Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Dị ứng thời tiết ở mặt là một bệnh lý da liễu, thường xảy ra khi giao mùa. Vùng da mặt bị dị ứng thời tiết nếu không được xử lý đúng cách có thể hình thành sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị, cũng như phòng ngừa căn bệnh này, hãy đón đọc bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở mặt
Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với các yếu tố như: Không khí, độ ẩm, ánh sáng, khói bụi ô nhiễm. Căn bệnh này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, đột ngột nóng hoặc lạnh. Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể nhưng thường xảy ra nhất ở mặt.
Các dấu hiệu dị ứng thời tiết ở mặt là:
- Da mặt xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mề đay có kích thước to, nhỏ khác nhau. Các vết mẩn đỏ có thể xuất hiện tập trung thành từng mảng hoặc phân tán rải rác khắp mặt.
- Da mặt có cảm giác châm chích, nóng rát khó chịu.
- Da mặt bị khô, bong tróc và cảm thấy ngứa ngáy.
- Xuất hiện mụn nước, mụn cám do da tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
- Dị ứng thời tiết ở mặt thường khởi phát ở trán, mũi, má và cằm. Một số trường hợp, các nốt mẩn đỏ, phát ban sẽ lan xuống cổ và ngực, tay, chân.
- Sổ mũi, ngứa mũi
- Đỏ mắt, chảy nước mắt
- Ho và đau họng
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở mặt
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây ra dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt là do sự thay đổi đột ngột của độ ẩm, không khí, nhiệt độ,… Sự thay đổi này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Bệnh cũng có thể hình thành do các tác nhân gây hại như phấn hoa, gió, bụi,… tấn công. Khi các yếu tố này tấn công, kích thích cơ thể giải phóng histamin để chống lại. Từ đó histamin nhiễm vào máu và sinh ra hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban trên mặt.
Dị ứng thời tiết ở mặt thường xuất hiện ở những người có bệnh lý nền như: Viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa hoặc hen suyễn. Những người có da khô, nhạy cảm, nổi mề đay cũng dễ bị dị ứng da mặt thời tiết. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai cũng dễ mắc bệnh.
Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không? Biến chứng
Dị ứng thời tiết ở mặt là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm. Với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng dị ứng có thể thuyên giảm sau 3-5 ngày khi được xử lý đúng cách.
Với những trường hợp dị ứng da mặt thời tiết kéo dài, nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng thành mãn tính, dễ tái phát. Nguy hiểm hơn, các triệu chứng như phát ban, nổi mẩn có thể lan rộng khắp người và biến chứng thành:
- Viêm nhiễm da
- Tụt huyết áp
- Phù mạch
- Khó thở
- Da bị lão hóa sớm
Cách chữa dị ứng thời tiết ở mặt hiệu quả nhất
Dị ứng da mặt thời tiết gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nó cũng ảnh hưởng lớn tâm lý, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Để điều trị dị ứng da mặt thời tiết bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây.
Da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Dùng thuốc Tây y
Tây y luôn là lựa chọn của nhiều người khi bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay, phát ban, ngứa ngáy trên da.
Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này, bạn cần xin chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Sử dụng đúng loại thuốc sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh, đồng thời tránh những rủi ro xấu.
Một số loại thuốc Tây y thường được chỉ định khi bị dị ứng thời tiết ở mặt như:
- Nhóm thuốc kháng histamin H1: Các loại thuốc nhóm này giúp ngăn chặn giải phóng histamin, ngừa viêm nhiễm, giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay, phát ban, sưng… Một số loại thuốc kháng histamin H1 như Fexofenadine, Cetirizine, Levocetirizine,…
- Nhóm thuốc bôi chứa Corticoid: Các loại thuốc chứa Corticoid có khả năng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên loại thuốc này thường được chỉ định với những trường hợp dị ứng thời tiết ở mặt nặng.
- Nhóm thuốc bôi chứa Menthol 1%: Menthol là hoạt chất có khả năng làm mát da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời nó cũng giảm đau tại chỗ rất hiệu quả. Khi da mặt người bệnh bị sưng viêm, kèm theo đau rát sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc bôi Phenergan cream: Đây là một loại thuốc bôi dành cho da mặt bị dị ứng thời tiết. Thuốc có chứa thành phần là các chất kháng histamin H1 – Promethazine giúp giảm mẩn đỏ, ngứa da.
- Nhóm thuốc chữa dị ứng: Dựa vào tình trạng, triệu chứng và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc giảm đau, co mạch, hạ sốt hoặc thông mũi.
- Các loại vitamin: Cùng với các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê cho bạn uống bổ sung vitamin C, E, B để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Lưu ý: Thuốc Tây có khả năng giảm nhanh các triệu chứng dị ứng da mặt thời tiết. Tuy nhiên bạn không được tự ý mua về nhà sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc tân dược trị dị ứng thời tiết ở mặt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Đông y chữa dị ứng da mặt thời tiết
Đông y với thành phần là các thảo dược thiên nhiên an toàn, dược tính cao cũng là một lựa chọn khi bị dị ứng thời tiết ở mặt. Bởi lành tính, nên hiệu quả sử dụng không nhanh, người bệnh khi lựa chọn phương pháp điều trị này cần kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y trị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt như:
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu:
- Người bệnh chuẩn bị các loại thảo dược sau mỗi vi 8g: Trúc diệp và kinh giới.
- Cùng với các loại thảo dược sau mỗi thứ 10g: Đậu xị, kim ngân hoa, cam thảo và liên kiều.
- Cuối cùng là 12g ngưu bàng tử, bạc hà và cát cánh.
Cách thực hiện:
- Các loại thảo dược trên dùng nước rửa sạch.
- Đem sắc cùng với 600ml nước.
- Chiết nước thuốc ra bát con và chia thành 3 phần, uống sáng-trưa-tối.
- Hoặc bạn cũng có thể sao vàng tất cả các loại thảo dược, sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng hoa với nước sôi để nguội và uống.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu:
- Các vị thuốc sau mỗi thứ 6g: Thuyền thoái, cam thảo, kinh giới và phòng phong.
- Cùng với các loại thảo dược sau mỗi thứ 10g: Liên kiều, đại thanh diệp, bèo cái, ngân hoa, lá đơn, ngưu bàng, sinh địa.
Cách thực hiện:
- Các thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch với nước.
- Sắc cùng với 500ml nước.
- Chiết nước ra bát con và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu:
- Các loại dược liệu sau bạn chuẩn bị mỗi thứ 4g: Cam thảo, ngũ vị và sinh khương.
- Các thảo dược sau mỗi thứ 6g: Ma hoàng, táo, phòng phong và tế tân.
- Mỗi loại thảo dược sau 8g: Quế chi, khương hoạt và bán hạ.
- Cùng với các thảo dược sau 12g: Bạch truật, bạch chỉ, bạch thược.
- Các vị thuốc sau mỗi thứ 16g: Xuyên khung, đẳng sâm và ké, hoài sơn.
- Cuối cùng là 10g tang bì.
Cách thực hiện:
- 17 loại thảo dược trên dùng nước rửa thật sạch.
- Sắc với 1 lít nước.
- Lọc bỏ phần bã, chiết nước thuốc thành nhiều phần và uống đều trong ngày.
Bài thuốc số 4
Nguyên liệu:
- Người bệnh chuẩn bị 4g cỏ ngọt, và 8g cát cánh.
- Cùng với các loại thảo dược sau 12g: Ké và ngân hoa.
- Bạch giới, hạnh nhân, xuyên khung, bạch chỉ, long nhãn, hoàng cầm và tân di mỗi loại thảo dược 10g.
- Cuối cùng là 15g các vị: Táo và phòng phong.
[pr_middle_post]
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch tất cả các loại thảo dược đã chuẩn bị trên.
- Sắc cùng 500ml nước.
- Bỏ phần bã thuốc, chiết lấy nước và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 5
Nguyên liệu:
- Bạn cần có tô tử, phòng phong và đan sâm mỗi loại 12g.
- 2 loại thảo dược sau mỗi thứ 6g: Tế tân và sinh khương.
- 8g các dược liệu sau: Bạch chỉ và quế chi.
- Sau cùng là kinh giới, ý dĩ, ké và lá đơn mỗi loại thảo dược 16g.
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch các thảo dược đã chuẩn bị.
- Sắc cùng 600ml nước.
- Chiết lấy phần nước thuốc và uống.
Lưu ý: Đông y tuy lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng. Người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong thời gian chữa bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ, không uống bia, rượu…
Chữa da mặt bị dị ứng thời tiết bằng mẹo tại nhà
Để hạn chế những tác dụng phụ của Tây y, Đông y, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để chữa dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt. Với ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, có sẵn trong gian bếp mỗi nhà.
Theo đó chị em có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:
- Nha đam (lô hội): Đây được coi là “thần dược” trong việc làm đẹp. Bạn có thể lấy nhánh nha đam, sau đó gọt sạch vỏ, chỉ giữ lại phần gel trong suốt. Rửa sạch phần gel này và thoa trực tiếp lên mặt để giảm các triệu chứng dị ứng. Để gel nha đam trên mặt trong vòng 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Mướp đắng (khổ qua): Có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm mát, mướp đắng thường được dùng trong chăm sóc da. Bạn cũng có thể dùng mướp đắng chữa dị ứng thời tiết ở mặt. Theo đó, bạn lấy một quả mướp đắng, loại bỏ phần ruột và rửa sạch. Xay nhuyễn mướp đắng và đắp lên mặt trong 15 phút. Cuối cùng dùng nước để rửa lại mặt thật sạch. Sử dụng mỗi tuần 2 lần để thấy hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể chế biến mướp đắng thành món ăn để trị bệnh.
- Yến mạch: Những người bị dị ứng thời tiết ở mặt với triệu chứng nhẹ có thể dùng yến mạch để cải thiện tình trạng này. Bạn lấy một thìa yến mạch trộn chung với sữa chua không đường và đắp lên mặt. Để hỗn hợp này trên mặt 20 phút, sau đó dùng nước rửa lại.
- Dầu dừa: Có công dụng cấp ẩm cho da, dầu dừa được áp dụng trị các triệu chứng ngứa, bong tróc da mặt do dị ứng thời tiết. Bạn bôi trực tiếp dầu dừa lên mặt, và rửa lại sau 20 phút.
- Lòng trắng trứng gà: Bạn nên lấy trứng gà ta để trị dị ứng thời tiết ở mặt. Cách thực hiện như sau: Bạn lấy phần lòng trắng trứng gà ta, sau đó khuấy đều cho đến khi nổi bọt. Thoa lòng trắng trứng lên mặt, để trong vòng 20 phút và rửa lại. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp lòng trắng trứng gà với bột trà xanh để trị dị ứng. Trà xanh có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy khi bị dị ứng thời tiết ở mặt bạn có thể yên tâm sử dụng.
- Sữa chua không đường: Đắp mặt bằng sữa chua không đường không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ. Do đó, khi bị dị ứng thời tiết ở mặt, chị em cũng có thể áp dụng cách này để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trên da, chống viêm nhiễm.
- Mật ong: Không thể bỏ qua mật ong trong điều trị dị ứng thời tiết ở mặt. Với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, bạn có thể đắp trực tiếp mật ong lên da. Hoặc kết hợp mật ong với nước cốt chanh để cải thiện tình trạng dị ứng.
- Gừng: Xông mặt bằng gừng tươi cũng giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, giảm nhanh triệu chứng dị ứng da mặt thời tiết.
- Ngoài các cách trên, người bệnh có thể dùng lá bạc hà hoặc trầu không để chữa dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt.
Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ nên sử dụng với những trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ như: Nổi mụn li ti, các nốt mẩn đỏ nhỏ và rải rác. Trường hợp bệnh nặng cần đến bệnh viện để được can thiệp điều trị.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, khi bị dị ứng thời tiết ở mặt, bạn cần lưu ý đến một số biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, hoặc tái phát. Cụ thể bạn nên:
- Luôn giữ da mặt sạch sẽ, không để vi khuẩn cư trú trên da gây viêm nhiễm, dị ứng.
- Dừng sử dụng các loại mỹ phẩm khi bị dị ứng. Thành phần hóa học có trong mỹ phẩm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn và lành tính với da.
- Tuyệt đối không gãi ngứa và sờ tay lên mặt. Việc này có thể khiến vi khuẩn ẩn nấp trong móng tay xâm nhập vào mặt, gây viêm nhiễm.
- Không để da tiếp xúc với gió, ánh mặt trời quá lâu. Việc này có thể khiến da tổn thương hơn, bệnh khó kiểm soát và điều trị.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên giặt chăn màn.
- Uống nhiều nước, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, trà thảo dược.
- Da mặt dị ứng thời tiết nên ăn gì? Bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể trong mỗi bữa ăn.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia và rượu.
- Xông mặt 2 lần/tuần để loại bỏ độc tố trên da mặt.
- Chăm chỉ tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân có hại.
Như vậy, dị ứng thời tiết ở mặt là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm. Khi gặp tình trạng này, chị em không cần quá lo lắng, hãy chăm sóc da mặt đúng cách và áp dụng các phương pháp điều trị, bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!