Trẻ Bị Viêm Da Nhiễm Khuẩn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn khá phổ biến và thường bùng phát dữ dội vào mùa hè gây nên các triệu chứng nghiêm trọng. Để biết đâu là nguyên nhân cũng như cách điều trị cụ thể khi trẻ bị nhiễm trùng da, cha mẹ có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây. 

Xem thêm: nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ

Nhiễm trùng da ở trẻ là gì?

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh hay trẻ em là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng phản ứng của da đối với các tác nhân bên ngoài. Các bệnh viêm da ở trẻ nhỏ thường có liên quan trực tiếp tới yếu tố cơ địa dị ứng. Trong trường hợp có cách chăm sóc tốt, tình trạng nhiễm trùng ở da sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, các bé có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn chủ yếu do sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Cụ thể bao gồm:

  • Viêm da do virus: Phổ biến nhất là virus pox, virus herpes, virus papilloma, tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, thủy đậu, mụn cóc hoặc zona thần kinh,…
  • Viêm da do vi khuẩn: Làm viêm mô tế bào, nhọt, chốc lở, bệnh phong do mắc vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn tụ cầu, khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin,… 
  • Do nhiễm nấm: Gây nấm miệng, nấm móng chân, nấm móng tay,… 
  • Nhiễm ký sinh trùng: Do sự tấn công của ký sinh trùng như chấy rận, giun móc, các loại ve, demodex gây ghẻ. 
Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn do ký sinh trùng
Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn do ký sinh trùng

Các tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ tạo ra các triệu chứng riêng biệt. Theo ghi nhận, có 5 loại viêm da nhiễm trùng là nhiễm trùng đơn giản, nhiễm trùng bề mặt da, nhiễm trùng hoại tử, nhiễm trùng liên quan tới vết cắn của động vật và nhiễm trùng do phẫu thuật – suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng theo từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Song phần lớn chúng đều biểu hiện thông qua tình trạng phát ban, da bị đỏ, ngứa và đau.

Chẳng hạn, tình trạng mụn nhọt sẽ khiến nang lông bị viêm, xuất hiện mụn sưng cứng, đau. Vài ngày sau, cục mụn sẽ có chứa mủ kèm ngòi màu vàng, hoại tử ở trung tâm. Người bệnh chốc lại khiến da xuất hiện các mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Những mụn nước này nhanh chóng trở thành mụn mủ, bể ra rồi khô đi, đóng thành vảy vàng. 

Ở những bệnh nhân bị viêm da kẽ sẽ hình thành các dát màu đỏ, hồng, có thể nứt, rỉ dịch khiến bé cảm thấy ngứa, khó chịu. Vị trí thường xuất hiện là ở sau tai, nếp gấp ở cổ, nếp khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vùng bẹn,… 

Các loại nhiễm trùng da ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Các loại nhiễm trùng da ở trẻ em phổ biến nhất gồm có:

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn gây chốc lở

Là bệnh viêm da nhiễm trùng do vi khuẩn, thường xuất hiện ở cổ, tay, mặt của trẻ em. Nguyên nhân là do trẻ có vết thương hở nhưng không được xử lý, chăm sóc đúng cách khiến vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn. Song trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn gây chốc lở có thể điều trị bằng kháng sinh dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi dạng lỏng. 

Do ký sinh trùng

Do là những loại sinh vật có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui vào lỗ chân lông, phát triển, đẻ trứng. Ký sinh trùng có thể xâm nhập từ môi trường hoặc từ người bệnh khác gây nên các tổn thương, gây ngứa, chảy máu và sưng viêm. Ký sinh trùng thường gặp nhất là chất, gây bệnh ở vùng da có tóc, nhất là da đầu và rất dễ lây từ người này qua người khác.

Ngoài ra, trẻ cũng là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm giun móc, ve,…. Để trị viêm da nhiễm trùng ở trẻ do ký sinh trùng, bệnh nhân sẽ được dùng kem dưỡng da, kem bôi hoặc một số dầu đội đầu đặc trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn gây mụn nhọt

Dạng viêm da nhiễm trùng này thường gây đau đớn nghiêm trọng. Mụn nhọt bắt đầu với các vết sưng đỏ trên da, dần tích tụ thành mủ lớn cho tới khi vỡ ra. Nguyên nhân hình thành mụn nhọt là do vi khuẩn xâm nhập vào một hoặc nhiều nang lông thông qua vết thương hở, vết cắt hoặc do côn trùng cắn. 

Viêm nang lông

Tuy là dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp nhưng không nhiều bệnh nhân biết cách xử lý đúng đắn các tổn thương. Từ đó dễ để lại tổn thương sâu hoặc sẹo gây mất thẩm mỹ. Vị trí nhiễm trùng thường là các nang nằm dưới chân lông bị viêm, đỏ, gây đau rát và ngứa ngáy.

Những nang lông khi bị nhiễm trùng sẽ mang theo vi khuẩn, mủ sưng viêm nổi lên trên da. Ở trường hợp này, để ngăn chặn bệnh lây lan, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sức đề kháng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng kem chống nấm hoặc thuốc kháng sinh. 

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu khá phổ biến
Viêm nang lông là bệnh lý da liễu khá phổ biến

Viêm mô tế bào

Bệnh khởi phát từ những vết đỏ trên da, đi kèm với đó là tình trạng ớn lạnh, đau nhức, sốt nhẹ đến sốt cao. Nguyên nhân gây viêm mô tế bào là do vi khuẩn, chúng tấn công vào sâu các mô, xâm nhập vào máu và khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết. Lúc này, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để kịp thời điều trị bằng kháng sinh IV đường tiêm hoặc đặt thuốc. 

Nấm ngoài da

Nấm có thể tồn tại ở bất cứ đâu, nhất là ở môi trường tập thể không được vệ sinh tốt như sân chơi, phòng tập,… Người bị nhiễm nấm sẽ có cảm giác ngứa ngáy da, nổi nốt đỏ sưng đau, thậm chí là có chảy máu. Để điều trị và phòng ngừa nấm ngoài da, bệnh nhân có thể dùng kem chống nấm, thuốc uống, thuốc dạng xịt,…

Thông tin tham khảo

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân cho bé mỗi ngày bằng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần lành tính, dịu nhẹ. 
  • Luôn giữ da bé khô thoáng, vì da ẩm ướt là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nhiễm trùng.
  • Nếu thấy bé ra nhiều mồ hôi, cha mẹ nên dùng khăn mỏng lau khô da cho trẻ. 
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ, thay chăn drap gối, vệ sinh nệm để hạn chế để vi sinh vật, vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. 
  • Thay quần áo và giặt đồ cho trẻ mỗi ngày. 
  • Hãy sát trùng cẩn thận nếu thấy da bé bị trầy xước. 
  • Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ nên rèn cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc khi tiếp xúc với các đồ vật, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh. 
  • Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ khi thấy có những triệu chứng lạ trên da. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn cùng các triệu chứng và cách điều trị cụ thể. Bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nguy hiểm nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy con có những triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng