Thuốc Điều Trị Viêm Da Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Và Lưu Ý Sử Dụng

Thuốc điều trị viêm da dị ứng có thể giúp cải thiện tình trạng khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, thể trạng và độ tuổi của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thuốc chữa viêm da dị ứng hiệu quả tốt nhất năm 2023 và những lưu ý sử dụng an toàn. 

Viêm da dị ứng bôi thuốc gì? uống thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân
Viêm da dị ứng bôi thuốc gì? uống thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân

Viêm da dị ứng là một dạng tổn thương gây khô, ngứa, đỏ và bong tróc ngoài da. Cơ chế gây bệnh liên quan nhiều tới các yếu tố di truyền và đáp ứng miễn dịch quá mẫn của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài. Hầu hết các nhóm thuốc điều trị bệnh hiện nay đều không có tác dụng điều trị dứt điểm mà chỉ tác động giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Tuy nhiên, với các loại thuốc chữa viêm da dị ứng hiện nay, nếu được sử dụng đúng cách, đúng loại, bệnh vẫn có thể được kiểm soát tối đa, giảm tần xuất tái phát hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn dùng thuốc và dự phòng bệnh từ phía chuyên gia.

Thuốc điều trị viêm da dị ứng hiện nay bao gồm 2 loại: Thuốc bôi ngoài da và thuốc uống (hoặc tiêm). Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài da trước khi dùng thuốc đường uống. Thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ, cải thiện các tổn thương, giảm viêm, giảm ngứa trên diện tích da nhỏ. Thuốc uống được dùng trong những trường hợp viêm da nặng, tổn thương rộng hoặc đe dọa biến chứng.

Tùy vào mức độ tổn thương, triệu chứng, bệnh lý, độ tuổi, thể trạng và tiền sử dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng phù hợp.

Thuốc điều trị viêm da dị ứng dạng bôi

Hầu hết người bị viêm da dị ứng đều được sử dụng thuốc bôi tại chỗ là liệu pháp điều trị đầu tiên. Các loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng gồm:

1. Thuốc giữ ẩm (kem dưỡng ẩm)

Loại thuốc này có tác dụng làm mềm và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp ngăn ngừa sự mất nước trên bề mặt da, từ đó giúp cải thiện tình trạng khô ngứa và nứt nẻ. Ưu điểm của loại kem này là dễ sử dụng, tính thấm tốt và bay hơi nhanh, không để lại cảm giác nhờn rít.

Khi bị viêm da dị ứng nhẹ và trung bình, người bệnh nên chọn các loại kem có độ pH trung tính, không chứa chất bảo quản, hương liệu. Nhiều người cho rằng, sử dụng các loại kem có thành phần tự nhiên sẽ an toàn cho da. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, các sản phẩm này thường chứa dầu hạnh nhân, dầu lạc, hạt dẻ, vừng… Đây đều là những nguyên liệu có thể gây dị ứng ở những cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh cần test xem loại kem dưỡng ẩm có phù hợp không trước khi tiến hành sử dụng lên vùng da bị bệnh.

2. Thuốc bôi điều trị viêm da dị ứng chứa corticoid

Corticoid tại chỗ là thuốc chủ lực trong điều trị viêm da dị ứng, đặc biệt là trong các đợt kịch phát. Loại thuốc này có công dụng chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa, kiểm soát và cải thiện triệu chứng tại khu vực da bị tổn thương.

Dựa vào hoạt lực điều trị, các corticoid được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm vừa: Gồm Hydrocortison 1%, 2,5%; Dexamethason 0,1%… được chỉ định trong các trường hợp viêm da dị ứng ở mặt hoặc những tổn thương diện rộng để hạn chế tác dụng phụ nếu thuốc hấp thu toàn thân.
  • Nhóm mạnh: Gồm Betamethasone valerate 0,01%, 0,1%… dùng cho các trường hợp tổn thương toàn thân ở người trưởng thành.
  • Nhóm rất mạnh: Gồm Clobetasol propionate, diprolene chỉ dùng trong thời gian ngắn trên các tổn thương nặng, diện tích nhỏ.

Corticoid sẽ rất hiệu quả và an toàn nếu được sử dụng đúng cách về cả liều lượng và thời gian. Thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo không nên quá 10 ngày/đợt, mỗi ngày chỉ nên bôi 1 lần, không quá 2 lần cho tới khi đỡ. Nên bôi thuốc vào buổi tối để giữ thuốc trên da lâu hơn, kéo dài hiệu quả điều trị.

Lưu ý: Các corticoid có tác dụng ức chế sự tổng hợp collagen của da, nên về lâu dài thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch dưới da, rạn da, rậm lông… Nếu dùng thuốc kéo dài trên diện rộng, cần đề phòng thuốc hấp thu vào máu, cho tác dụng phụ toàn thân như hội chứng Cushing, chậm lớn ở trẻ nhỏ, suy thượng thận… Khi dùng thuốc ở các vùng da mỏng như mí mắt có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (bệnh Glaucoma)…

Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường sử dụng:

Kem bôi Hidem Cream

  • Thành phần: Chủ yếu gồm Gentamicin (kháng sinh), Betamethasone dipropionate (corticosteroid) và Clotrimazol (chống nấm).
  • Công dụng: Giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn và kháng nấm tại chỗ
Kem bôi Hidem cream chứa corticoid được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân viêm da dị ứng
Kem bôi Hidem cream chứa corticoid được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân viêm da dị ứng

Kem bôi Fucicort Cream

  • Thành phần: Betamethasone (corticosteroid) và Fusidic acid  kháng khuẩn tại chỗ)
  • Công dụng: Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, sát trùng da và ngăn ngừa nhiễm trùng tại chỗ. Thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da dị ứng có hoặc đe dọa nhiễm khuẩn.

Kem bôi Clobetasol Propionate Cream

  • Thành phần: Clobetasol Propionate (corticoid rất mạnh)
  • Tác dụng: Giảm viêm, giảm ngứa, giảm dị ứng trên da nhanh và mạnh.
Kem bôi Clobetasol Propionate Cream là một dạng corticoid mạnh
Kem bôi Clobetasol Propionate Cream là một dạng corticoid mạnh

Kem Fluocinolone acetonide ointment

  • Thành phần: Fluocinolone Acetonide
  • Tác dụng: Giảm viêm, giảm ngứa, chống dị ứng, thường dùng trong các trường hợp viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, vảy nến, chàm…

Kem, mỡ bôi Betnovate

  • Thành phần: Betamethasone valates
  • Công dụng: Betamethasone valates là một hoạt chất chống viêm, sưng, giảm ngứa, chống phù nề và ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm trên da hiệu quả. Dạng kem phù hợp với các vùng da ẩm ướt. Dạng mỡ dùng cho các trường hợp da khô, bong tróc.

2. Thuốc ức chế miễn dịch calcineurin tại chỗ

Các chất ức chế miễn dịch calcineurin tại chỗ như kem Pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ Tacrolimus (Protopic TM) được dùng để thay thế trong trường hợp không đáp ứng với corticoid hoặc một số trường hợp khác.

Thuốc tác động theo cơ chế vừa điều hòa miễn dịch, vừa chống viêm, giảm dị ứng tại chỗ nên đặc biệt hữu ích cho các trường hợp viêm da dị ứng mức độ từ nhẹ đến trung bình. Do có tính điều hòa miễn dịch tại chỗ nên thuốc được sử dụng khá hiệu quả trong các trường hợp viêm da dị ứng ở những vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục và các nếp gấp, nhưng không được bôi lên niêm mạc và băng kín.

Không giống như các corticoid, nhóm thuốc này không làm mỏng da hoặc gây tổn thương trên da. Một số tình trạng có thể gặp phải như: Bỏng, ngứa, châm chích đặc biệt là trong những ngày đầu tiên sử dụng. Người lớn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này nhiều hơn trẻ em.

Ngoài ra thuốc còn có thể gây run, tăng đường huyết, tăng huyết áp… ở một số trường hợp. Người bệnh nên hạn chế ra ánh sáng mặt trời và tránh tiêm chủng vì thuốc có thể làm mất hoạt tính của vắc xin. Do cơ chế miễn dịch phức tạp, thuốc chỉ phù hợp với người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi.

Một số loại thuốc ức chế miễn dịch nhóm này gồm:

Tacrolimus Ointment (Tacrolimus 0,03% và 0,1%)

  • Thành phần: Tacrolimus là một macrolid không có hoạt tính kháng sinh.
  • Cơ chế: Hoạt chất ức chế miễn dịch mạnh theo cơ chế ức chế sự tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm.
  • Tác dụng: Điều hòa miễn dịch, giảm ngứa, dị ứng, ngừa viêm, nhiễm khuẩn tại chỗ. Dạng Tacrolimus 0,03% được dùng cho trẻ em và dạng 0.1% cho người trưởng thành.
Tacrolimus Ointment được lựa chọn điều trị viêm da dị ứng cho người lớn và trẻ em dạng nặng
Tacrolimus Ointment được lựa chọn điều trị viêm da dị ứng cho người lớn và trẻ em dạng nặng

Pimecrolimus 1%

  • Thành phần: Pimecrolimus là dẫn xuất của Ascomycin – một macrolid có cấu trúc và cơ chế tác dụng tương tự Tacrolimus.
  • Tác dụng: Thuốc có tác dụng tại chỗ tương tự Tacrolimus.

3. Thuốc kháng histamin

Các hoạt chất kháng Histamin có tác dụng ức chế hoạt tính của một hoạt chất trung gian gây phản ứng dị ứng trong cơ thể là Histamin. Trong bệnh viêm da dị ứng, hệ miễn dịch sẽ giải phóng Histamin vào máu và các mô dẫn đến các phản ứng sưng, phù nề, đỏ, ngứa, nóng và châm chích.

Mặc dù ngứa trong bệnh viêm da dị ứng không đơn thuần là do tác dụng của Histamin, đồng thời một số nghiên cứu cho rằng, nhóm thuốc này không mang lại hiệu quả điều trị. Song trong một số trường hợp, loại thuốc này có thể mang lại tác dụng giảm ngứa nhất định. Khi sử dụng, người bệnh cần cảnh giác các tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc thẩm thấu qua da.

Một số thuốc kháng Histamin có thể được sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng:

Benadryl (Diphenhydramine)

  • Thành phần: Diphenhydramine + kẽm acetate (nuôi dưỡng da, giảm đau)
  • Công dụng: Thường dùng để giảm ngứa trong một số trường hợp viêm da và tổn thương da do côn trùng cắn, dị ứng với xà phòng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa. Sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, bôi ngày 3 – 4 lần.
Beradyl cream là thuốc nhập khẩu, dùng được cho nhiều dạng viêm ngoài da trong đó có viêm da dị ứng
Beradyl cream là thuốc nhập khẩu, dùng được cho nhiều dạng viêm ngoài da trong đó có viêm da dị ứng

4. Thuốc sát khuẩn tại chỗ

Các loại thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ không mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên, chúng có thể hữu ích trong trường hợp viêm da có bội nhiễm nếu dùng đúng cách với nồng độ phù hợp.

Các dung dịch sát khuẩn thường dùng trong điều trị gồm kali permanganat, natri hypoclorit 6%, cetrimide, polynoxylin, povidone iodine, chlorhexidine, chloroxylenol, dibromopropamidine và triclosan.

Khi dùng dung dịch sát khuẩn, người bệnh cần phối hợp với các thuốc, kem bôi làm mềm da để ngừa tình trạng khô da, mất nước.

Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi trị viêm da dị ứng

Thuốc điều trị viêm da dị ứng dạng bôi ngoài da được đánh giá là cho hiệu quả nhanh và ít gây tác dụng phụ nguy hiểm trên toàn thân hơn so với thuốc uống. Tuy nhiên, nếu không thận trọng trong quá trình sử dụng, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ nguy hiểm tại chỗ và toàn thân. Do vậy, khi sử dụng thuốc bôi ngoài da trị viêm da cơ địa, người bệnh cần chú ý:

  • Vệ sinh và làm sạch da, lau khô trước khi bôi thuốc lên da
  • Không băng kín da, đặc biệt là với các corticoid bôi ngoài và thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus và Pimecrolimus
  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn về liều lượng, thời gian bôi thuốc, thời gian ngừng sử dụng thuốc
  • Đối với các loại corticoid bôi ngoài da mạnh không được dừng thuốc đột ngột mà cần có phác đồ giảm liều từ từ để tránh gây suy tuyến thượng thận.
  • Thận trọng khi bôi thuốc lên vùng da có tổn thương hở, vùng da nhạy cảm, các nếp gấp cơ thể
  • Đi khám để được chẩn đoán và xử lý nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc kích ứng trong thời gian điều trị
  • Không sử dụng đồng thời, cùng lúc nhiều loại thuốc bôi, thời gian bôi ít nhất phải cách nhau 2 giờ.
  • Không sử dụng thuốc bôi ngoài da khi diện tích tổn thương vượt qua 70% diện tích cơ thể.
  • Chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm da dị ứng uống thuốc gì?

Ngoài thuốc bôi ngoài da, một số trường hợp viêm da dị ứng nặng hoặc đe dọa biến chứng cần phải sử dụng thuốc uống hoặc tiêm.

Một số loại thuốc điều trị viêm da dị ứng thường được kê đơn gồm:

1. Thuốc chống viêm Corticoid

Các corticoid đường uống như prednison, prednisolon, methylprednisolon, dexamethason thường được sử dụng trong các đợt điều trị viêm da dị ứng ngắn. Thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng viêm ngứa ngoài da, phòng ngừa bệnh tiến triển trong những đợt kịch phát hiệu quả.

Các steroid đường uống được dùng trong thời gian điều trị ngắn, theo hướng dẫn của bác sĩ
Các steroid đường uống được dùng trong thời gian điều trị ngắn, theo hướng dẫn của bác sĩ

Các Corticoid có mức độ hoạt lực khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

2. Thuốc ức chế miễn dịch

Các thuốc ức chế miễn dịch không phải là steroid như Azathioprine, Cyclosporin, Methotrexate hoặc Mycophenolate có thể được sử dụng để giảm liều steroid hoặc trong trường hợp viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi các cách điều trị khác đã thất bại. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

3. Thuốc kháng Histamin

Mặc dù ngứa trong viêm da dị ứng không chỉ do nồng độ Histamin tăng lên trong máu, nhưng các loại thuốc kháng Histamin đường uống có thể giúp giảm ngứa hiệu quả.

Có thể dùng kết hợp 1 – 2 loại kháng histamin đường uống, thường sử dụng kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorpheniramine, hydroxyzine… có thể gây buồn ngủ, nên uống vào ban đêm và tránh dùng cho người lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc trí óc. Chlorpheniramine có thể dùng được cho phụ nữ có thai. Thuốc thế hệ 2 gồm cetirizin, levocetirizin… ít gây buồn ngủ, hiệu quả giảm ngứa tốt hơn nên dùng được cả ban ngày và ban đêm.

4. Thuốc kháng sinh

Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh. Các thuốc kháng sinh điều trị viêm da dị ứng thường được sử dụng dạng uống. Chỉ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch trong các trường hợp viêm da nhiễm trùng nặng phải nhập viện.

Kết hợp “trong uống, ngoài bôi” cho hiệu quả toàn diện, trị bệnh DỨT ĐIỂM

Đối với bệnh viêm da dị ứng nói riêng và bệnh da liễu nói chung thì đây là liệu pháp mang lại tác động toàn diện và cho hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, các loại thuốc tây y có thể cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng luôn kèm theo những yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ, gây hại cho cơ thể, nhất là với những tình trạng mãn tính, cần sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Vì vậy, nhiều người thường tìm đến những giải pháp an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng tái phát về sau bằng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, hiện nay số lượng bài thuốc Đông y có sự phối hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài không nhiều. Và những bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm chứng hiệu quả rõ ràng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến bài thuốc đặc trị viêm da dị ứng Quân dân 102 với sự kết hợp đồng thời giữa 3 chế phẩm: Thuốc uống – thuốc bôi ngoài da – thuốc ngâm rửa (tắm).

Bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 kết hợp uống - bôi - ngâm rửa mang đến hiệu quả toàn diện
Bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 kết hợp uống – bôi – ngâm rửa mang đến hiệu quả toàn diện

Bài thuốc là sản phẩm ĐỘC QUYỀN của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102, được nghiên cứu bởi các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về y học cổ truyền, tiêu biểu là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương. Bài thuốc ra đời dựa trên sự kế thừa, phát huy những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với nghiên cứu hiện đại. Do đó, bài thuốc sở hữu những ưu điểm nổi trội trong điều trị viêm da dị ứng và được giới chuyên gia đánh giá là “bước đột phá” trong điều trị bệnh.

Thông thường, phác đồ điều trị đối với các bệnh viêm da sẽ gồm thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, bài thuốc chữa viêm da dị ứng Quân dân 102 thể hiện sự vượt trội khi bổ sung thêm chế phẩm thuốc ngâm, vừa giúp điều trị tại chỗ, vừa có vai trò như “thuốc dẫn” để tính chất bôi thẩm thấu vào da tốt hơn và phát huy công dụng tối đa. Nhờ đó, bài thuốc đã mang đến cơ chế “tác động kép”, cho hiệu quả điều trị toàn diện, vừa cải thiện triệu chứng nhanh chóng, vừa loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

Điều trị căn nguyên bên trong cơ thể với bài thuốc uống

Bài thuốc đã khéo léo kết hợp hơn 30 vị nam dược có tác dụng công, bổ khác nhau theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ. Cơ chế này giúp bài thuốc vừa hỗ trợ xử lý triệu chứng hoàn toàn nhờ vào khả năng loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, vừa tác động chuyên sâu, loại bỏ căn nguyên gốc rễ của bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm da tái phát.

Bài thuốc điều trị theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ bệnh dứt điểm, không tái phát
Bài thuốc điều trị theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ bệnh dứt điểm, không tái phát
  • Các dược liệu có tính “công”: Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường hoạt động của can, thận để loại bỏ hết các độc tố, ngoại tà tích tụ trong cơ thể (nguyên nhân trực tiếp gây bệnh) ra bên ngoài. Tiêu biểu như: Kim ngân hoa, sài đất, ké đầu ngựa, khổ sâm, đơn đỏ, tang bạch bì,…
  • Các dược liệu có tính “bổ”:  Giúp phục hồi chức năng phế, tỳ, bổ thận âm, tăng cường chính khí, điều hòa miễn dịch, cải thiện cơ địa dị ứng, đồng thời nâng cao đề kháng, tăng cường hàng rào bảo vệ da để ngăn ngừa tái phát với các vị thuốc như: Thục địa, đinh lăng, ý dĩ, phòng phong, cúc hoa, bồ công anh,…

Điều trị ngoài da, cải thiện triệu chứng nhanh chóng với bài thuốc bôi và ngâm rửa

Bên cạnh bài thuốc uống, tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ, xử lý triệu chứng bên ngoài gồm:

  • Thuốc ngâm rửa (hoặc tắm): Thành phần dược liệu gồm có: Ô liên rô, khổ sâm, kim ngân hoa, dâu tằm, đơn đỏ,… có tác dụng làm sạch da, diệt khuẩn, giảm đỏ rát và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Thuốc bôi: Sử dụng các dược liệu như: Tinh chất nghệ, bạch tiễn bì, khổ sâm, ô liên rô,… giúp giảm tình trạng dị ứng, giảm ngứa, giúp da hết viêm đỏ, nổi mẩn và làm lành các tổn thương trên da.
Bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 được bào chế dưới dạng tiện lợi, dễ sử dụng
Bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 được bào chế dưới dạng tiện lợi, dễ sử dụng

Không chỉ ghi điểm bởi cơ chế điều trị hoàn hảo, hiệu quả điều trị lâu dài mà bài thuốc chữa viêm da dị ứng Quân dân 102 còn được đánh giá cao bởi các ưu điểm khác như:

ĐỘ AN TOÀN CAO, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, được thu hái từ những vườn thảo dược đạt chuẩn GACP – WHO do chính Quân dân 102 ươm trồng. Hơn nữa, để đảm bảo giữ nguyên hoạt tính chữa bệnh, kiểm soát và hạn chế tối đa thành phần độc tính có trong dược liệu, bệnh viện đã xử lý và bảo quản các thảo dược theo công nghệ cao. Đồng thời, kiểm nghiệm độc tính tại Học viện Quân y. Nhờ vậy, khi sử dụng bài thuốc, người bệnh hoàn toàn tâm về độ an toàn.

XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHÍNH XÁC, HIỆU QUẢ CAO NHỜ KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI

Bài thuốc chữa viêm da dị ứng Quân dân 102 hiện đang được sử dụng theo phác đồ điều trị khoa học với 2 GIAI ĐOẠN chặt chẽ nhằm mang tới 3 MỤC TIÊU: Điều trị triệu chứng, điều trị căn nguyên và Dự phòng – ngừa tái phát.

Liệu trình bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 được xây dựng khoa học, chặt chẽ
Liệu trình bài thuốc viêm da dị ứng Quân dân 102 được xây dựng khoa học, chặt chẽ

Phác đồ này được xây dựng dựa trên kết quả chẩn đoán chính xác bằng Đông và Tây y (soi da, xét nghiệm máu, test áp bì,…) giúp bác sĩ xác định đúng nguyên nhân dị ứng, mức độ viêm nhiễm da, thể trạng bệnh nhân để đưa liệu trình điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

[VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu phương pháp Đông y có biện chứng Quân dân 102]

Thông thường, lộ trình điều trị bệnh viêm da dị ứng với bài thuốc đặc trị Quân dân 102 sẽ từ 1 – 3 tháng tùy vào cơ địa của mỗi người và kiểm soát bệnh một cách lâu dài nếu thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc mà bác sĩ khuyến cáo.

Dưới đây là một số phản hồi của người bệnh về hiệu quả điều trị viêm da dị ứng tại Tổ hợp y tế Quân dân 102:

Chia sẻ của bạn An Yên trên trang facebook cá nhân

Chia sẻ của người dùng trên diễn đàn webtretho
Chia sẻ của người bệnh hiệu quả điều trị viêm da dị ứng tại Quân dân 102

Nếu đang bị viêm da dị ứng và chưa tìm được giải pháp hiệu quả, bạn có thể đến thăm khám và điều trị trực tiếp tại các cơ sở của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Hoặc liên hệ hotline 0888.598.102 – 0888.698.102 để được hỗ trợ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm da dị ứng

Việc sử dụng thuốc chữa viêm da dị ứng không đúng cách có thể gây ra những rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng thuốc điều trị viêm da dị ứng khi có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất về liều lượng và thời gian. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình dùng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Trong thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng phụ hoặc dấu hiệu dị ứng, nhiễm trùng khác thường, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm da dị ứng là một bệnh da liễu mãn tính, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng là giải pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên có thể giúp người bệnh sớm tìm được phương án điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả và an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng