Viêm Da Mủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm da mủ là bệnh da liễu thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là khi bước vào hè. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, bệnh lý còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Để nắm được các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết này. 

Viêm da mủ là gì?

Viêm da mủ hay còn gọi với tên khoa học là Pyodermatitis – thuộc dạng bệnh da liễu mãn tính, có yếu tố viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như vi khuẩn, bụi bẩn, các chất độc hại,… 

Viêm da mụn mủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người hay thức khuya,… Ngoài ra còn có nhóm đối tượng hay bị căng thẳng kéo dài, bà bầu trong giai đoạn thai kỳ bị rối loạn nội tiết tố,… 

Xem thêm : Bệnh viêm da mủ hoại thư

Các loại viêm da mủ

Viêm da mủ được chia thành 2 dạng là viêm da mụn do tụ cầu khuẩn và viêm da do liên cầu khuẩn. Cụ thể như sau: 

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Tụ cầu là nhóm cầu khuẩn gram dương, có đường kính khoảng 1 micromet. Chúng thường nằm tụ với nhau tạo thành từng cụm và có hình thái giống chùm nho. Phần lớn các tụ cầu sẽ cư trú ở da và màng nhầy. 

Bình thường, tụ cầu khuẩn chỉ gây ra tình trạng nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn tụ cầu tấn công và xâm nhập sâu hơn vào máu, khớp, phổi, tim sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng nhiễm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Được biết, bệnh viêm da tụ cầu khuẩn xuất hiện chủ yếu ở những vùng bị lũ lụt, thiên tai gây ngập nước. Điều này khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, viêm da tụ cầu khuẩn còn có thể bùng phát ở những đối tượng ăn uống không đảm bảo, thiếu ngủ. Vệ sinh da kém, cơ thể suy nhược, dầm mưa hoặc ngâm người quá lâu trong nước bẩn,…

Từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể, tăng sinh, tăng độc tố khiến bệnh bùng phát. Trên thực tế, tụ cầu – viêm cầu đều có thể gây ra tình trạng viêm da, chúng có thể gây bệnh riêng lẻ hoặc xuất hiện cùng nhau. 

Một số bệnh lý viêm da mụn mủ do tụ cầu khuẩn gây ra có thể kể đến như viêm nang lông sâu, nhọt hoặc nhọt ổ gà. 

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn là các vi khuẩn hình cầu, thuộc nhóm gram dương hiếu khí gây ra chứng rối loạn, nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Kích thước liên cầu khuẩn trong khoảng từ 0,6-1 µm, không di động và không sinh nha bào. Nhìn trên kính hiển vi, chúng sẽ xếp thành các chuỗi dài ngắn khác nhau. 

Tương tự như tụ cầu, liên cầu cũng là một loại vi khuẩn có nhiều trên da. Khi gặp điều kiện thuận lợi, liên cầu khuẩn sẽ sinh sôi nhanh và gây bệnh. Được biết, liên cầu khuẩn thường bùng phát mạnh mẽ ở người có nhiều lông, đổ nhiều mồ hôi, bã nhờn. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể hình thành khi da tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn. 

Các bệnh lý đặc trưng bởi viêm da mụn mủ do liên cầu khuẩn gây ra gồm chốc loét, hăm kẽ, chốc mép hay chốc lây…  

Triệu chứng viêm da mủ

Người bị viêm da mủ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện mụn màu đỏ, trắng, bên trong có chứa mủ. 
  • Vùng da bị ảnh hưởng thường trở nên đỏ, sưng và có cảm giác nóng rát, đau đớn. 
  • Ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi nhiều càng thấy ngứa hơn. 
  • Da đóng vảy, bong tróc và trở nên khô hơn. 
  • Số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, mủ có thể chảy ra từ các nốt mụn. 
Hình ảnh viêm da mụn mủ ở trẻ nhỏ
Hình ảnh viêm da mụn mủ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây viêm da mủ

Viêm da mủ thường xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:

  • Viêm nang lông: Bệnh thường xuất hiện ở dạng viêm nang lông nông và sâu, chủ yếu ở vùng cằm, gáy, đầu,… Khi mắc, bệnh nhân sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt mụn nhỏ và chúng sẽ biến mất mà không để lại sẹo trong vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bị viêm nang lông sâu, bệnh sẽ dễ tái phát, hình thành mủ và có nguy cơ để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách. 
  • Đinh nhọt: Viêm nang lông trở nặng gây nhiễm trùng lỗ chân lông, hình thành đinh nhọt. Những nốt đinh nhọt khiến lỗ chân lông nổi cục lớn, tích mủ và lan rộng ra vùng da xung quanh gây đau nhức, nóng sốt,… 
  • Nhọt ổ gà: Hay hình thành ở vùng da bị nhăn như háng, nách, khe dưới ngực,… Với các triệu chứng như nổi nốt mụn đỏ sưng tấy, mưng mủ và tạo thành các vết thương hở, để lại sẹo. Với những bệnh nhân có tiền sử hoặc sức đề kháng kém thì nhọt ổ gà rất dễ tái phát, nhất là vào mùa hè. 
  • Hăm kẽ: Dễ bùng phát bệnh ở vùng da bị nhăn, có nếp gấp như kẽ tai, vùng bụng, kẽ bẹn, cổ,… Người bị thừa cân, trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý này. Bệnh nhân bị hăm kẽ sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, lở loét,… 
  • Bệnh chốc: Đây là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, thường phát triển vào mùa hè và xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Các triệu chứng điển hình nhất ở người bị bệnh chốc là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Càng gãi nhiều, các nốt mụn mủ sẽ vỡ ra, lan rộng và khó điều trị hơn. 
  • Chốc mép: Chính là một triệu chứng của viêm da mủ – bệnh lý xuất hiện nhiều ở trẻ. Đồng thời là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, khó vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống. Chốc mép làm kẽ mép bị nẻ, dịch vàng chảy ra nhiều gây đóng vảy, đau rát, dễ chảy máu khi cử động miệng mạnh.  
  • Chốc loét: Là bệnh lý xảy ra khi ai đó có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ. Không đảm bảo dinh dưỡng, uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý này. 
  • Viêm quầng: Bệnh lý này khá nguy hiểm vì liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn da từ chủng Streptococcus pyogenes với độc tố cao. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây tử vong cho cả người lớn, trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử mắc bệnh nền khác. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, sốt, nôn mửa, co giật, vùng da nhiễm khuẩn bị sưng, căng tức, phù nề, tấy đỏ,… Từ đó dẫn tới biến chứng viêm khớp, viêm màng não, viêm nội tâm mạc,… và tử vong. 

Cách chẩn đoán bệnh

Viêm da mủ được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. Chi tiết như sau:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng bệnh lý, thời gian mắc, các dấu hiệu và kiểm tra trực tiếp trên da. 
  • Sau khi đã có những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ cần lấy mẫu bệnh phẩm là dịch – mủ ở bọng nước, bọng mủ, vảy mụn nhọt để tiến hành xét nghiệm. 
  • Bác sĩ sẽ làm tiêu bản nhuộm gram soi kính hiển vi để tìm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu. Mặt khác có thể phân lập vi khuẩn bằng cách cấy bệnh phẩm lên môi trường chuyên dùng cho tụ cầu, liên cầu khuẩn. Từ đó xác định vi khuẩn tụ cầu vàng haowjc liên cầu tan máu nhằm đưa ra kết luận cụ thể. 

Cách chữa viêm da mủ hiệu quả

Việc điều trị viêm da mủ cần dựa theo mức độ tổn thương da, tình trạng cơ địa và chủng loại gây bệnh. Phương pháp điều trị viêm da mụn mủ chủ yếu hiện nay là dùng thuốc và kết hợp với các mẹo chữa dân gian. Chi tiết như sau: 

Cách trị viêm da mủ tại nhà

Trường hợp viêm da mụn mủ không quá nghiêm trọng, các triệu chứng chỉ dừng lại ở việc xuất hiện mụn sưng đỏ, chưa hình thành mủ. Người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo áp dụng các cách trị viêm da mủ tại nhà sau đây:

  • Trộn nghệ với mật ong rồi đắp lên da trong 20 phút để tăng khả năng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, ngăn chặn nguy cơ bị thâm sẹo. 
  • Dùng nước cốt tỏi tươi thoa lên da để kháng khuẩn, giảm viêm. 
  • Sử dụng lá bạc hà xay nhuyễn với vài lát dưa chuột, đắp lên da trong khoảng 15 phút để làm dịu nốt mụn, sát khuẩn cho da.    
Dùng lá bạc hà kết hợp với dưa chuột cải thiện các triệu chứng của bệnh
Dùng lá bạc hà kết hợp với dưa chuột cải thiện các triệu chứng của bệnh

Dùng thuốc Tây điều trị

Muốn kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh viêm da mủ, bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc Tây theo chỉ định từ bác sĩ. Các bác sĩ chuyên khoa sau khi nắm được tình trạng, mức độ bệnh lý cụ thể sẽ kê một số loại thuốc sau:

  • Thuốc sát khuẩn tại chỗ: Bao gồm cồn sát khuẩn, nước muối sinh lý, dung dịch Jarish, thuốc tím,… để tăng khả năng làm sạch da, sát trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Chủ yếu là các loại thuốc như Acrolimus, Pimecrolimus, Omalizumab,… nhằm chống viêm nhiễm. 
  • Thuốc corticoid: Là những loại thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch cũng như ngăn ngừa nguy cơ kích ứng, giúp da phục hồi nhanh chóng. Thuốc corticoid thường được chỉ định trong trường hợp này gồm có Hydrocortisone, betamethasone,  triamcinolone,…
  • Thuốc kháng sinh dạng uống/bôi ngoài da: Cụ thể là thuốc Bactroban, Gentamycin, Chloroxid 1%,… với tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng do viêm nang lông, đinh nhọt, chốc lở,… 
  • Kẽm làm mềm da: Là những sản phẩm giúp cấp ẩm, làm mềm vùng da khô, bong tróc và tăng cường sức đề kháng cho da. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng kem làm mềm da khi các vết mụn mủ đã bị vỡ, khô và kết vảy. Tránh sử dụng sản phẩm khi da vẫn còn mụn mủ, đang chảy dịch vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Biện pháp phòng ngừa viêm da mủ

Muốn phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của bệnh viêm da mủ, các bạn cần áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Duy trì thói quen vệ sinh da hàng ngày bằng cách tắm rửa sạch sẽ. 
  • Tránh để mỹ phẩm, hóa chất hoặc các tác nhân khác như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị mưng mủ, chảy dịch. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm mụn mủ, không dùng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm, dụng cụ làm móng hoặc các vật dụng cá nhân khác.
  • Khi thấy các triệu chứng bất thường trên da, nhất là các dấu hiệu của bệnh viêm da mụn mủ thì nên chẩn đoán, điều trị sớm. Đồng thời cần tuân thủ theo đúng liệu pháp điều trị, hướng dẫn từ bác sĩ để tránh để bệnh tiến triển mất kiểm soát. 
  • Hình thành lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên. Tránh căng thẳng, ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ để chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Không tự ý điều trị bệnh nếu chưa có sự chỉ định, tham vấn từ bác sĩ da liễu. 

Câu hỏi thường gặp

Để hiểu hơn về tình trạng viêm da mủ, bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số câu hỏi thắc mắc liên quan như sau: 

Viêm da mủ có lây không?

Viêm da mủ là bệnh nhiễm trùng da nên rất dễ lây lan. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình là các loại mụn nước ở trên mặt, quanh miệng, mũi, bàn chân, bàn tay,… Vậy nên để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo, mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị tổn thương. Nếu có tiếp xúc hãy rửa lại tay thật kỹ với xà phòng và theo dõi tình trạng da. 

Bệnh viêm da mủ có nguy hiểm không?

Viêm da mủ nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm hoặc chăm sóc da tốt, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Nhiễm trùng lan rộng qua các vùng da khác, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Để lại sẹo, làm thay đổi màu da, ảnh hưởng tới ngoại hình, tâm lý của bệnh nhân. 
  • Phát triển thành bệnh viêm da mãn tính, khiến da bị tổn thương, viêm nhiễm nhiều lần. 
  • Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm cầu thận cấp,… 

Nhìn chung, các trường hợp viêm da mủ có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị sớm trong giai đoạn mới bắt đầu. Sau 5 – 7 ngày điều trị tích cực, các tổn thương trên da sẽ nhanh chóng hồi phục, bề mặt da sẽ khô lại và tróc vảy. 

Song với những đối tượng bị viêm da mụn mủ là người cao tuổi, trẻ sơ sinh, người có bệnh nền sẵn sẽ cần hết sức cẩn trọng. Bởi đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng kém, dễ gây biến chứng nên có thể dẫn tới tử vong. Vì thế, nếu thấy có những dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, điều trị ngay. 

Viêm da mủ trẻ sơ sinh có nhanh hết không?

Do sức đề kháng ở trẻ sơ sinh còn non yếu nên khi trẻ bị viêm da mụn mủ sẽ có xu hướng phát triển nghiêm trọng hơn so với người lớn. Vì thế, nếu không có những biện pháp điều trị ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ khó kiểm soát và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Việc viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh có nhanh hết không sẽ còn tùy thuộc vào sức đề kháng của từng bé cũng như phương pháp điều trị cụ thể. Do đó, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện thăm khám, điều trị ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đầu tiên của bệnh. 

Viêm da mủ kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày ít nhiều có ảnh hưởng tới quá trình tiến triển, hồi phục của bệnh. Do đó, để góp phần cải thiện bệnh tốt hơn, người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3, ngũ cốc để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da. 
  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp duy trì độ ẩm, tăng cường sức đề kháng cũng như giúp da thải độc hiệu quả. 
Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để giúp da tăng cường sức đề kháng
Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp da tăng cường sức đề kháng

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm da mụn mủ cũng nên tránh những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, các chế phẩm từ sữa, đồ ăn lên men, hải sản. 
  • Không ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị như đường – muối. 
  • Không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga hoặc sử dụng chất kích thích. 

Nhìn chung, viêm da mủ là bệnh da liễu phổ biến và có mức độ nguy hiểm cao. Bởi bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp xử lý sớm và chăm sóc đúng cách. Vì thế, ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, các bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng