Viêm da cơ địa ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm da cơ địa ở tay là một trong những tình trạng da liễu phổ biến gây ra các triệu chứng khó chịu. Làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Muốn biết đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và các cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc nên tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa ở tay là bệnh da liễu làm xuất hiện những nốt sần, mẩn đỏ khiến da khô, bong tróc, nứt nẻ. Vùng da tay là khu vực dễ bị tổn thương, viêm nhiễm do phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố dị ứng, kích ứng từ bên ngoài. Đặc biệt là xà phòng, hóa chất, lông động vật, chất tẩy rửa, nguồn nước,…
Trên thực tế, bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa bàn tay. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng phát triển nhiều ở người trưởng thành. Được biết, đây là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ dẫn tới bội nhiễm, nhiễm trùng da, mất vân tay, chỉ tay,…
Xem thêm : thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả
Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở tay sẽ có những biểu hiện khác nhau ở theo từng độ tuổi nhất định. Cụ thể như sau:
Triệu chứng nhận biết ở trẻ sơ sinh
Tình trạng viêm da cơ địa thường khởi phát ở trẻ từ 0 – 1 tuổi, nhất là trong giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất ít trẻ bị viêm da cơ địa ở tay, thay vào đó bệnh lý thường xuất hiện ở cổ, bẹn, các kẽ da, 2 bên má và quanh miệng.
Vùng da bị ban đỏ sẽ có chứa nhiều mụn nước nhỏ, khi vỡ ra sẽ có dịch chảy gây viêm trợt. Các vết loét đóng vảy, khô và có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát, kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa, ngứa ngáy nhiều khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc, kém ăn.
Triệu chứng nhận biết ở trẻ em
Ở trẻ từ 2 – 12 tuổi, viêm da cơ địa ngoài gây tổn thương ở lòng bàn tay, còn xuất hiện nhiều ở ngón tay, cánh tay, đầu gối, các nếp kẽ da,… Tình trạng viêm da cơ địa sẽ đi kèm với hiện tượng đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng. Lúc này da trẻ sẽ trở nên khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy nhiều. Nhiều trường hợp có thể hình thành mảng lichen hóa dạng đĩa làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ.
Triệu chứng ở người trưởng thành
Với người trưởng thành, các triệu chứng viêm da cơ địa ở tay thường ít nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ. Theo đó, bệnh ít biểu hiện trên da, ngoài cảm giác da khô, sần sùi, viêm da cơ địa ở bàn tay, đầu ngón tay, cánh tay,… Bệnh còn đi kèm với tình trạng hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm.
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trên tay của người lớn trong giai đoạn cấp tính thường có những biểu hiện như:
- Xuất hiện nhiều ban đỏ, bề mặt da có mụn nước nhỏ và nông.
- Ngứa ngáy, nóng rát, sưng đau tại vùng da bị tổn thương.
- Da tổn thương có thể bị bội nhiễm, hình thành mụn mủ, sưng nóng,…
Trong trường hợp phát triển thành mãn tính, vùng da bị tổn thương sẽ có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, ngứa ngáy từ âm ỉ cho tới dữ dội.
Xem thêm : Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay thường hình thành do những nguyên nhân sau đây:
- Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da cơ địa nói chung hay viêm da cơ địa ở đầu ngón tay, cánh tay nói riêng đều có liên quan tới yếu tố di truyền. Nếu người thân trong gia đình bạn, nhất là bố mẹ từng mắc bệnh lý này thì nguy cơ di truyền cho con cái là rất cao.
- Do dị ứng: Bao gồm cả dị ứng thời tiết, dị ứng tiếp xúc với các dị nguyên, thức ăn, kim loại,…
- Căng thẳng quá độ: Một người nếu thường xuyên ở trong trạng thái stress, căng thẳng lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng IgE gây rối loạn dị ứng.
- Bệnh lý khác: Tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên ngâm tay quá lâu trong nước hoặc từng mắc bệnh liên quan tới dị ứng đều có khả năng cao bị viêm da cơ địa ở lòng bàn tay.
Các biến chứng khi bị viêm da cơ địa ở tay
Tay bị viêm da cơ địa khi không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Da bị khô, nứt nẻ, trầy xước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngứa ngáy dữ dội khiến bạn cào gãi nhiều dẫn tới hình thành các vết thương, gây nên sẹo, làm mất thẩm mỹ.
- Vùng viêm da cơ địa từ tay lan rộng ra khắp cơ thể, gây khó khăn cho việc điều trị.
- Trường hợp bị nhiễm trùng, sưng viêm, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt, run rẩy,…
- Hay bị tự ti, mặc cảm về làn da của mình, nhất là khi phải giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người.
- Ngứa ngáy dai dẳng làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, giảm sự tập trung.
Chẩn đoán viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay được chẩn đoán dựa trên kết quả khám lâm sàng, bệnh sử cá nhân – gia đình và các xét nghiệm liên quan để xác định mức độ, biến chứng của bệnh. Bác sĩ sau khi xem tình trạng da, triệu chứng, tiền sử bệnh lý của người bệnh sẽ đưa ra các chẩn đoán đầu tiên.
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan để củng cố cho kết quả lâm sàng. Lúc này bệnh nhân sẽ cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng như kiểm tra nồng độ IgE trong huyết thanh. Ngoài ra còn có xét nghiệm mô bệnh học và test lẩy, test áp bì để xác định nguyên nhân gây dị ứng (nếu có nghi ngờ).
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý và các yếu tố liên quan khác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị viêm da cơ địa cụ thể cho từng người. Theo đó, bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở vùng bàn tay, cánh tay có thể áp dụng theo một số cách điều trị sau:
Mẹo chữa dân gian
Mẹo dân gian rất khó để có thể kiểm soát bệnh một cách nhanh chóng do các biện pháp đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị. Vậy nên mọi người cần kết hợp các mẹo chữa này với việc sử dụng thuốc để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.
Khi bị viêm da cơ địa ở tay, người bệnh có thể tham khảo áp dụng theo các mẹo chữa sau:
- Dùng lá chè xanh hoặc lá trầu không, lá lốt, lá khế,… đun với lượng nước phù hợp và ngâm rửa vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa.
- Dùng tỏi ngâm mật ong uống mỗi ngày 1 thìa hoặc dùng chúng thoa lên vùng da tay để cấp ẩm cho da, giảm viêm, hạn chế tình trạng ngứa ngáy.
- Thoa gel nha đam lên da để tránh hiện tượng da khô nứt nẻ, bong tróc, ngứa nhiều.
- Sử dụng dầu dừa massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả dưỡng ẩm.
Tìm hiểu thêm : Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà
Dùng thuốc điều trị
Việc dùng thuốc sẽ cho hiệu quả cải thiện nhanh chóng nhưng để tránh tác dụng phụ, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay, cánh tay gồm có:
- Thuốc corticosteroid tại chỗ: Chủ yếu là Hydrocortison nhằm giúp giảm viêm, giảm ngứa. Thuốc corticosteroid tại chỗ thường được điều chế dưới dạng kem dưỡng da, gel hoặc thuốc mỡ.
- Thuốc kháng histamin: Giúp giảm nhanh cơn ngứa, an thần, tránh bị mất ngủ. Diphenhydramin, doxylamin, cetirizin, clorpheniramin, fexofenadin,… là những loại thuốc histamine đường uống được dùng phổ biến nhất.
- Các thuốc ức chế calcineurin bôi tại chỗ: Gồm có Pimecrolimus, Tacrolimus dạng bôi.
Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng
Quang trị được sử dụng khi các triệu chứng không được cải thiện bằng phương pháp điều trị tại chỗ hoặc tái diễn nhiều lần. Biện pháp này sẽ dùng ánh sáng nhân tạo được kiểm soát để chiếu trực tiếp lên da nhằm kiểm soát các tổn thương và tình trạng viêm nhiễm.
Liệu pháp ánh sáng tuy cho hiệu quả tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác hại, đặc biệt là nguy cơ lão hóa da sớm. Bên cạnh đó, quang trị cũng khiến thay đổi sắc tố da và tăng nguy cơ ung thư da. Vì thế, quang trị không được khuyến khích cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người có làn da quá nhạy cảm.
Điều trị bằng liệu pháp quấn ướt
Đây là phương pháp điều trị tích cực, có hiệu quả với những trường hợp bị viêm da cơ địa tay nghiêm trọng. Sau khi thoa thuốc mỡ corticosteroid lên vết thương, người bệnh quấn quanh vết thương bằng một miếng gạc ướt bên trên một lớp gạc khô.
Phần lớn liệu pháp này sẽ được áp dụng trong bệnh viện với những đối tượng bị tổn thương nặng, có dấu hiệu lan rộng. Những trường hợp không quá nghiêm trọng, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để áp dụng kỹ thuật này tại nhà một cách an toàn.
Cách chăm sóc, phòng ngừa viêm da cơ địa ở lòng bàn tay
Để tăng tính hiệu quả trong quá trình điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái nhiễm nhiều lần, bệnh cần cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ thông qua các dòng sữa tắm dịu nhẹ, an toàn với da.
- Dùng nước ấm để tắm, tránh dùng nước quá nóng hay quá lạnh và không nên ngâm mình lâu trong bồn tắm.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc,… Mỗi khi ra ngoài cần che chắn da cẩn thận, nhất là những ngày thời tiết thay đổi.
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt trong những ngày hè. Vào mùa đông nên giữ ẩm cho cơ thể và dùng thêm kem dưỡng body, nhất là vùng tay và chân.
- Giữ cho không gian sống, làm việc sạch sẽ, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ trong phòng luôn ở mức lý tưởng (khoảng 23 – 26 độ C).
- Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh khác.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu quá mức, thay vào đó nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Thăm khám bác sĩ da liễu ngay nếu thấy trên da, nhất là da tay có những dấu hiệu bất thường.
Tóm lại, viêm da cơ địa ở tay không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh khiến người mắc cảm thấy khó chịu. Làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như tính thẩm mỹ của đôi bàn tay. Vậy nên ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân nên tới bệnh viện thăm khám và chữa trị theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!