cần xem xét những cơ hội, thách thức từ bên ngoài, thường xuyên cập nhật kế hoạch triển khai nhằm đáp ứng theo sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
- Tái định hướng nguồn lực, có khả năng phân phối tài nguyên hợp lý để đáp ứng cho các mục tiêu chiến lược mới.
Tham khảo: Vai trò của chiến lược xúc tiến trong marketing
Điều kiện áp dụng chiến lược toàn cầu
Dù đây là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh trên phạm vi diện rộng nhưng không phải công ty nào cũng có khả năng triển khai chiến lược toàn cầu một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc đạt được độ tương thích, tiêu chuẩn hóa toàn cầu sẽ khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do sự ràng buộc của luật pháp, quy định, văn hóa và yếu tố quyền lực trên các thị trường khác nhau.
Để áp dụng chiến lược toàn cầu, doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp cần căn cứ vào tiềm lực và khả năng của mình, đặc biệt phải có tài chính lớn mạnh, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ quản lý có hiểu biết – giàu kinh nghiệm về thị trường toàn cầu. Đồng thời phải am hiểu về chính trị, văn hóa, pháp luật ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Khi thực hiện chiến dịch, các doanh nghiệp phải tiêu chuẩn hóa, đồng nhất đặc tính sản phẩm – dịch vụ ở các thị trường khác nhau. Tuy nhiên nhu cầu sản phẩm từ khách hàng ở mỗi địa phương triển khai không được có sự khác biệt quá lớn. Đồng nghĩa với việc chiến lược toàn cầu chỉ khả thi khi áp lực về yêu cầu địa phương thấp hoặc người tiêu dùng không quá khắt khe với mặt hàng đó.
- Đáp ứng được điều kiện kinh doanh ở các quốc gia mục tiêu để giảm bớt các rào cản thương mại.
- Sức ép làm giảm chi phí khi thực hiện chiến dịch toàn cầu giúp các tập đoàn – doanh nghiệp sẽ giúp họ tiết kiệm tài chính bằng cách chia sẻ sản phẩm giữa các thị trường nhằm tránh lãng phí chi phí sản xuất, vận chuyển. Thêm vào đó, doanh nghiệp không cần thiết phải xây dựng nhà máy sản xuất ở mỗi quốc gia mà vẫn có thể tiếp cận, bán những sản phẩm ở thị trường đó một cách thuận lợi. Song song với đó, lợi thế chi phí thấp cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập vào thị trường toàn cầu, tối ưu hóa lợi nhuận hiệu quả.
Các hoạt động cơ bản trong chiến lược toàn cầu
Để triển khai chiến lược toàn cầu một cách thành công, doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động cơ bản để tận dụng cơ hội nhằm đạt được mục tiêu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường thế giới. Theo đó, các hoạt động cơ bản trong việc triển khai chiến lược toàn cầu bao gồm:
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
Những công ty hoạt động đa quốc gia luôn cố gắng để tiêu chuẩn hóa thiết kế và sản phẩm của mình tới mức tối đa nhất có thể. Việc đồng nhất, tiêu chuẩn hóa sản phẩm rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chiến lược toàn cầu. Bởi điều này sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng tại những thị trường mục tiêu, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh về chi phí dựa trên quy mô sản xuất.
Mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu là thực hiện quy trình sản xuất hàng loạt trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp. Bởi điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp khi đưa ra kế hoạch sản xuất các dòng sản phẩm mới. Bên cạnh đó, do mức giá thấp hơn nhiều so với đối thủ nên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Đồng thời chiến lược còn góp phần đảm bảo chất lượng, giúp khách hàng tin cậy vào sản phẩm, thương hiệu hơn.
Định vị cơ sở sản xuất
Tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trên toàn bộ hệ thống vùng miền, quốc gia là điều mà doanh nghiệp cần thực hiện một cách cẩn trọng. Hãy cố gắng khai thác các công nghệ sản xuất mới để thu được lợi nhuận kinh tế từ quy mô thông qua việc phục vụ tất cả các thị trường. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về yêu cầu, đặc điểm của từng lãnh thổ, kết hợp với việc phát triển, áp dụng các công nghệ tiên tiến. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể định vị cơ sở sản xuất, tận dụng tiềm năng để mở rộng quy mô, đảm bảo lợi nhuận, tạo ra giá trị cho tất cả thị trường đang hoạt động.
Áp dụng phương pháp đòn bẩy công nghệ phát triển thị trường
Trong nền kinh tế số, việc sử dụng đòn bẩy công nghệ là một yếu tố tất yếu để phát triển thị trường cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh cao. Ngoài sự tiện lợi, hiệu quả trong quản lý, vận hành, kỹ thuật công nghệ hiện đại còn mở ra những cơ hội mới, tạo được giá trị gia tăng cho doanh nghiệp khá hiệu quả.
Những lợi ích mà công nghệ có thể mang đến cho doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược toàn cầu gồm có:
- Có thể tận dụng các đột phá công nghệ để tạo ra sản phẩm độc quyền, độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng trên toàn cầu.
- Xây dựng được các quy trình tự động hóa, sở hữu công nghệ cao để tối ưu hiệu suất hoạt động, hạn chế lỗi trong quá trình sản xuất, phân phối. Tăng khả năng cung ứng, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng cũng như duy trì sự cạnh tranh ở thị trường toàn cầu.
- Dễ dàng sử dụng nền tảng trực tuyến để tiếp cận, tương tác với khách hàng trên toàn thế giới một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
- Tăng khả năng tổ chức, quản lý thông tin với quy mô lớn nhằm giúp công ty hiểu rõ hơn về xu hướng, nhu cầu của khách hàng ở từng thị trường cụ thể. Từ đó đưa ra các chiến lược tiếp thị, chiến lược bán hàng, phân phối phù hợp.
Song sự gia tăng đáng kể về công nghệ trong sản xuất có thể làm hàng hóa trở nên đắt hơn khi phát triển, đưa vào thương mại. Cũng bởi thế, để cân bằng, giảm thiểu chi phí ban đầu do tăng cường chiều sâu công nghệ, doanh nghiệp cần sản xuất triển quy mô toàn cầu.
Phối hợp hệ thống tiếp thị, tiêu thụ trên toàn cầu
Phần lớn các hoạt động truyền thông marketing đều được thực hiện tại từng thị trường riêng lẻ nên đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp để chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tùy chỉnh sản phẩm, chiến lược, thông điệp phù hợp với mong đợi của khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sản phẩm, thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả và nhất quán trên các thị trường khác nhau. Nhìn chung, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng địa phương sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin, có được thông tin hữu ích để thích ứng, thành công hơn với những chiến lược đang theo đuổi.
Đọc thêm: Các chiến lược khác biệt hóa phổ biến
Tiến hành chính sách hỗ trợ chéo
Hiện nay, các doanh nghiệp tiến hành chiến dịch toàn cầu đều áp dụng chính sách hỗ trợ chéo. Họ sẽ tận dụng các nguồn lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing từ một thị trường để cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường khác. Quy trình này cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên phạm vi đa quốc gia. Mục tiêu chính là xây dựng đòn bẩy thị trường bằng cách chuyển giao kỹ năng, vốn, quy trình sản xuất với chi phí thấp của thị trường này qua thị trường khác.
Ưu điểm, nhược điểm
Từ những thông tin và phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy những ưu – nhược điểm của chiến lược toàn cầu như sau:
Ưu điểm
Xét về mặt ưu điểm, chiến dịch toàn cầu có thể mang tới những điểm tích cực không thể bỏ qua như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp bán sản phẩm với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc so với mức giá trước đó. Nhờ thế, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm thị phần, tăng tệp khách hàng và lợi nhuận.
- Giúp tiết kiệm chi phí tối đa do sản phẩm được sử dụng cùng một chiến lược marketing và đã được tiêu chuẩn hoán.
- Giúp các nhà quản trị chia sẻ kiến thức, kinh nguyệt đã được rút ra từ một thị trường nào đó với các nhà quản trị ở thị trường khác.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, chiến lược này còn tồn đọng một số nhược điểm cụ thể như sau:
- Làm cho doanh nghiệp không chú ý tới sự khác biệt quan trọng trong thị hiếu, sở thích của khách hàng ở các thị trường khác nhau.
- Khiến đối thủ cạnh tranh có cơ hội nhảy vào, đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của cửa hàng và xây dựng nên một thị trường mới.
- Doanh nghiệp không thể thay đổi sản phẩm của mình, thay vào đó chỉ có thể thay đổi màu sắc hoặc mẫu mã đóng gói.
- Chiến lược này không phù hợp với những nơi có yêu cầu thích ứng địa phương cao.
Cách phân biệt chiến lược toàn cầu, chiến lược quốc tế
Có rất nhiều người nghĩ rằng chiến lược toàn cầu và chiến lược quốc tế tương tự như nhau, tuy nhiên trên thực tế đây là 2 khái niệm khác nhau. Để phân biệt 2 chiến lược này, các bạn có thể theo dõi bảng so sánh sau đây:
Phân biệt | Chiến lược quốc tế | Chiến lược toàn cầu |
Khái niệm | Là chiến lược kinh doanh ở cả thị trường trong và ngoài nước thông qua việc chuyển dịch sản phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài – nơi mà các đối thủ địa phương đó thiếu các sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. | Mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia thông qua việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm – dịch vụ. |
Quá trình | Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ công ty mẹ rồi mới được sản xuất ở các xưởng nước ngoài. | Giúp đưa sản phẩm – dịch vụ hiện tại mà doanh nghiệp đang kinh doanh ra thị trường quốc tế. |
Điều kiện áp dụng | Có tiềm lực tài chính mạnh để xây dựng lại toàn bộ hệ thống phân phối, sản xuất ở thị trường nước khác. | Phải xem xét tới yếu tố nội bộ như tiềm năng tài chính, chuyên môn nhân sự, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế,… |
Tính chất | Tạo ra những sản phẩm – dịch vụ có sự khác biệt hoàn toàn mà đối thủ tại quốc gia – địa phương đó khó có thể đáp ứng. | Ở các thị trường đều có sự giống nhau ở các sản phẩm và sự thay đổi về chất lượng – mẫu mã giữa các thị trường với nhau dường như không đáng kể. |
Tính hiệu quả | Mang lại hiệu quả tốt hơn nếu yêu cầu về việc đáp ứng tại địa phương – quốc gia đó. | Cho hiệu quả tốt nếu lĩnh vực kinh doanh của tổ chức thuộc chính sách khuyến khích kinh doanh của quốc gia đang muốn triển khai. |
Trên đây là những chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm chiến lược toàn cầu, các loại hình, ưu – nhược điểm và những thông tin quan trọng khác. Quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra nhanh chóng, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các tập đoàn doanh nghiệp. Vậy nên các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, thích nghi tốt để đảm bảo sự linh hoạt, độ tương thích giữa các chiến lược cũng như thị trường mục tiêu.
Tìm hiểu ngay:
- Kỹ Năng Lãnh Đạo Là Gì? Top 11 Kỹ Năng Nhất Định Phải Có
- 8 Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Đạt Hiệu Quả Tối Đa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!