Bệnh Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Được Không? Tìm Hiểu Cách Chữa

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da, thường gặp nhiều ở trẻ em. Mặc dù không nguy hiểm nhưng khiến đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống suy giảm. Vậy bệnh viêm da cơ địa có chữa được không, chữa như thế nào? Hãy cùng Học Viện Vietmec tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là bệnh lý ngoài da với những biểu hiện vô cùng đặc trưng. Theo đó, bệnh sẽ khiến làn da người mắc trở nên ửng đỏ, ngứa ngáy, khô da, nứt nẻ và bong tróc. Viêm da cơ địa thường có liên quan tới nồng độ globulin miễn dịch trong máu, tiền sử gia đình hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… 

Đọc thêm : Kiến thức cần biết về bệnh viêm da cơ địa

Các nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa

Cơ chế sinh bệnh viêm da cơ địa khá phức tạp và hiện chưa thể xác định chính xác nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho hay, nguyên nhân gây viêm da cơ địa có thể liên quan tới yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoặc do tác động từ môi trường. 

Bệnh viêm da cơ địa có thể hình thành do nhiều yếu tố khác nhau
Bệnh viêm da cơ địa có thể hình thành do nhiều yếu tố khác nhau

Viêm da cơ địa có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy theo từng đối tượng nhiễm bệnh cụ thể. Song nhìn chung người bệnh vẫn có những đặc điểm sau:

  • Ngứa da, đặc biệt là về đêm.
  • Khô da.
  • Xuất hiện mảng đỏ, nâu, xám ở tay, chân, cổ chân, cổ tay, ngực, mía mắt, đầu gối, mặt, da đầu,…
  • Có các mảng da dày, có vảy.
  • Da bị sưng phù nề do cào gãi.
  • Mọc mụn nước nhỏ, khi vỡ có dịch bên trong. 

Viêm da cơ địa có tự khỏi không?

Trước khi giải đáp vấn đề “bệnh viêm da cơ địa có chữa được không”, chúng ta cần biết viêm da cơ địa có tự khỏi không. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, viêm da cơ địa không thể tự khỏi. Bệnh chỉ được cải thiện tốt khi tiến hành điều trị theo đúng phác đồ. 

Viêm da cơ địa có thể biến mất sau một thời gian nhưng khi tái phát, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Trường hợp để lâu không điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngứa ngáy mãn tính, hình thành vảy trên da: Hành động cào gãi lên da khi bị ngứa sẽ gây ra tình trạng lichen hóa, khiến da dày, chai sạn và dần mất cảm giác. 
  • Hen suyễn: Thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, khoảng 10 – 13 tuổi khi bị viêm da cơ địa kéo dài. 
  • Nhiễm trùng da: Các tổn thương do cào gãi, nứt nẻ da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Cảm giác ngứa ngáy nhiều về đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó có một giấc ngủ trọn vẹn. 

Vì thế, bệnh nhân không được chủ quan, hãy chủ động tới các cơ sở bệnh viện uy tín thăm khám – điều trị ngay khi thấy da xuất hiện các triệu chứng bất thường. 

Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Như đã chia sẻ, viêm da cơ địa là bệnh ngoài da có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Đồng thời hình thành do nhiều nguyên nhân như dùng thực phẩm lạ, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với các hóa chất, môi trường sống – làm việc ô nhiễm,… Vậy bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Bệnh viêm da cơ địa có thể chữa được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi bản chất của bệnh là mang yếu tố di truyền, cơ địa nên rất khó để loại bỏ nguyên nhân. Thay vào đó, người bệnh chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bệnh thông qua việc dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. 

Trong đó, trẻ em và bà bầu là đối tượng khá nhạy cảm nên cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Liệu pháp ánh sáng chữa viêm da cơ địa chỉ áp dụng với những người trưởng thành. Tuy cho lại hiệu quả nhanh nhưng biện pháp này có thể gây lão hóa da, thậm chí là ung thư da nên cần hết sức cẩn trọng. 

Viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn
Viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn

Các cách chữa bệnh viêm da cơ địa giúp cải thiện bệnh tốt

Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh áp dụng theo những cách điều trị sau đây:

Mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa thường được áp dụng nhất gồm có:

  • Tắm nước lá khế, xông hơi lá khế và đun thành nước uống ngày 2 lần, duy trì trong 5 – 10 ngày. 
  • Tắm nước lá đơn đỏ.
  • Uống nước lá đinh lăng.
  • Pha nước mật ong uống hoặc kết hợp cùng sữa chua không đường, chanh để thoa lên vùng da bị tổn thương (không có vết thương hở).
  • Thoa gel nha đam,… 

Áp dụng các biện pháp điều trị hiện đại theo Tây y

Dựa trên mức độ nặng nhẹ và từng đối tượng mắc bệnh cụ thể, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp cần dùng thuốc, bác sĩ có thể kê những loại thuốc sau:

  • Thuốc dạng kem hoặc thuốc mỡ có chứa corticoid dùng trực tiếp trên da để chống viêm. 
  • Kem bôi có chứa thành phần ức chế calcineurin dùng cho trẻ trên 2 tuổi, sau bước dưỡng ẩm để điều hòa miễn dịch, ngăn chặn hoạt động của các chất gây viêm. 
  • Thuốc kháng sinh dạng kem bôi hoặc uống để chống biến chứng do nhiễm khuẩn từ những tổn thương hở. 
  • Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được kê corticoid đường uống. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tiến hành điều trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng. Tuy nhiên cách làm này sẽ hạn chế đối tượng thực hiện, nhất là với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. 

Tham khảo : Thuốc trị viêm da cơ địa chuyên gia khuyên dùng

Thay đổi thói quen sống

Để hạn chế triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần, bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen xấu, duy trì thói quen tốt như sau:

  • Tránh tắm quá lâu. 
  • Tắm bằng nước ấm, không dùng nước quá nóng vì có thể khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên, tăng nguy cơ bị khô da. 
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ với các thành phần an toàn, lành tính. 
  • Lau khô người sau khi tắm và dùng ngay kem dưỡng ẩm phù hợp cho da theo từng khu vực trên cơ thể. 
  • Không cào, gãi da. 
  • Vệ sinh cơ thể, nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ. 
  • Bảo vệ, che chắn da mỗi khi đi da ngoài và hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như tia cực tím, khói bụi,…
Người bệnh không nên dùng nước quá nóng để tắm
Người bệnh không nên dùng nước quá nóng để tắm

Kết luận – lời khuyên

Như vậy bài viết đã giúp người bệnh giải đáp câu hỏi “bệnh viêm da cơ địa có chữa được không”. Theo đó, viêm da cơ địa có thể chữa được, nhưng không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Bệnh vẫn có khả năng tái phát, nhưng sẽ giảm dần tần suất khi bạn trưởng thành và già đi. Do đó, để nâng cao chất lượng cuộc sống, không gặp phiền toái bởi các triệu chứng của viêm da cơ địa. Mọi người nên nên chủ động phòng tránh các nguyên nhân và những yếu tố có nguy cơ làm bùng phát bệnh. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng