Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em : Cách Chăm Sóc Và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở trẻ em là vấn đề da liễu phổ biến, dễ tái phát và khó điều trị triệt để. Có hơn 60% trẻ bị viêm da cơ địa được phát hiện trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Để biết trẻ bị viêm da cơ địa có nguy hiểm không, chăm sóc và điều trị thế nào, cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Xem thêm : Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ em hay ở người lớn cũng tương tự như nhau. Đây là một thể của bệnh chàm thể trạng hay còn gọi là eczema – bệnh da liễu mãn tính, thường gặp nhiều ở trẻ em. Trong đó có 95% sẽ ổn định sau 2 tuổi, 5% sẽ tái diễn thành viêm da cơ địa ở người lớn.

Như chúng ta đã biết, làn da luôn có một lớp màng bảo vệ để ngăn nước trong da không bị bốc hơi, bảo vệ da khỏi các tác nhân tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm da cơ địa, lớp mảng này yếu đi, da bắt đầu có hiện tượng mất nước, khô hơn. Từ đó khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện nốt mẩn đỏ, mụn nước và các vấn đề da liễu khác. 

Viêm da cơ địa ở trẻ em là tình trạng da liễu phổ biến
Viêm da cơ địa ở trẻ em là tình trạng da liễu phổ biến

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em sẽ có biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn nhất định. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn cấp tính, các tổn thương trên da chủ yếu là mụn nước, tập trung ở vùng má, cằm, trán,… Khi bị vỡ, chúng sẽ chảy dịch, tạo thành vảy tiết và khiến nền da bị đỏ rát. 
  • Ở giai đoạn bán cấp, triệu chứng của bệnh sẽ nhẹ dần nhưng da sẽ bị đỏ và tập trung thành từng mảng hoặc rải rác.
  • Chuyển qua giai đoạn mãn tính, làn da của trẻ sẽ dày khô, có vết nứt và nếp gấp lớn, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, cổ chân hay cổ tay,… 

Ngoài những triệu chứng trên, trẻ bị viêm da cơ địa còn có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc, dày sừng nang lông, vảy cá hay chứng vẽ nổi,… 

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm da cơ địa phần lớn đều do yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc có liên quan tới bệnh dị ứng. Tiêu biểu là hen phế quản, dị ứng theo mùa hoặc mề đay. Tuy dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh khá hiếm nhưng vẫn có số ít trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc trứng. 

Theo đó, các yếu tố có thể làm khởi phát bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Thời tiết hanh khô khiến da trẻ nhạy cảm và dễ bị các yếu tố dị nguyên tấn công. 
  • Việc dùng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách hoặc bé có tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa. 
  • Cha mẹ vệ sinh cơ thể cho trẻ kém.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn. 

Viêm da cơ địa trẻ em có chữa được không? Có lây không?

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh đặc trưng với những tổn thương nổi gồ lên hoặc nằm nông trên bề mặt da. Không giống như nhiều bệnh da liễu khác, viêm da cơ địa không có tính lây lan. Nghĩa là, khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh, bạn cũng không có nguy cơ bị mắc viêm da cơ địa. 

Song viêm da cơ địa là bệnh có tính di truyền cao, đặc biệt là bố mẹ. Trong trường hợp có cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa, khả năng con cái bị mắc bệnh lý này sẽ đạt tỷ lệ khoảng 80%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 50% nếu chỉ có mình bố hoặc mình mẹ mắc bệnh. 

Tham khảo thêm : Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Trong trường hợp trẻ không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tình trạng viêm da có thể khiến bé khó chịu. Đồng thời khiến trẻ có hiện tượng quấy khóc, ngủ không ngon giấc làm ảnh hưởng tới sự phát triển về sau. 

Viêm da cơ địa ở trẻ còn khiến các bé bỏ ăn, kén ăn, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm ở vùng da bị tổn thương. Chưa kể, tình trạng viêm da còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti khi bị trêu chọc. 

Mặc dù viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ nói riêng hay người lớn nói chung đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên đây là bệnh da liễu có tính dai dẳng, dễ tái phát nên dễ để lại sẹo, tổn thương trên da. Một nửa trong số ca bị viêm da cơ địa này có khả năng phát triển thành bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng,… 

Trẻ bị viêm da cơ địa có thể phát triển thành hen suyễn
Trẻ bị viêm da cơ địa có thể phát triển thành hen suyễn

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Phần lớn trẻ bị viêm da cơ địa đều được điều trị ở nhà, tuy nhiên với những trường hợp nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Đặc biệt là khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Da trẻ bị khô, nứt đau gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và có nguy cơ bị nhiễm trùng. 
  • Tình trạng viêm da lan rộng dù đã tiến hành điều trị tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Bé bị nhiễm herpes diện rộng. 

Cách chẩn đoán viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Muốn chẩn đoán chính xác tình trạng da liễu mà trẻ đang gặp phải, cha mẹ cần đưa các bé tới bệnh viện. Thông qua các dấu hiệu lâm sàng như tình trạng đỏ da, khô da, mụn ngứa, cảm giác ngứa ngáy tái diễn nhiều lần,… Cộng thêm các xét nghiệm liên quan như lượng bạch cầu tái toan trong máu, nồng độ kháng thể Immunoglobulin E,… Bác sĩ có thể tiên đoán được mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như nguyên nhân làm bệnh bùng phát. 

Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Các biện pháp điều trị viêm da cơ địa hiện nay ở trẻ em sẽ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. Phương pháp điều trị cụ thể được chỉ định sau khi bác sĩ thăm khám và có kết quả chẩn đoán chi tiết. 

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm da cơ địa cho trẻ từ bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số biện pháp dân gian để cải thiện tình trạng bệnh cho bé. Theo đó, cha mẹ có thể đun nước lá trầu không, lá khế hoặc nước lá chè xanh để tắm hàng ngày cho con. 

Đây là những loại thảo dược lành tính, dễ tìm, có tác dụng giảm ngứa, chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt, cha mẹ nên áp dụng đều đặn mỗi ngày. Đồng thời nên kết hợp với các loại thuốc, kem bôi theo chỉ dẫn và tư vấn từ bác sĩ. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ, vùng da bị tổn thương cũng như độ tuổi của bé. Do vậy, bé cần được thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. 

Thông thường, thuốc điều trị cho trẻ bị viêm da cơ địa sẽ được chia theo 2 giai đoạn như sau:

  • Điều trị tấn công: Dùng thuốc corticoid tại chỗ với hoạt tính phù hợp, lượng thuốc vừa đủ. Loại thuốc này sẽ được dùng ngắn hạn, liều lượng giảm dần để tránh để bệnh tái phát. 
  • Điều trị duy trì: Quá trình điều trị duy trì sẽ được áp dụng cho những bệnh nhi mắc bệnh nặng, tái phát thường xuyên. Lúc này bác sĩ sẽ kê thuốc corticosteroid gián đoạn tại chỗ. Ngoài ra còn có kem bôi Tacrolimus, Pimecrolimus dùng tại chỗ để ngăn chặn bệnh tiến triển khi có dấu hiệu tái phát.

Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus sẽ cần sử dụng kháng sinh đường uống hoặc kháng sinh tại chỗ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để hạn chế nguy cơ bị nứt nẻ, khô da, tránh để bệnh tái diễn. 

Lưu ý, trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, nhất là khi sử dụng corticosteroid trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình nhất là tình trạng teo da hoặc mắc phải Hội chứng para-Cushing. 

Dùng thuốc trị viêm da cơ địa cho bệnh nhi theo chỉ định từ bác sĩ
Dùng thuốc trị viêm da cơ địa cho bệnh nhi theo chỉ định từ bác sĩ

Xem thêm : Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa ở trẻ em kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng dung nạp những thực phẩm sau đây:

  • Các loại sản phẩm từ sữa: Sữa, kem, phô mai, bánh sữa đều có chứa những chất dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên cần hạn chế sử dụng. 
  • Không ăn hải sản: Nhất là tôm, cua, mực và những loại hải sản khác khi đang bị viêm da cơ địa. 
  • Các loại thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò, thịt gia cầm dễ làm đầy hơi, khó chịu và dễ kích thích hệ miễn dịch. 
  • Đậu nành, sản phẩm từ đậu nành: Các loại protein có trong đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành đều rất khó để tiêu hóa nên không tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa. 
  • Kiêng dầu mỡ, đồ nhiều gia vị: Đây là những chất khó chuyển hóa trong cơ thể, dễ làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày ở trẻ, làm ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, não và dễ gây nên tình trạng béo phì. 
  • Kiêng đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm nhiều chất phụ gia: Các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp đều có chứa các chất phụ gia, bảo quản để tăng hương vị, kích thích vị giác và giúp chúng giữ được lâu hơn. Song những chất này lại tác động xấu tới sức khỏe, làn da nên cần tránh cho vào thực đơn ăn uống của trẻ. 
  • Kiêng trứng, đậu phộng: Trên thực tế, có khoảng 70% trẻ bị dị ứng với trứng hoặc các thực phẩm chế biến từ trứng. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng nên cha mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng. 
  • Trái cây sấy khô: Là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo ngọt, amin, salicylat, sulphite,… có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ở trẻ gấp 4 lần.
  • Nho: Do có chứa nhiều salicylic, amin nên nho dễ làm bùng phát bệnh viêm da cao hơn gấp 3 lần so với các loại hoa quả khác. 
  • Thực phẩm lên men: Cà muối, kim chi, măng muối,… là những thực phẩm có nguy cơ làm giảm chức năng gan, thận, khiến độc tố không thể đào thải hết ra bên ngoài. 

Cách chăm sóc và biện pháp phòng ngừa

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc bé đúng cách để cải thiện bệnh tốt. Đồng thời tránh để bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa khô hanh. Cụ thể như sau:

  • Cấp ẩm cho da mỗi ngày thông qua những sản phẩm dưỡng da lành tính, an toàn và dịu nhẹ. 
  • Giữ vệ sinh da cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi, chà xát làm tổn thương da. 
  • Cắt móng tay cho trẻ. 
  • Tránh dùng sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh, độ pH cao vì có thể khiến da trẻ bị khô, tăng nguy cơ tái bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng hơn. 
  • Không để trẻ tắm nước quá nóng hay ngâm trong nước quá lâu. 
  • Cho trẻ mặc đồ thoải mái, có chất liệu cotton dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp tới da trẻ. 
  • Vệ sinh phòng ở, môi trường sống để loại bỏ các yếu tố dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… 
  • Tránh để bé ăn các thực phẩm lạ, không rõ nguồn gốc. 
  • Không bôi, tắm cho trẻ bằng nước lá nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. 
  • Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện có chuyên khoa da liễu nếu thấy da của trẻ xuất hiện nhiều mẩn đỏ, da khô ngứa,… 

Viêm da cơ địa ở trẻ em hiếm khi gây ra các biến chứng nặng nhưng thường kéo dài dai dẳng. Kèm theo đó là những ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, đồng thời là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm lớn. Vì thế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị sớm. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bài liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng