Top 10 Thuốc Bôi Viêm Da Cơ Địa Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa rát, mẩn đỏ, khó chịu,… Thêm vào đó, chúng còn hỗ trợ hồi phục phần da bị tổn thương, tránh để da nhiễm khuẩn. Vậy đâu là thuốc bôi trị viêm da cơ địa cho hiệu quả tốt, an toàn? Bài viết này của Học Viện Vietmec sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết.
Xem thêm : thuốc điều trị viêm da cơ địa tốt nhất
Các nhóm thuốc bôi chữa viêm da cơ địa phổ biến
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc bôi viêm da cơ địa cụ thể, mọi người cần biết thuốc được chia thành những nhóm nào. Theo đó, thuốc bôi chữa viêm da cơ địa sẽ có 2 dạng chính như sau:
Nhóm thuốc tác động lên hệ thống miễn dịch
Đây là những loại thuốc có tác dụng kích thích hoặc ức chế hoạt động miễn dịch tại chỗ để làm giảm viêm, ngứa ngáy. Các loại thuốc thuộc nhóm này thường có thành phần chính là Corticoid, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trong đó, Corticoid được phân theo hiệu lực, loại hiệu lực yếu như desonide 0,05%; hydrocortisone 2,5% dạng thuốc mỡ sẽ dùng cho trẻ nhỏ và bệnh nhân mức độ nhẹ. Dùng 1,2 lần/ngày và nên thoa vào buổi tối trước khi ngủ. Sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần và chỉ dùng trên vùng da có xuất hiện triệu chứng. Tình trạng da ở mức trung bình, có thể dùng thuốc bôi Corticoid có hiệu lực mạnh hơn như fluocinolone 0,025%; triamcinolone 0,1% hay betamethasone dipropionate 0,05%.
Trường hợp nặng có thể dùng Corticoid hiệu lực mạnh nhất trong 2 tuần rồi chuyển qua sử dụng liều duy trì với hiệu lực yếu hơn cho tới khi các triệu chứng biến mất. Lưu ý, corticoid có hiệu lực cao thường mang lại hiệu quả tốt nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ như giãn mạch, teo da, nổi mụn, rạn da, viêm da quanh miệng,…
Nhóm thuốc ức chế Calcineurin
Là nhóm thuốc không chứa corticoid, hoạt động trên cơ chế ngăn chặn sự đáp ứng của một số tế bào ở hệ miễn dịch, làm cho triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, viêm không xuất hiện. Tuy nhiên, thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ ít được sử dụng hơn so với nhóm thuốc có chứa Corticoid.
Hai loại thuốc mỡ ức chế Calcineurin (TCI) được dùng nhiều nhất là tacrolimus và kem pimecrolimus. Thuốc có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi. Phù hợp với những trường hợp kháng Corticoid, tổn thương da ở mặt, nếp bẹn, hậu môn hoặc dùng Corticoid liên tục trong thời gian dài gây ra tác dụng phụ.
Thuốc TCI đường bôi dùng ngày 2 lần, duy trì trong 2 – 3 tuần để cho hiệu quả cải thiện và ngăn ngừa bệnh tốt. Khi sử dụng TCI, người bệnh có thể cảm thấy đau tại chỗ bôi thuốc và có cảm giác bỏng rát hoặc châm chích.
Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa
Để quá trình điều trị viêm da cơ địa diễn ra suôn sẻ, tăng khả năng làm giảm các triệu chứng, hạn chế nguy cơ tái phát, các bạn cần nắm được những nguyên tắc sau:
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như hóa chất, đồ vật có nấm mốc, xà phòng, khói thuốc, các loại côn trùng,…
- Tuyệt đối không gãi, chà xát khiến da bị tổn thương.
- Không dung nạp các thực phẩm – đồ uống gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
- Tránh mặc quần áo quá bó hoặc có chất liệu không thấm hút mồ hôi, dễ gây ngứa.
Đừng bỏ qua : cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Top 10 thuốc bôi viêm da cơ địa tốt nhất
Dưới đây là top 10 thuốc bôi viêm da cơ địa thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng. Cụ thể như sau:
Thuốc bôi Hydrocortison
Thuốc bôi Hydrocortison thuộc nhóm steroid – dòng kem bôi ngoài da với thành phần chính trùng với tên sản phẩm. Thuốc gồm 3 loại hàm lượng chính là Hydrocortison 0,5%, Hydrocortison 1% và Hydrocortison 2.5%.Dựa vào tình trạng bệnh ở mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp.
Thuốc khi được apply lên da sẽ cho tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, giảm viêm và ức chế hoạt động miễn dịch. Ngoài điều trị viêm da cơ địa, Hydrocortison còn có tác dụng cải thiện các bệnh lý khác như mề đay, tổ đỉa,…
Cách dùng:
- Bôi Hydrocortison ngày 1 – 4 lần, mỗi lần chỉ thoa một lớp mỏng.
- Khi bôi thuốc, tránh để da tiếp xúc với mắt, niêm mạc.
- Trường hợp dùng thuốc để điều trị bệnh trên diện rộng cho trẻ em, bố mẹ cần cẩn thận để tránh gây hại tới tuyến yên, tuyến thượng thận.
Chống chỉ định:
- Không dùng Hydrocortison cho người bị nhiễm virus thủy đậu, vi khuẩn lao, nhiễm khuẩn herpes, vi khuẩn gây bệnh zona.
- Người bị dị ứng với dược tính có trong thuốc Hydrocortison.
- Bị nhiễm nấm, ký sinh trùng.
Giá bán: Khoảng 45.000 đồng/tuýp 15g.
Thuốc bôi Korcin
Loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa này có chứa 2 thành phần chính là Dexamethasone và Chloramphenicol. Khi hấp thụ vào da, các hoạt chất có trong thuốc sẽ mang lại hiệu quả giảm ngứa, phục hồi các tổn thương cho da do nhiễm khuẩn nặng. Đồng thời chống viêm, kháng khuẩn và giúp giải quyết tình trạng viêm nang lông, chàm nhiễm khuẩn và mụn trứng cá khá tốt.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da cần điều trị, thấm khô da rồi thoa một lượng thuốc vừa đủ lên.
- Nhẹ nhàng massage để các dưỡng chất có trong thuốc bôi từ từ thấm vào da.
- Không băng kín vết thương sau khi bôi thuốc và chỉ dùng với tần suất 2 – 3 lần/ngày. Nếu không có chỉ định gì thêm từ bác sĩ thì chỉ nên dùng Korcin trong 5 – 7 ngày.
Chống chỉ định:
- Không dùng Korcin cho những người quá mẫn cảm với các thành phần dược tính có trong thuốc.
- Người được chẩn đoán bị nhiễm trùng nguyên phát.
- Tránh thoa thuốc quá dày hoặc dùng trên diện rộng.
Giá bán: Khoảng 15.000 đồng/tuýp.
Thuốc Sodermix
Sodermix thường được chỉ định bôi ngoài da cho những trường hợp bị viêm da cơ địa, dị ứng, nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa,… Với thành phần chính là Enzyme SOD – chiết xuất từ quả cà chua xanh, Sodermix sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng sau 2 – 3 ngày sử dụng.
Bên cạnh đó, Sodermix còn được đánh giá cao ở khả năng cấp ẩm, tái tạo lại vùng da bị tổn thương cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch bằng nước ấm, lau khô rồi thoa một lượng kem vừa đủ lên da.
- Để kem thấm vào da tốt hơn, bạn massage trong khoảng vài phút.
- Dùng ngày 2 – 3 lần.
Chống chỉ định:
- Tránh dùng khi bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần dược tính có trong Sodermix.
- Không thoa Sodermix lên vết thương hở.
Giá bán: Khoảng 310.000 đồng/tuýp 15g.
Dermovate Cream
Dermovate Cream là một trong các loại thuốc bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng. Với thành phần chính là Clobetasol Propionate, sản phẩm thường được chỉ định dùng ngắn hạn để trị bệnh viêm da cơ địa, mẩn ngứa, vảy nến,… Từ đó nhanh chóng đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, hạn chế hình thành nốt sần mới và giúp da hồi phục tổn thương hiệu quả.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ.
- Lấy một lượng kem Dermovate Cream vừa đủ thoa lên da, dùng với tần suất 3 – 4 lần/ngày.
- Không tự ý dùng thuốc kéo dài trên 2 tuần nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Trẻ dưới 12 tuổi.
- Người bị nhiễm khuẩn da.
- Đối tượng quá mẫn cảm với thành phần có trong Dermovate Cream.
Giá bán: Khoảng 95.000 đồng/tuýp 15g.
Kem bôi Kẽm Oxide 10%
Là kem bôi có đặc tính sát khuẩn nhẹ với thành phần chính là Zinc Oxide. Sản phẩm sẽ giúp làm dịu vùng da bị tổn thương do viêm da hoặc khi có vết trợt trên bề mặt. Khi dùng Kẽm Oxide 10%, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách dùng:
- Làm sạch da rồi thoa một lớp kem Korcin mỏng lên vùng da bị tổn thương.
- Dùng gạc y tế băng lại để tránh nhiễm khuẩn.
- Thoa thuốc bôi viêm da cơ địa này từ 1 – 2 lần/ngày để mang tới hiệu quả cải thiện tốt.
Chống chỉ định:
- Không dùng cho người có tiền sử mẫn cảm với thành phần có trong Kẽm Oxide 10%.
- Chống chỉ định dùng thuốc trị viêm da cơ địa này khi có các tổn thương kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn trên da.
Giá bán: Khoảng 23.000 đồng/tuýp.
Thuốc Gentrisone
Kem gồm các thành phần chính là Clotrimazol, Betamethason dipropionat, Gentamicin,… Nhờ những thành phần nêu trên, Gentrisone mang tới khả năng giải quyết tốt các triệu chứng của bệnh nấm da, lang ben, viêm da nhiễm trùng,…
Cách dùng:
- Gentrisone dùng bôi ngoài da.
- Lấy một lượng nhỏ kem Gentrisone thoa lên vùng da cần điều trị với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Chống chỉ định:
- Gentrisone không nên thoa lên trên vùng da có vết thương hở hoặc viêm da cơ địa ở tai.
- Bệnh nhân bị viêm da do nhiễm Herpes Zoster hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người mắc bệnh giang mai.
Giá bán: Khoảng 16.000 đồng/tuýp 10g.
Kem bôi Tacrolimus
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Tacrolimus thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Thường được kê đơn để điều trị cho những trường hợp bị viêm da ở mức độ trung bình và nặng. Dược tính có trong kem bôi Tacrolimus sẽ làm suy yếu hoạt động miễn dịch của da nhằm cải thiện phản ứng dị ứng, viêm da hiệu quả.
Cách dùng:
- Trẻ nhỏ dùng thuốc có nồng độ 0.03% với tần suất ngày 1 – 2 lần.
- Người lớn dùng Tacrolimus với nồng độ 0.1%, ngày thoa 2 – 3 lần.
Chống chỉ định: Không dùng Tacrolimus khi bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
Giá bán: Khoảng 150.000 đồng/tuýp 60g.
Thuốc Benzoyl Peroxide
Đây là loại thuốc bôi thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ tới trung bình. Benzoyl Peroxide được ứng dụng chủ yếu để làm ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm. Từ đó làm bong tróc vảy, lớp sừng trên da và giúp da nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, Benzoyl Peroxide còn có khả năng điều trị mụn kéo dài và trị viêm nang lông,…
Cách dùng:
- Lấy lượng kem Benzoyl Peroxide vừa đủ thoa lên da.
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần, tuy nhiên da sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi dùng Benzoyl Peroxide nên cần thoa thêm kem chống nắng hoặc che chắn da kỹ lưỡng khi ra ngoài.
Chống chỉ định:
- Không dùng Benzoyl Peroxide nếu quá mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm.
- Tránh để thuốc bôi viêm da cơ địa này dính lên vùng mắt, mũi, miệng hoặc vùng da có vết thương hở.
Giá bán: Khoảng 114.000 đồng/tuýp.
Thuốc Betasalic
Betasalic là thuốc bôi viêm da cơ địa chuyên điều trị bệnh viêm da thần kinh, viêm da dị ứng mãn tính, viêm da cơ địa, vảy nến,…. Betamethasone dipropionate, Salicylic acid là 2 thành phần chính có trong Betasalic. Ngoài ra, kem bôi còn có một số loại tá dược khá vừa đủ 1 tuýp 15g.
Cách dùng: Betasalic được dùng khá đơn giản, người bệnh thoa trực tiếp kem lên da với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Chống chỉ định:
- Betasalic không dùng cho người có tiền sử quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Không dùng cho trẻ 1 tuổi.
- Thuốc Betasalic không thích hợp cho người bị nhiễm trùng da, thủy đậu, nhiễm virus Zona hay Herpes.
Giá bán: Khoảng 17.000 đồng/tuýp.
Thuốc bôi ngoài da Dipolac G
Dipolac G thuộc nhóm Corticoid với thành phần chính là Gentamicin, Clotrimazol, Betamethason,… Thuốc được dùng để kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại bên ngoài da. Vì thế, Dipolac G thường được dùng để điều trị bệnh viêm da cơ địa, chàm eczema, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,…
Cách dùng:
- Vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương sạch sẽ trước khi thoa thuốc.
- Lấy một lượng Dipolac G vừa đủ ra tay, nhẹ nhàng thoa để kem nhanh thẩm thấu vào da.
- Không băng kín vùng da bôi thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định và chỉ nên dùng 2 – 3 lần/ngày để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng Dipolac G.
- Tương tự như những loại thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi khác, người bệnh không nên dùng Dipolac G khi bị dị ứng với các hoạt chất có trong sản phẩm.
Giá bán: Khoảng 30.000 đồng/tuýp 10g.
Trên đây là danh sách các loại thuốc bôi viêm da cơ địa được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bệnh nhân không nên vội vàng mua thuốc. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra, sau đó dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Thông tin liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!