Nguyên Nhân Bệnh Viêm Da Tiết Bã Và Phương Pháp Điều Trị
Viêm da tiết bã thuộc thể bệnh mãn tính, thường gặp ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Bệnh được biết đến với những triệu chứng dai dẳng, dễ tái phát, nhất là vào thời điểm hanh khô. Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, các triệu chứng cụ thể là gì, khi nào nên đi khám bác sĩ? Những vấn đề thắc mắc này sẽ được Học Viện Vietmec chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã (viêm da tiết bã nhờn) là bệnh da liễu phổ biến và dễ tái phát. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ sơ sinh, làm ảnh hưởng nhiều tới vùng da trên cơ thể như mặt, ngực, da đầu, vùng thân trên.
Do các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã và vảy nến khá giống nhau nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Tuy nhiên, bệnh lý này không gây ra tình trạng bong tróc nhiều mảng da trắng như gàu trên da đầu.
Triệu chứng viêm da tiết bã
Các triệu chứng viêm da tiết bã ở người lớn và trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện riêng biệt. Cụ thể như sau:
Triệu chứng ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng điển hình nhất chính là tình trạng vảy lan tỏa, dính trên da đầu, dạng hồng ban màu cá hồng. Trên bề mặt da có thể tróc vảy và lan xuống vùng nách hoặc bẹn. Ngay cả khi vùng tổn thương lan rộng chúng vẫn không gây ra tình trạng ngứa da.
Triệu chứng ở người trưởng thành
Viêm da tiết bã ở người lớn thường ảnh hưởng tới da đầu, mặt, mũi, sau tai cung mày và vùng thân trên. Bệnh khởi phát với các biểu hiện điển hình như ngứa ít, da vùng mặt giữa thường nhờn và khô. Các mảng hồng ban khu trú, tróc vảy hoặc vảy lan rộng khắp da đầu.
Nhiều trường hợp sẽ bị viêm mí mắt, khiến mí mắt đỏ, tróc vảy, có mảng hồng ban tróc vảy dạng vòng, hình cánh hoa ở vùng chân tóc hoặc ngực trước. Ngoài ra còn có phát ban ở nách, dưới ngực, nếp bẹn, nếp sinh dục. Đồng thời gây ra tình trạng viêm nang lông ở má, vùng thân trên. Được biết, bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông và được cải thiện vào mùa hè. Trong trường hợp không biết cách kiểm soát triệu chứng, bệnh sẽ lan rộng và làm ảnh hưởng tới da đầu, cổ và thân.
Tham khảo thêm : thuốc điều trị viêm da dị ứng
Nguyên nhân viêm da tiết bã
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã đến nay vẫn chưa được xác định. Thế nhưng bệnh lý này có liên quan tới hiện tượng tăng tiết bã nhờn trên da. Ngoài ra còn có các loại nấm, vi khuẩn như P.Acne hay nấm Malassezia.
Bên cạnh những vấn đề được đưa ra như trên, bệnh còn có liên quan tới một số yếu tố như:
- Do da bị nhờn, tiết dầu nhiều, nhất là ở người trẻ.
- Hormone cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh. Trên thực tế, viêm da tiết bã thường gặp nhiều ở nam hơn ở nữ, chứng tỏ androgen có ảnh hưởng tới nang lông tiết bã.
- Yếu tố di truyền từ cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện ở con cái.
- Do căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần hoặc mắc bệnh tâm thần, bệnh Parkinson.
- Do nội tiết tố thay đổi, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống không hợp lý, cơ thể mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.
Viêm da tiết bã có nguy hiểm không?
Thực tế, viêm da dầu hay viêm da tiết bã không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh lại ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ của người mắc, gây trở ngại về tâm lý, giao tiếp, công việc và chất lượng cuộc sống,… Bên cạnh đó, tình trạng viêm da tiết bã có thể lan rộng khắp cơ thể do việc dùng thuốc không đúng cách hoặc không mang lại hiệu quả.
Ngứa mặc dù không phải triệu chứng điển hình của bệnh nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngứa ngáy. Khi cào gãi, vùng da dễ bị xước, dẫn tới bội nhiễm, tăng nguy cơ để lại sẹo và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh.
Tóm lại, viêm da cơ địa không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Việc phát hiện, điều trị sớm sẽ góp phần tích cực vào quá trình phục hồi của da và ngăn bệnh tái diễn nhiều lần.
Cách chẩn đoán bệnh
Muốn chẩn đoán bệnh, các bạn cần tới bệnh viện có chuyên khoa da liễu để thăm khám. Dựa theo đặc điểm lâm sàng, các tổn thương trên da, vị trí – thời điểm xuất hiện triệu chứng,… Cùng các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần tiến hành sinh thiết mô tế bào để phân biệt với các bệnh khác, nhất là viêm da cơ địa và eczema. Việc chẩn đoán đúng sẽ giúp bác sĩ loại trừ khả năng mắc bệnh da liễu khác. Đồng thời đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và cho hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm : dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da Demodex
Cách trị viêm da tiết bã an toàn, hiệu quả
Có rất nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã, trong đó chủ yếu là áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà, dùng thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng. Chi tiết như sau:
Phương pháp điều trị tại nhà
Chữa viêm da tiết bã tại nhà được nhiều người áp dụng vì tính đơn giản, dễ thực hiện, lại an toàn và rất tiết kiệm chi phí. Theo đó, người bệnh có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên sau đây:
- Cách 1 : Dùng dầu cám gạo massage nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm trong khoảng 10 phút.
- Cách 2 : Thoa mật ong lên da rồi massage nhẹ nhàng và sau 15 phút rửa lại với nước ấm.
- Cách 3 : Bôi phèn chua và hoa cúc lên vùng da cần điều trị theo tỷ lệ hợp lý để giảm mẩn đỏ, thải độc và giúp da phục hồi nhanh.
- Cách 4 : Sử dụng nước lá trầu không xông hơi hoặc tắm.
Điều trị bằng Tây y
Nếu các phương pháp dân gian nổi tiếng với độ an toàn thì những phương pháp điều trị bằng Tây y lại được đánh giá cao ở khả năng cải thiện bệnh nhanh chóng. Điều trị bằng Tây y sẽ tập trung vào kiểm soát triệu chứng, giảm khả năng để bệnh tái phát.
Các loại thuốc trị bệnh viêm da ở trường hợp này gồm có:
- Thuốc bong vảy tại chỗ như axit lactic, axit salicylic, propylene glycol,… để loại bỏ lớp vảy bết dính, sát trùng da và giảm dầu nhờn.
- Thuốc chống viêm corticoid dạng nhẹ để làm giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ dùng corticoid trong thời gian ngắn để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khác.
- Thuốc bôi kháng nấm Ciclopirox, hay Ketoconazole nhằm ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia.
- Những trường hợp bị bội nhiễm nặng cần dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng histamin.
- Sử dụng dầu gội chuyên dụng có chứa các thành phần hoạt chất như kẽm prytithion, ketoconazol, ciclopirox,… nếu bị viêm da trên đầu.
Mặt khác, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm biện pháp quang trị liệu nếu bệnh không đáp ứng với những cách chữa trị trên.
Xem thêm : thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt
Lời khuyên của bác sĩ trong việc phòng tránh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nên mọi người không nên chủ quan. Để tránh mắc bệnh hoặc khiến bệnh tái diễn nhiều lần, các bạn cần nắm được một số lời khuyên của bác sĩ như sau:
- Rửa mặt đúng cách, chăm sóc da hàng ngày và luôn nhớ thoa kem dưỡng ẩm.
- Hạn chế việc sờ tay lên mặt, không tự nặn mụn trứng cá nếu không có chuyên môn.
- Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 mỗi ngày kể cả khi bạn không ra ngoài.
- Không chà xát mạnh lên da để tránh làm da bị tổn thương.
- Uống nhiều nước và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo không gian sống, làm việc luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm.
- Tránh dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt,…
- Vận động, tập thể dục mỗi ngày và nghỉ ngơi đúng giờ để giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
Đọc ngay : dầu gội trị viêm da tiết bã ở đầu
Các thắc mắc liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan tới bệnh viêm da tiết bã mà người bệnh nên biết và nắm được.
Viêm da tiết bã có phải là nấm không?
Theo các tài liệu nghiên cứu, tính tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh được nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Song bệnh lý có liên quan tới sự sản sinh của một loại nấm men cực nhỏ có tên là Malassezia furfur, Limitede, Globosa. Đây là loại nấm men phát triển trong môi trường nhiều mỡ, nhiều bã nhờn.
Viêm da tiết bã có lây không?
Viêm da tiết bã không phải bệnh nguy hiểm, không dễ lây và thường xuất hiện trên mặt và da đầu. Một số yếu tố nhất định có thể kích thích bệnh bùng phát như da dầu, mồ hôi, không vệ sinh da sạch sẽ, lạnh, nhiệt độ ẩm, căng thẳng, mệt mỏi, béo phì, có thai hoặc uống quá nhiều rượu.
Viêm da tiết bã có tự hết không?
Do chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa nên việc điều trị rất khó khăn. Viêm da tiết bã tuy không dễ lây lan nhưng bệnh không thể tự khỏi mà không tiến hành điều trị. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe, yếu tố cơ địa của ở mỗi bệnh nhân, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm theo thời gian.
Đây là bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát và mỗi đợt tái nhiễm thường kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Do đó, chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần, sức khỏe của người bệnh.
Bị viêm da tiết bã nên kiêng ăn gì?
Để bệnh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ tiến triển nặng hơn, người bị viêm da tiết bã nên hạn chế ăn những nhóm thức ăn sau đây:
- Thực phẩm cay nóng.
- Thực phẩm chứa nhiều đường.
- Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như các loại hải sản có vỏ.
- Thực phẩm có chứa chất béo.
- Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3, rau xanh, các loại nguyên liệu như nghệ, đinh hương, quế, gừng,… Đồng thời nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để giúp hạn chế tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm da cơ địa và một số câu hỏi liên quan. Nhìn chung, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, không dễ lây lan nhưng lại để lại hệ quả nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và tâm lý người mắc. Do đó, các bạn nên chủ động phòng tránh và luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bệnh chóng được cải thiện.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!