Viêm da dầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chữa

Viêm da dầu là một bệnh da liễu khó điều trị dứt điểm, bệnh thường tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Để nắm được các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Học Viện Vietmec. 

Viêm da dầu là gì?

Viêm da dầu là bệnh da liễu phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau. Được biết, đây là bệnh viêm da mãn tính, thường bùng phát theo đợt. Người bị mắc bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như da đỏ trên nền cỏ vảy phân bố nhiều ở da dầu, vùng mặt, nửa trên thân mình,… 

Tình trạng viêm da dầu cánh mũi
Tình trạng viêm da dầu cánh mũi

Bệnh viêm da dầu hay còn là (viêm da bã nhờn) xuất hiện chủ yếu ở vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Nhiều trường hợp, viêm da bã nhờn sẽ bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa, lupus, nấm da đầu,… nên cần lưu ý. Tuy nhiên nhìn chung, bệnh lý này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng lại tác động khá tiêu cực tới tính thẩm mỹ của người mắc. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dầu

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dầu ở người lớn và trẻ nhỏ sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau: 

Dấu hiệu ở người lớn

Ở người trưởng thành, các triệu chứng của bệnh sẽ được biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:

  • Viêm da dầu ở cánh mũi, mặt, trước ngực,… là những vị trí thường xuất hiện nhất. 
  • Vùng da bị tổn thương sẽ có màu đỏ, màu vàng và có cảm giác ngứa nhẹ hoặc không triệu chứng gì đặc biệt. 
  • Tình trạng đổ dầu ở người lớn thường nghiêm trọng hơn nên sẽ dễ làm xuất hiện các mảng bám bong tróc cực kỳ mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu ở trẻ nhỏ

Viêm da dầu ở trẻ thường xuất hiện trong khoảng từ 0 – 3 tuổi và sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Hình thành những mảng da dày, cứng bám chặt vào da đầu, chân tóc, vùng mũi hoặc quanh tã lót. 
  • Các mảng da thường có màu đen, vàng, nâu, màu trắng,… tùy theo mức độ của bệnh. 
  • Trẻ thường xuyên đổ mồ hôi, nếu không vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày có thể khiến cơ thể bé tiết nhiều bã nhờn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. 
  • Bệnh khiến bé khó chịu, dễ quấy khóc, chán ăn. 

Nguyên nhân gây viêm da dầu

Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng viêm da dầu. Tuy nhiên, bệnh lý này thường có liên quan tới những yếu tố sau đây:

  • Do yếu tố di truyền. 
  • Viêm da tiết bã gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, có nghĩa là bệnh có liên quan tới lượng hormone trong cơ thể. Nhất là sự ảnh hưởng của androgen lên nang lông. 
  • Da nhờn, tiết dầu nhiều. 
  • Căng thẳng thần kinh, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh Parkinson. 
  • Mất cân bằng nội tiết tố. 
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu, sử dụng nhiều chất kích thích. 
  • Béo phì. 
  • Suy giảm miễn dịch. 

Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm da dầu

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm da đầu gồm có:

  • Người mang giới tính nam. 
  • Đối tượng từ 30 – 70 tuổi. 
  • Trường hợp có làn da mụn. 
  • Bị nghiện rượu. 
  • Mắc bệnh động kinh, Parkinson, bệnh vảy nến.
  • Bị trầm cảm.
  • HIV/AIDS. 
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch. 
  • Do thời tiết hanh khô khiến cho da bị mất nước nhưng không được cấp ẩm đầy đủ. 
Da quá khô cũng là nguyên nhân gây bệnh
Da quá khô cũng là nguyên nhân gây bệnh

Các biến chứng viêm da dầu

Viêm da dầu rất ít khi để lại biến chứng, bởi phần lớn bệnh đều được kiểm soát, cải thiện tốt sau khi dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách hoặc bệnh quá nặng có thể gây đỏ da, bong vảy nghiêm trọng. Ngoài tình trạng mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, tinh thần, chất lượng công việc, bệnh có thể dẫn tới tử vong. 

Cách chẩn đoán bệnh

Viêm da dầu rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh vảy nến, nấm nông da, nấm Candida kẽ, lupus đỏ bán cấp,… Vậy nên cần tiến hành kiểm tra, thăm khám tại bệnh viện uy tín, chất lượng để tránh trường hợp điều trị sai bệnh. 

Tương tự như các bệnh da liễu khác, viêm da tiết bã thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng trên da như hiện tượng bong tróc, vảy, da đỏ hoặc hồng,… Ngoài ra, nếu các dấu hiệu không rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sinh thiết da để tránh bị nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác.  

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh nên tới gặp bác sĩ để tiến hành điều trị sớm nếu nhận thấy những triệu chứng sau đây:

  • Da xuất hiện những vùng có màu đỏ và đau. 
  • Có hiện tượng mưng mủ, chảy dịch hoặc đóng vảy. 
  • Các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, các triệu chứng của bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn. 

Cách điều trị viêm da dầu

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa phương pháp nào có khả năng điều trị dứt điểm bệnh viêm da dầu. Để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, bệnh nhân có thể tiến hành điều trị theo 2 cách sau: 

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thuốc trị viêm da dầu cần sử dụng theo đúng đơn kê, chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc sẽ được kê đơn theo tình trạng bệnh lý cụ thể ở từng người. Cụ thể gồm có:

  • Thuốc kháng nấm: Chẳng hạn như Nizoral Cream, Pirolam giúp điều trị nấm da, âm đạo, móng tay. 
  • Thuốc chống viêm: Chủ yếu là thuốc Neomycin sulfate, Fluocinolon acetonid, Clobetasol,… giúp làm giảm nhanh triệu chứng viêm nhiễm trên da. 
  • Chất ức chế calcineurin: Để làm giảm sự phát triển của tế bào miễn dịch, tránh nguy cơ lây nhiễm lan rộng, bác sĩ sẽ kê thuốc Elidel, Tacroz và Protopic,… 

Mẹo chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi hoặc bất cứ khu vực nào khác đều có thể áp dụng các mẹo chăm sóc tại nhà như sau:

  • Dùng gel lô hội để cấp ẩm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng khả năng tự phục hồi cho da. 
  • Sử dụng nước cốt chanh gội đầu, đắp mặt nạ với sữa chua hoặc bột yến mạch để loại bỏ tế bào chết, tăng khả năng kháng khuẩn. 
  • Lấy mật ong thoa lên vùng da bị tổn thương để ức chế quá trình sinh sôi của vi nấm malassezia, chống oxy hóa. 
  • Dùng tinh dầu trà xanh để làm dịu vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, ức chế vi khuẩn và bảo vệ tế bào da. 

Chế độ chăm sóc, phòng ngừa bệnh viêm da dầu

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm da dầu hiệu quả. Theo đó, để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, tinh thần và tính thẩm mỹ, người bệnh cần nắm được những điều lưu ý cơ bản sau đây:

  • Vệ sinh cơ thể bằng các sản phẩm dịu nhẹ, có chứa thành phần tự nhiên. 
  • Khi gội đầu nên sấy tóc khô hoàn toàn mới nên đi ngủ, hạn chế buộc tóc, búi tóc. 
  • Dùng mỹ phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Tránh dùng sản phẩm chứa nhiều xà phòng, thành phần dễ gây kích ứng. 
  • Mặc đồ thoải mái, tránh dùng đồ có chất liệu bó sát, dễ gây kích ứng như len, đồ da,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý trong thời gian điều trị bệnh.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về việc dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường hoạt động bài tiết chất độc. 
  • Hạn chế stress, áp lực làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, ức chế hệ thần kinh, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng. 
  • Khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, điều trị sớm. 
Mọi người cần chú ý hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày
Mọi người cần chú ý hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày

Các thắc mắc liên quan

Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc liên quan tới bệnh viêm da dầu mà bạn nên tham khảo thêm: 

Viêm da dầu có chữa được không?

Viêm da dầu có thể chữa được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh sẽ được cải thiện và các triệu chứng sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái diễn nhiều lần nên cần hết sức thận trọng trong việc chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày. 

Viêm da dầu có lây không?

Viêm da dầu không phải bệnh nguy hiểm và không dễ lây lan. Bệnh xuất hiện ở cả vùng mặt và da dầu. Như đã chia sẻ trước đó, bệnh chỉ xuất hiện khi vệ sinh da không sạch sẽ, da dầu, nhiều mồ hôi, nhiệt ẩm, lạnh. 

Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi quá mức, uống nhiều rượu, thừa cân, béo phì, mang thai cũng là một trong những yếu tố dễ làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. 

Viêm da dầu nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc quan tâm đến những thông tin nêu trên, bệnh nhân bị viêm da dầu cũng cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống. Để làm dịu các triệu chứng, tránh để bệnh tiến triển khó kiểm soát, bệnh nhân cần tránh uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, cà phê, hải sản,… 

Bệnh nhân nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều flavonoid, omega 3 để ức chế chu kỳ tế bào, hạn chế tình trạng viêm da, đổ dầu. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh viêm da dầu. Mặc dù mức độ nguy hiểm của bệnh không cao nhưng các bạn không nên chủ quan trong quá trình điều trị cũng như chăm sóc da. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng