Nổi mề đay vào ban đêm nguyên nhân là gì? Cách khắc phục
Nổi mề đay vào ban đêm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ, tinh thần và thể trạng. Để nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cụ thể, người bệnh có thể tham khảo thêm nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Xem thêm : Nguyên nhân nổi mề đay
Nổi mề đay vào ban đêm là gì?
Nổi mề đay vào ban đêm là một biến thể của bệnh mề đay thông thường. Bệnh khởi phát khi các mao mạch dưới da phản ứng quá mức dẫn tới phù cấp mãn tính trung bình. Người bị nổi mề đay ngoài tình trạng mẩn đỏ, còn xuất hiện cảm giác ngứa ngáy nhiều về đêm.
Mề đay được chia thành 2 giai đoạn, mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Ở dạng cấp tính, bệnh thường bùng phát và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tác nhân dị ứng như thuốc, thời tiết, đồ ăn, phấn hoa, bụi bẩn,… Còn khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, mề đay sẽ kéo dài trên 6 tuần và các triệu chứng của bệnh cũng khó khắc phục hơn.
Lúc này, bệnh nhân sẽ có thể bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn, nôn,… Mề đay mãn tính thường tự phát và rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể hay điều trị dứt điểm.
Triệu chứng
Người bị nổi mề đay vào ban đêm sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Làn da bị nổi các nốt mẩn đỏ ở một vùng hoặc toàn thân.
- Hình dạng và kích thước các nốt mẩn thường không cố định.
- Ngứa nhiều về đêm, cơn ngứa có thể dai dẳng hoặc trở nên dữ dội.
- Có cảm giác đau, nóng rát tại vùng da bị mề đay.
- Bị sốt nhẹ.
Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay vào buổi tối
Nguyên nhân gây nổi mề đay ngứa vào ban đêm rất đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những trường hợp không thể xác định được nguyên nhân. Theo đó, bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay vào buổi tối thường do những nguyên do sau:
- Do dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa về đêm. Các tác nhân gây dị ứng thường là thực phẩm (hải sản, sữa, lạc,…), thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do lông động vật, khói bụi, phấn hoa, mạt kim loại, mạt bụi gỗ,…
- Mắc bệnh da liễu: Trong trường hợp bị mắc bệnh nấm, ghẻ, bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị nổi mề đay vào ban đêm.
- Có bệnh lý về gan: Khi bị viêm gan, nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ sẽ khiến chức năng gan suy giảm. Các chất độc hại tích tụ trong gan, sau đó biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng như phát ban, mề đay, mẩn ngứa. Nhiều trường hợp còn có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, vàng da, phân nhạt màu hoặc nước tiểu có màu đậm.
- Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những lý do trên, bị nổi mề đay vào buổi tối còn có thể do không gian sống không đảm bảo vệ sinh. Do tác dụng của thuốc tránh thai, Penicillin hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu,…
Bị nổi mề đay vào buổi tối có nguy hiểm không?
Nổi mề đay vào buổi tối không nằm trong nhóm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến người mắc cảm thấy khó chịu. Cụ thể, bệnh nhân khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa vào ban đêm có thể gặp phải những tình trạng sau:
- Mất ngủ nhiều dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi trong trường hợp đang mang bầu.
- Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sưng phù lưỡi, mí mắt do sốc phản vệ.
Tham khảo : Thuốc trị nổi mề đay tốt nhất
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nổi mề đay vào ban đêm cần gặp bác sĩ nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau:
- Bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ, thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại sau đó.
- Tình trạng bệnh kéo dài, ngày càng trở nên nghiêm trọng dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
- Có hiện tượng sốc phản vệ như buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, sưng môi, lưỡi, cổ họng, mất tỉnh táo,…
Cách điều trị nổi mề đay ngứa vào ban đêm
Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu kéo dài, điều trị không đúng cách, bệnh vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, tính thẩm mỹ. Tuy nhiên để điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ:
Điều trị bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây trị nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm sẽ cho hiệu quả cải thiện nhanh chóng, giúp bệnh được kiểm soát tốt. Song việc dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ nên cần dùng theo đơn kê của bác sĩ.
Để giải quyết triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Nhóm thuốc kháng histamin H1 như Acrivastin, Loratadin, Cetirizin.
- Thuốc bôi giảm ngứa.
Áp dụng mẹo dân gian
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh bị nổi mề đay ngứa ngáy vào buổi tối có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây:
- Uống trà gừng mật ong.
- Sử dụng trà hoa cúc.
- Tắm nước cây sài đất hoặc với lá khế, lá trầu không.
Lưu ý, các phương pháp trị nổi mề đay vào ban đêm này chỉ có tác dụng kiểm soát phần nào triệu chứng. Để cải thiện bệnh tốt hơn, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm : Cách trị mề đay bằng dân gian tại nhà
Biện pháp phòng tránh bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối
Nổi mề đay, mẩn ngứa vào ban đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung đều có liên quan tới thói quen sống và chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những biện pháp góp phần phòng tránh nổi mề đay vào buổi tối hiệu quả:
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng cho da như bụi bẩn, mạt rệp, đồ ăn có chứa nhiều chất đạm, phấn hoa,…
- Khi ra ngoài nên mặc quần áo dài tay, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Cẩn trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, cơ thể.
- Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, giữ gìn không gian sống sạch sẽ.
- Uống đủ nước, tăng cường bổ sung các loại chất xơ, vitamin và những thực phẩm lành mạnh khác.
- Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý (nếu có).
- Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Nhìn chung, tình trạng nổi mề đay vào ban đêm không quá nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó, mọi người cần chú ý hơn vào việc chăm sóc sức khỏe, ngủ nghỉ đủ giấc, sinh hoạt điều độ. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm khả năng mắc bệnh cũng như tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!