Viêm Da Tiếp Xúc: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Biện Pháp Chữa Trị

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Để biết nguyên nhân gây bệnh do đâu, làm cách nào để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến về da, người mắc bệnh sẽ bị kích ứng, mẩn ngứa, đau rát, nứt nẻ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi và khí hậu thay đổi thất thường. 

Khác với các bệnh da liễu khác, ở bệnh lý này, các tổn thương chỉ xuất hiện tại vùng da có tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng. Tuy nhiên, với những tổn thương nghiêm trọng, vùng da xung quanh có thể bị phát ban, mẩn đỏ và kích ứng. 

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến

Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai có sức đề kháng yếu hay cơ địa nhạy cảm. Song các trường hợp được phát hiện cho thấy tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam. Những người người trên 70 tuổi cũng dễ bị viêm da do dị ứng với các thuốc kháng sinh tại chỗ. Bên cạnh đó còn có nhóm đối tượng là thợ sơn, thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh, người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại,… 

Phân loại viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc được phân thành 4 dạng cơ bản sau đây:

Viêm da tiếp xúc ánh sáng

Đây là loại viêm da hiếm gặp, da có tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nguồn tia khác chiếu trực tiếp lên da sẽ gây đỏ da, đau rát và khô da. Có thể hiểu, đây là một bệnh lý có liên quan tới quản ứng quang hóa. Theo đó, bệnh xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với cây trồng, hóa chất rồi phơi nhiễm ánh sáng và hình thành các triệu chứng nêu trên.

Bệnh lý này có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng phổ biến nhất là người thường xuyên tiếp xúc với một số loại cây như rau mùi, cây sung, mùi tây, cà rốt và một số loại cây khác kèm theo việc tiếp xúc với ánh sáng. 

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Là hiện tượng da tiếp xúc với các loại dung môi, hóa chất gây kích ứng, chất tẩy rửa,… Viêm da kích ứng tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ vì có nguy cơ để lại sẹo. Bệnh hình thành phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, thường bị tổn thương. 

Nguyên nhân gây viêm da kích ứng là do có tiếp xúc với nước sơn móng tay, axit trong các loại pin, chất tẩy rửa mạnh, nhựa, chất dẻo, epoxy, một số loại chất dịch của cơ thể như nước bọt, nước tiểu,… 

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các hóa chất mà bạn tiếp xúc, nhất là với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm với các thành phần hóa học của dị nguyên. Các chất gây ra tình trạng viêm da dị ứng gồm đồ trang sức (được làm từ vàng, niken,…), thành phần có trong nước hoa, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, phấn hoa, thuốc bôi ngoài da, côn trùng, nhựa cây,… 

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Bệnh khởi phát khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm, gây ra hiện tượng viêm da, bội nhiễm. Trên thực tế, đây là tình trạng bệnh nặng nhất của viêm da tiếp xúc và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ. Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau, có thể lây lan toàn cơ thể với các triệu chứng điển hình là nổi hạch, đau nhức, sốt. 

Nguyên nhân gây viêm da bội nhiễm thường là do cào gãi khi mụn nước vỡ, chưa biết cách xử lý vùng da bị viêm, vệ sinh da không sạch sẽ, tiếp xúc với các kim loại, hóa chất gây bệnh,… 

Đọc thêm : nguyên nhân bệnh viêm da Demodex

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Ở mỗi chất gây tiếp xúc sẽ cho những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, sau khoảng 24h mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Vùng da tại vị trí tiếp xúc thay đổi màu sắc từ hồng chuyển qua tím. 
  • Xuất hiện mụn nước, bóng nước, nốt sần nổi gò trên da với kích thước to – nhỏ không đều. 
  • Da có cảm giác nóng rát như bị bỏng. 
  • Sau một thời gian, vùng da bị tổn thương sẽ khô lại và đóng vảy. 
  • Có một số trường hợp, bệnh không chỉ gây tác động riêng tới vùng da tiếp xúc mà còn lan ra vùng khác của cơ thể. 
Bệnh thường chỉ tổn thương ở vùng da có tiếp xúc với các dị nguyên
Bệnh thường chỉ tổn thương ở vùng da có tiếp xúc với các dị nguyên

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Ngoài các tác nhân từ môi trường, viêm da tiếp xúc còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa ở mỗi người. Theo đó, bệnh có thể hình thành từ những nguyên nhân sau:

  • Do môi trường làm việc không đảm bảo an toàn vệ sinh, phải tiếp xúc nhiều với các chất độc hại khiến da bị ăn mòn và khô. 
  • Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp, không đúng cách. 
  • Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân dễ gây dị ứng. 

Các biến chứng nguy hiểm khi mắc viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc không phải bệnh da liễu nguy hiểm, trường hợp được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có chuyển biến tốt. Thông thường, bệnh chỉ tiến triển ở mức độ cấp tính và việc điều trị không khó khăn nhưng cần thời gian dài. 

Trong trường hợp điều trị sai cách, các triệu chứng kéo dài sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị. Đồng thời gây ra những biến chứng khôn lường như:

  • Nhiễm trùng da: Xảy ra do thói quen cào gãi, chà xát da hoặc vệ sinh da không đúng cách, khiến da bị vi khuẩn, vi nấm tấn công. Từ đó làm xuất hiện tình trạng lở loét, chảy mủ và khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. 
  • Viêm mô tế bào: Là biến chứng sau khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân lúc này sẽ có cảm giác bị đau vùng da bị viêm, sốt và ớn lạnh. Ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém, biến chứng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vi khuẩn tấn công vào xương – khớp, dây chằng và máu. 
  • Viêm da thần kinh: Cào gãi nhiều cũng là lý do khiến viêm da thần kinh xuất hiện. Tình trạng trầy xước, co giãn mãn tính trên da sẽ khiến da dày cộm, sần sùi, đổi màu và ngứa ngáy dữ dội. 

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc cần tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy những triệu chứng sau đây:

  • Ngứa ngáy suốt ngày dài, có cảm giác đau rát, gây ảnh hưởng tới công việc, đời sống sinh hoạt. 
  • Viêm da làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và có dấu hiệu lan rộng khắp cơ thể. 
  • Tình trạng viêm da không hết sau 3 tuần dù đã có biện pháp xử lý, điều trị tại nhà. 
  • Xuất hiện phát ban ở vùng sinh dục, mắt, miệng,… 
  • Có hiện tượng sốt, đau cơ, ớn lạnh, lở loét, chảy nước, xuất hiện mủ,… 
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn và đau bụng.
  • Khó thở, mạch đập nhanh, đầu óc lú lẫn do sốc phản vệ,… 

Cách bác sĩ chẩn đoán bệnh

Để xác định bệnh nhân có bị viêm da tiếp xúc hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo quy trình chẩn đoán như sau:

  • Khám lâm sàng để kiểm tra các triệu chứng trên da, hỏi bệnh nhân về thời gian xuất hiện các triệu chứng và các dấu hiệu liên quan. Đồng thời là những câu hỏi liên quan tới tiền sử tiếp xúc, các chất gây dị ứng, kích ứng hoặc các yếu tố nguy cơ, nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý gia đình,… 
  • Trường hợp không xác định được rõ căn nguyên gây bệnh, bạn sẽ cần làm test áp da với các chất hay gây dị ứng để tìm ra nguyên nhân. Lúc này, các nhân viên y tế sẽ nhỏ chất gây kích ứng lên trên một miếng dán rồi dán vào da người bệnh. Sau khoảng 2 – 3 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của da với các tác nhân trên. Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm tra này cần giữ cho da khô ráo, tránh để nước thấm vào gây ảnh hưởng tới kết quả. 
  • Tiếp theo đó là thử nghiệm ROAT – xét nghiệm xác định da bị kích ứng. Bác sĩ sẽ bôi trực tiếp các sản phẩm nghi ngờ gây kích ứng trên da cho bệnh nhân nhiều lần để đánh giá xem đây có phải viêm da tiếp xúc hay không. Thử nghiệm này thường được dùng với kem dưỡng da, nước hoa, xà phòng, dầu gội và kem chống nắng. 
Bệnh nhân sẽ được test da và kiểm tra các phản ứng
Bệnh nhân sẽ được test da và kiểm tra các phản ứng

Các cách chữa viêm da tiếp xúc

Khi có kết quả chẩn đoán bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp để làm giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng, hạn chế khả năng hình thành sẹo. Cách điều trị bệnh sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cấp tính nặng

Với những đối tượng bị viêm da tiếp xúc thể cấp tính nặng và lan rộng thì cần dùng tới những nhóm sau:

  • Vệ sinh, sát khuẩn da: Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch thuốc tím với tỷ lệ 1/10.000 để làm săn da, giảm tiết dịch. Mỗi dung dịch sẽ có cách dùng khác nhau, bạn cần tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Phù nề, viêm da là những triệu chứng điển hình khi bị tiếp xúc với các dị ứng gây kích ứng, dị ứng. Để điều trị, bệnh nhân cần dùng corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Dùng ở liều trung bình, sau đó giảm dần trong 2 – 3 tuần nhằm duy trì và điều trị bệnh triệt để. Bác sĩ có thể kê dùng corticosteroid dạng gel bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống để tăng hiệu quả cải thiện, phục hồi da. 
  • Thuốc chống ngứa: Thuốc kháng sinh histamin được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa ngáy nhiều. Trong đó cần lưu ý, thuốc kháng histamin thế hệ 1 (hydroxyzine, chlorpheniramine,…) không được chỉ định cho người lái xe, vận hành máy móc vì có thể gây buồn ngủ. Vậy nên chỉ nên dùng histamin thế hệ 1 vào ban đêm. Thuốc kháng histamin thế hệ 2 như levocetirizin, cetirizine,… ít gây buồn ngủ nên có thể dùng được với mọi đối tượng. 
  • Kháng sinh tại chỗ: Được dùng khi bị viêm da tại chỗ có nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn. Trường hợp nhiễm trùng nặng sẽ cần kết hợp thêm kháng sinh đường uống hoặc tiêm. 
  • Dùng vitamin khác: Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc có thể dùng kết hợp vitamin A, C, E cùng kẽm để đẩy nhanh tốc độ điều trị, cải thiện và phục hồi da. 

Tham khảo thêm : top 5 loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả

Thuốc điều trị viêm da nhẹ

Nếu bị viêm da tiếp xúc nhẹ, không cấp tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng corticosteroid đường uống kết hợp với thuốc bôi dạng kem, dạng mỡ. Phần lớn tình trạng viêm đều được kiểm soát tốt với các loại thuốc này. Ngoài ra, để giảm ngứa, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thêm thuốc kháng sinh histamin đường uống kết hợp cùng vitamin, kẽm để đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. 

Điều trị viêm da tiếp xúc mãn tính

Đây là dạng bệnh viêm da kéo dài, dễ tái phát nên cần kết hợp điều trị bằng thuốc và phòng ngừa, hạn chế tiếp xúc với chất gây kích ứng. Thuốc được dùng điều trị bệnh khởi phát gồm viên uống vitamin A, C, E, thuốc chống ngứa kháng histamin, corticosteroid kết hợp salicylic bôi tại chỗ hoặc kết hợp với kem dưỡng làm mềm da như AHA, Ure E,… 

Bên cạnh những cách điều trị trên, người bệnh có thể tham khảo thêm một số mẹo chữa viêm da tiếp xúc tại nhà như chườm lạnh, uống nước chè xanh, vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước trầu không. 

Giải pháp phòng ngừa bệnh

Bên cạnh việc nắm được các cách điều trị bệnh, mọi người có thể chủ động phòng tránh viêm da tiếp xúc theo những biện pháp sau đây:

  • Tránh xa các chất có khả năng gây dị ứng, nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng quần áo bảo hộ, đeo găng tay đầy đủ. 
  • Chọn sản phẩm chăm sóc, làm sạch da dịu nhẹ, không kiềm, không hương liệu, phẩm màu để hạn chế nguy cơ bị kích ứng da. 
  • Khi dùng sản phẩm chăm sóc da mới, mọi người nên test thử ra cổ tay và theo dõi trong 24h xem da có bị kích ứng không. 
  • Dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô. 
  • Không tắm nước quá nóng và tránh tắm quá 20 phút. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp da ẩm mịn, hạn chế nguy cơ bị viêm da. 
  • Lựa chọn quần áo có chất vải cotton hay sợi tự nhiên để khi ra mồ hôi chúng có thể thấm hút tốt và không khiến da bị trầy xước, gây kích ứng. 
  • Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa để làm giảm bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, vi khuẩn,… 
  • Thư giãn, tránh để bản thân rơi vào tình trạng stress, áp lực quá mức. 
  • Thăm khám da liễu ngay khi thấy da có những dấu hiệu bất thường và chỉ dùng thuốc điều trị theo đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa. 
Bệnh nhân cần thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng da liễu bất thường
Bệnh nhân cần thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng da liễu bất thường

Các câu hỏi liên quan

Tham khảo thêm một số thắc mắc liên quan về bệnh viêm da tiếp xúc dưới đây để có thêm thông tin hữu ích. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi?

Thời gian chữa viêm da dị ứng do tiếp xúc thường kéo dài trong 2 – 4 tuần. Trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn. Ngoài ra, thời gian hồi phục cũng phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu điều trị, vùng da – vị trí bị tổn thương, tính phù hợp của phương pháp điều trị, đặc điểm làn da, cơ địa, tuổi tác và tốc độ phục hồi, sản sinh collagen. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh da mỗi ngày cũng là yếu tố quyết định đến thời gian hồi phục của bệnh nên cần lưu ý. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng có lây không?

Muốn giải đáp chính xác thắc mắc viêm da tiếp xúc có lây không, người bệnh cần dựa vào nguyên nhân khiến bệnh khởi phát. Không giống như hắc lào, lang ben, nấm ngứa, tổn thương do tiếp xúc gây viêm da là do sự tấn công từ yếu tố dị nguyên bên ngoài. 

Bệnh da liễu này không bị ảnh hưởng từ các tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người là khác nhau và yếu tố cơ địa của mỗi người cũng khác. Theo đó, sẽ có người bị viêm nhiễm và có người thì miễn dịch. Vậy nên viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu không có nguy cơ lây nhiễm. 

Bệnh viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống với bệnh nhân viêm da tiếp xúc rất quan trọng, bởi nguồn thực phẩm dung nạp vào cơ thể hàng ngày có thể tác động tới tình trạng bệnh. Do đó, khi bị viêm da, mọi người cần kiêng ăn những món sau:

  • Thực phẩm nhiều đường. 
  • Hải sản.
  • Các loại thịt béo.
  • Các sản phẩm từ sữa. 
  • Thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. 
  • Thực phẩm chua. 
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột đã qua tinh chế cũng nên tránh sử dụng. 

Chữa viêm da tiếp xúc ở đâu tốt?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên để có thể kiểm soát bệnh tốt và hiệu quả thì bệnh nhân nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám. 

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện tư nhân và công lập có khoa Da liễu riêng biệt. Để yên tâm, người bệnh có thể tới trực tiếp Bệnh viện Da liễu Trung ương hoặc các bệnh lớn khác như Bệnh viện Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Y dược TPHCM,… để khám, điều trị.

Trước khi chọn cơ sở y tế, mọi người nên tham khảo các nguồn thông tin trên internet. Đồng thời nên đọc đánh giá của bệnh nhân để việc thăm khám, điều trị diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tốt. 

Viêm da tiếp xúc là bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc phát hiện và điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm. 

Nguồn tham khảo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng