Da mặt bị khô sần và ngứa là bệnh gì? Cách phát hiện và chữa trị

Da mặt bị khô sần và ngứa ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và sức khỏe. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần chủ động tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, cách điều trị cũng như một số biện pháp phòng tránh để sớm phát hiện và ngăn chặn những hệ quả xấu có thể xảy ra.

Xem thêm : dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa là bệnh gì

Da mặt bị khô sần và ngứa là gì? Dấu hiệu nhận biết

Khi da mặt bị khô sần và ngứa, làn da sẽ mất đi độ ẩm, trở nên khô và bong tróc, rất dễ bị kích ứng, nổi nhiều mụn. Da mặt không mịn màng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe.

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này qua những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Da khô, bong tróc vảy trắng, không còn căng mịn.
  • Da sần sùi, dùng tay sờ không còn độ mịn màng, thiếu sức sống.
  • Thường xuyên rát và ngứa da mặt.
  • Nổi ban đỏ hoặc mụn nước.
  • Tình trạng mụn nhỏ li ti hoặc mụn bọc xuất hiện.
Da mặt bị khô sần và ngứa khiến người bệnh mất tự tin và cực kỳ khó chịu
Da mặt bị khô sần và ngứa khiến người bệnh mất tự tin và cực kỳ khó chịu

Nguyên nhân khiến da mặt bị khô sần và ngứa

Theo Bác sĩ Lê Phương : Da mặt bị khô ngứa có mức độ nặng nhẹ phụ thuộc với vào cơ địa và nguyên nhân gây ra. Nắm rõ được các yếu tố dẫn đến tình trạng này sẽ giúp người bệnh có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả nhất.

Cơ thể thiếu nước

Nước là yếu tố liên kết các lớp biểu bì trên da mặt. Do đó việc cung cấp đủ nước cho cơ thể cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và giúp làn da trở nên căng bóng đầy sức sống. Bên cạnh đó, khi không đủ nước, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Đồng thời, nguồn lipid trong tế bào bị tác động, kìm hãm các tế bào phát triển. Do vậy, nếu bỗng dưng bạn cảm thấy da mặt bị khô sần và ngứa rất có thể là do cơ thể đang bị thiếu nước.

Da mặt bị khô sần và ngứa do thay đổi nội tiết

Nội tiết tố là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến làn da. Do vậy, nội tiết tố thay đổi sẽ là nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị khô sần, nổi mẩn ngứa. Nội tiết tố thay đổi thường gặp ở những chị em phụ nữ bước vào tuổi dậy thì hoặc phụ nữ đang mang thai. Lúc này, làn da mất đi sự cân bằng, xuất hiện tình trạng khô, sần sùi và ngứa diễn ra với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Trong trường hợp này, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất.

Dị ứng với thời tiết

Thời tiết thay đổi sẽ khiến làn da bị kích ứng, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, khô sần và ngứa rát kéo dài. Lúc này, không chỉ da mặt mà các vùng da khác cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh cần nhanh chóng khắc phục ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.

Vào mùa đông, làn da thường gặp các vấn đề như ngứa ngáy, bong tróc, khô sần
Vào mùa đông, làn da thường gặp các vấn đề như ngứa ngáy, bong tróc, khô sần

Dị ứng với mỹ phẩm khiến da mặt bị khô sần và ngứa

Không ít người gặp phải tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa là do dị ứng mỹ phẩm. Hai yếu tố quan trọng gây ra vấn đề này là sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da và dùng sản phẩm kém chất lượng.

Do vậy, người bệnh cần nắm rõ đặc điểm làn da của bản thân để lựa chọn mỹ phẩm phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy hết sức lưu ý trong việc tìm mua để tránh tình trạng hàng giả, kém chất lượng.

Vảy nến

Vảy nến là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị khô ngứa rát. Bệnh thường khởi phát ở mặt và nhanh chóng lây lan sang các khu vực khác. Chính vì vậy, việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng và cẩn thận.

Dị ứng thực phẩm

Rất nhiều trường hợp da mặt bị khô sần, kèm theo ngứa ngáy là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể đối với một số loại thức ăn. Người bệnh cần chú ý không ăn các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng.

Tiếp xúc với dị nguyên

Nguyên nhân phổ biến khiến da bị khô, ngứa có thể là do dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên. Một số tác nhân bên ngoài có thể kể đến như lông động vật, phấn hoa, hóa chất, khói bụi,…. Nếu có cơ địa nhạy cảm, người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình sinh hoạt.

Ảnh hưởng của thuốc tân dược

Các loại thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc cho người bị thận,… có thẻ khiến da mặt bị khô sần và ngứa khi sử dụng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều chỉnh phù hợp. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Một số loại thuốc Tây khi sử dụng nhiều có thể khiến da mặt bị khô ngứa
Một số loại thuốc Tây khi sử dụng nhiều có thể khiến da mặt bị khô ngứa

Nguyên nhân bệnh lý

Da mặt bị khô sần và ngứa không chỉ xảy ra do những vấn đề trên. Hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh da liễu. Cụ thể như mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… Những căn bệnh này cần có phác đồ điều trị cụ thể, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mới có thể chữa dứt điểm.

KIỂM TRA SỨC KHỎE CÙNG CHUYÊN GIA NGAY

Da mặt khô sần ngứa cảnh báo bệnh gì?

Khi da mặt khị khô sần và ngứa, rất có thể người bệnh đang gặp phải một trong những bệnh sau đây:

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh lý mãn tính, thường gặp ở người có da dầu. Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh da không đúng cách khiến da bị thiếu độ ẩm, bụi bẩn và vi khuẩn tồn tại trong lỗ chân lông. Làn da sẽ trở nên khô rát, bong tróc và nổi mụn viêm.

Da mặt bị khô sần và ngứa do bệnh chàm

Chàm hay (Eczema) là tình trạng viêm cấp và mãn tính, khởi phát khi bị tác động bởi các yếu tố ngoại và nội tại. Khi đó, da mặt bị khô sần và ngứa, bong vảy trắng rất mất thẩm mỹ. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng lối sống khoa học để ngăn ngừa tái phát và hạn chế tổn thương trên da.

Da mặt bị khô sần và ngứa có thể do người bệnh đang bị chàm
Da mặt bị khô sần và ngứa có thể do người bệnh đang bị chàm

Mề đay

Da mặt bị khô sần, ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến của bệnh mề đay. Vào thời điểm mùa hè hoặc mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột, người có làn da nhạy cảm rất dễ gặp phải dấu hiệu da sần sùi, ngứa hoặc bong tróc. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù đường thở, đau bụng,…

Da mặt bị khô sần và ngứa phải làm sao?

Nếu nguyên nhân khiến da mặt bị khô sần và ngứa là do những yếu tố bên ngoài tác động, người bệnh chỉ cần chú ý vệ sinh và chăm sóc làn da đúng cách là có thể cải thiện. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần tình trạng da vẫn không chấm dứt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn giải pháp điều trị.

Điều trị da mặt bị khô sần và ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian

Trường hợp da mặt bị khô ngứa đỏ ở mức độ nhẹ, xảy ra do sự tác động của các yếu tố bên ngoài, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Mặc dù không thể thay thế thuốc đặc trị trong trường hợp bệnh nặng nhưng phương pháp này cũng phần nào mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, tính an toàn cao, nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp là những ưu điểm vượt trội của mẹo dân gian chữa da mặt bị khô sần và ngứa. Có thể kể đến như:

  • Lá khế: Người bệnh rửa sạch lá khế, đun với 2 lít nước trong 45 phút rồi dùng để rửa mặt và tắm toàn thân.
  • Nhựa cây nha đam: Sử dụng phần thịt trắng của cây nha đam để đắp trực tiếp lên mặt có thể giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm, giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
  • Mật ong và sữa chua: Trộn đều 1 thìa mật ong và 2 thìa sữa chua rồi đắp lên da trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.

Các phương pháp trên nên thực hiện mỗi tuần từ 3-4 lần. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn mới có thể mang lại hiệu quả.

Lá khế giúp giảm triệu chứng khô sần, ngứa ngáy trên da
Lá khế giúp giảm triệu chứng khô sần, ngứa ngáy trên da

Thuốc Tây chữa da mặt bị khô rát

Thuốc Tây y điều trị da mặt bị khô sần và ngứa có ưu điểm là hiệu quả rất nhanh và sự tiện lợi cao. Những loại thuốc này có thể dễ dàng tìm mua với mức giá hợp lý.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn,… Do đó, người bệnh bị viêm da cần sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn nhất.

  • Thuốc chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây hại trên da mặt, đồng thời kháng viêm, loại bỏ tế bào chết và thúc đẩy sản sinh màng bảo vệ da.
  • Thuốc kháng histamin: Bác sĩ chỉ định kháng sinh khi mắc các bệnh tự miễn như chàm, mề đay,… Thuốc này có tác dụng giúp ức chế sản sinh chất gây viêm, ngăn ngừa kích ứng da và cải thiện tình trạng da khô sần, bong tróc.
  • Các loại kem dưỡng ẩm: Các hoạt chất thẩm thấu và tế bào da giúp cấp ẩm, giảm đau rát và giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.

Địa chỉ điều trị da mặt bị khô sần và ngứa

Khi da mặt bị khô sần và ngứa, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở có chuyên khoa da liễu. Dưới đây là một vài địa chỉ uy tín, được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh về da người bệnh có thể tham khảo:

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân khi khám da liễu. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên về Da liễu – Dị ứng hàng đầu trên cả nước. Phương pháp điều trị luôn được cập nhật tiên tiến nhất, cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 thuộc khu A bệnh viện, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 0948767676
  • Thời gian làm việc: Khu khám thường hoạt động từ 6h30 – 18h thứ 2 đến thứ 6. Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu mở cả thứ Bảy, Chủ nhật.

Bệnh viện da liễu Trung Ương

Một trong những địa chỉ khám da liễu người bệnh không nên bỏ qua đó là bệnh viện da liễu trung ương. Đây là Trung Tâm y tế đầu ngành chuyên về da, hầu hết bệnh nhân địa bàn Hà Nội đều lựa chọn thăm khám. Do vậy, số lượng bệnh nhân rất đông, người bệnh chú ý đến sớm lấy số.

  • Địa chỉ: 15A Phương Mai, Hà Nội.
  • SĐT: 04.35764627.
  • Thời gian làm việc: 5h45 – 18h từ 2 – thứ 6 và 7h – 17h30 thứ 7, chủ nhật.
Người bệnh khi lựa chọn địa điểm thăm khám cần chú ý đội ngũ bác sĩ và hệ thống máy móc
Người bệnh khi lựa chọn địa điểm thăm khám cần chú ý đội ngũ bác sĩ và hệ thống máy móc

Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Phòng khám số 1 – Bệnh viện đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám da mặt bị khô sần và ngứa được nhiều người bệnh tin tưởng. Quy trình khám và điều trị được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Người bệnh đến đây sẽ được thăm khám kỹ càng và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • SĐT: 04 3574 3456
  • Thời gian làm việc: Người bệnh nên liên hệ trước để nắm được lịch khám.

Điều trị da mặt bị khô sần và ngứa tại bệnh viện Da liễu Hà Nội

Bệnh viện da liễu Hà Nội là lựa chọn không thể bỏ qua khi cần khám các bệnh về da, trong đó có trường hợp da mặt bị khô ngứa đỏ. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất, giúp người bệnh có thể điều trị khỏi các vấn đề về da từ nhẹ đến nghiêm trọng.

  • Địa chỉ: Trụ sở chính bệnh viện ở 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội và còn 2 cơ sở ở 20 Bế Văn Đàn (Hà Đông), Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai (Quốc Oai).
  • SĐT: 0967 691 616.

Bệnh viện Quân Y 103

Khoa Da liễu của Bệnh viện Quân Y 103 trực thuộc Bộ Quốc Phòng cũng là một lựa chọn phù hợp khi cần khám da liễu. Bệnh viện nằm trong tuyến bệnh viện hạng I của quân đội, với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn đứng đầu ngành cả nước. Do đó người bệnh có thể yên tâm khi tới đây để khám và điều trị bệnh.

  • Địa chỉ: 261 đường Phùng Hưng, (thuộc quận Hà Đông), Hà Nội.
  • SĐT: (024) 3356 6713 – 096 781 1616
  • Giờ làm việc: 08h00 – 12h00 13h30 – 17h00 thứ 2 – thứ 6.

Phòng ngừa da mặt bị khô sần và ngứa

Để phòng ngừa da mặt bị ngứa và khô sần, người bệnh cần chú ý chăm sóc làn da tốt hơn. Cụ thể, người bệnh hãy lưu ý và thực hiện theo những điều sau đây:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế chà xát mạnh để tránh gây tổn thương da.
  • Duy trì thói quen tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần để da sạch và thông thoáng.
  • Không lạm dụng mỹ phẩm, chú ý chọn sản phẩm phù hợp với làn da, dịu nhẹ, không chứa nhiều chất hóa học gây kích ứng.
  • Chăm sóc da đúng cách, dưỡng ẩm thường xuyên để cải thiện tình trạng da mặt bị khô ngứa rát.
  • Giặt sạch khăn mặt, gối, da thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh cho da.
  • Che chẵn kỹ càng, bôi kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da.
  • Tránh tiếp xúc với những dị nguyên hoặc ăn thực phẩm dễ bị dị ứng.
  • Nên chú ý cân bằng nội tiết tố, nhất là khi bước vào tuổi dậy thì hoặc đang mang thai.
  • Uống đủ nước, bổ sung rau xanh và hoa quả giàu vitamin, khoáng chất tốt cho da.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức, đồng thời tích cực tập thể dục và chơi thể thao.

Da mặt bị khô sần và ngứa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Chăm sóc da đúng cách, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ là điều cực kỳ cần thiết để có được làn da căng bóng, mịn màng và khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng