Top 5 loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc đẩy lùi bệnh hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị viêm da tiếp xúc được các bác sĩ kê đơn hoặc khuyên dùng mang lại hiệu quả cao. Trong đó, các dược phẩm tác động ngoài da được nhiều người quan tâm. Vậy bệnh nhân viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì an toàn, cải thiện triệu chứng nhanh chóng? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu loại thuốc dạng thoa được ưa chuộng nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo.

Bị viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị phát ban, mẩn ngứa khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Chẳng hạn như hóa chất từ nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, trang sức…

Để làm giảm tình trạng kích ứng da, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da trị viêm da tiếp xúc. Hầu hết loại thuốc này thường chứa kháng sinh, steroid hoặc corticosteroid.

Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn 5 loại thuốc dưới đây:

Hồ nước trị viêm da tiếp xúc

Hồ nước là một dung dịch có chứa oxide kẽm, bột talc, glycerin, nước cất thường được dùng để trị các bệnh lý ngoài da. Trong đó, hồ nước cũng có hiệu quả với viêm da tiếp xúc.

Người bệnh có thể sử dụng hồ nước để cải thiện tình trạng sưng rát da, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Hồ nước cũng an toàn dùng cho cả trẻ sơ sinh.

Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh bôi hai lần vào buổi sáng và buổi tối.

Tác dụng phụ: Thuốc có tác động xấu đến phụ nữ có thai, đang cho con bú (sảy thai, dị tật…)

Chống chỉ định: Người có sự mẫn cảm với các thành phần của thuốc và bị viêm da tiếp xúc có bội nhiễm.

Giá bán: Hồ nước của Viện da liễu có giá khoảng 30.000 đồng/lọ.

Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì – Sử dụng thuốc tím

Trên thực tế, thuốc tím là hóa chất kali pemanganat có tác dụng khử khuẩn, sát trùng, chống oxy hóa nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Trong y tế, thuốc tím thường được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da như eczema, mụn trứng cá, nấm chân tay hay viêm da tiếp xúc.

Bị viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì? Thuốc tím trị viêm da tiếp xúc
Thuốc tím trị viêm da tiếp xúc giúp giảm tình trạng tổn thương ở bề mặt da

Cách dùng: Thuốc tím bột pha với nước tỷ lệ 1:10.000. Người bệnh pha 0,1g thuốc tím bột với 1l nước ấm để ngâm tay trong khoảng 15-20 phút.

Tác dụng phụ: Kích ứng da tại chỗ với người mẫn cảm thành phẩn của thuốc.

Chống chỉ định: Thuốc tím có thể dùng an toàn cho mọi đối tượng, chưa có chống chỉ định cho bất kỳ đối tượng nào.

Giá bán: 40.000 đồng cho khoảng 50g.

Chữa viêm da tiếp xúc với thuốc chứa Corticoid

Thuốc bôi chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc nhất nhờ khả năng kháng viêm mạnh mẽ của chúng.

Corticoid có thể thấm qua da, ức chế sự tổng hợp sinh học của các chất gây viêm prostaglandin. Người bệnh sau khi sử dụng thuốc sẽ giảm nhanh tình trạng tróc vảy, bông da, ngứa ngáy, rát đỏ.

Trong số các thuốc chứa Corticoid bôi ngoài da hiện nay, bác sĩ thường kê để trị viêm da tiếp xúc như: Eumovate, Gentrisone, Lacticare HC, Fusidicort,…

Thuốc trị viêm da tiếp xúc có chứa corticoid
Thuốc trị viêm da tiếp xúc có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngoài da

Cách dùng: Sau khi vệ sinh tay sạch sẽ thì người bệnh thoa một thật mỏng, có thể băng kín tay lại.

Tác dụng phụ: Corticoid sử dụng quá liều mang lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, rối loạn tâm thần, ban đỏ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, loãng xương, teo cơ…

Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc, bị loét da, da đang bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, phụ nữ đang mang thai, cho con bú.

Giá bán: Khoảng 40.000 – 80.000 đồng.

Xem thêm : Thuốc bôi viêm da cơ địa bác sĩ khuyên dùng

Thuốc làm mềm da

Người bị viêm da tiếp xúc thường gặp tình trạng khô da tay, bong tróc vảy da. Ngoài các thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng thêm các sản phẩm không chứa corticosteroid. Chẳng hạn như các loại kem được chiết xuất từ vitamin E, AHA…

Các loại kem này có tác dụng cấp ẩm cho da tay, làm mềm vùng da bị kích ứng để tránh bị tái phát bệnh. Các loại thuốc được khuyến khích nhiều nhất bao gồm kem dưỡng chứa vitamin E, Lactcare-HC Lotion, Physiogel cream.

Cách dùng: Người dùng nên bôi ít nhất 2 lần/ngày để da được cấp ẩm đủ. Riêng Lacticare-HC Lotion 1% bôi tối đa 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc, trừ trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc có thể gây dị ứng.

Chống chỉ định: Các loại kem dưỡng tay chống chỉ định với những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Kem dưỡng chứa vitamin E thường dùng được cho mọi đối tượng. Còn Lactcare-HC Lotion 1% và Physiogel cream chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Giá bán: Kem dưỡng ẩm vitamin E có giá 30.000 đồng/lọ, Lactcare-HC Lotion khoảng 80.000/chai, Physiogel cream dao động 120.000 – 170.000 đồng.

Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì – Thuốc mỡ kháng khuẩn

Các loại thuốc kháng viêm chỉ có tác dụng trong trường hợp không có bội nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh do không điều trị kịp thời, không giữ vệ sinh tay sạch sẽ trong quá trình điều trị nên bị nhiễm khuẩn thứ phát.

Lúc này, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc mỡ bôi kháng khuẩn khi bệnh chưa phát đến toàn thân. Fucicort và Bactroban ointment là hai loại thuốc kháng khuẩn có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất.

Fucicort có tác dụng kháng khuẩn
Fucicort có tác dụng kháng khuẩn

Cách dùng: Bôi thuốc mỡ lên vùng tay bị nhiễm khuẩn 2 lần/ngày và dùng liên tục khoảng 5-10 ngày. Nếu đến ngày thì 7, thuốc không cho hiệu quả tốt thì cần tái khám và đổi đơn thuốc.

Tác dụng phụ: Cảm giác châm chích, bỏng rát, bị nổi ban đỏ nếu có kích ứng, da khô

Chống chỉ định: Những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Giá bán: 100.000/tuýp/15g.

Xem thêm : thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt tốt nhất

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc nào, người bệnh cũng cần đến bệnh viện thăm khám và lắng nghe chẩn đoán về tình trạng bệnh.

Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ để tránh tình trạng thuốc chữa không phù hợp với mức độ viêm nhiễm khiến bệnh lâu khỏi.

Thêm vào đó, các loại thuốc dùng để trị bệnh đều có tác dụng phụ kèm theo. Người bệnh sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý trong việc sử dụng nhóm thuốc chứa Corticoid. Mặc dù chúng có tác dụng kháng viêm nổi trội nhưng thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đi kèm. Thậm chí khiến tình trạng viêm nhiễm diễn tiến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần cũng cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Bởi nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch yếu, cơ địa mẫn cảm và thường khó tương tác hiệu quả với thuốc điều trị.

Ngoài ra, nếu người bệnh gặp bất cứ phản ứng nào liên quan đến dị ứng thuốc, các bạn cần được cấp cứu kịp thời ngay. Đồng thời báo cáo với bác sĩ để được đánh giá lại phác đồ điều trị, thay đổi đơn thuốc an toàn hơn.

Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cũng cần phối hợp với các biện pháp chăm sóc khác:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với hóa chất trong suốt thời gian điều trị viêm da tiếp xúc.
  • Bổ sung nhiều nước để cơ thể thải độc tốt hơn và giúp làn da được cấp ẩm từ bên trong.
  • Hạn chế chà xát đến vùng da đang bị tổn thương, giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, thực phẩm chứa vitamin E giúp tái tạo nhanh các tế bào bị tổn thương.
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục trong quá trình điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề bị viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì. Đồng thời biết thêm công dụng và cách dùng của các loại thuốc, tránh gặp phải tác dụng phụ trong suốt quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc chưa thăm khám và chẩn đoán tại bệnh viện không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi không có kê đơn của bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng