Nổi mề đay ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Nổi mề đay ở mặt là bệnh lý da liễu gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy mề đay trên mặt có nguy hiểm không, làm cách nào để điều trị và phòng tránh hiệu quả? Hãy theo dõi nội dung bài viết chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin hữu ích. 

Nổi mề đay ở mặt là bệnh gì?

Nổi mề đay ở mặt là một dạng phản ứng khi da bị tác động từ các tác nhân gây dị ứng. Từ đó làm xuất hiện các đốm đỏ, mặt sưng phù cùng cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Mề đay trên mặt thường kéo dài trong vài ngày tới vài tháng. Song nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn mãn tính, gây phiền toái tới đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. 

Tìm hiểu thêm : Các loại bệnh mề đay phổ biến

Hình ảnh nổi mề đay ở mặt
Hình ảnh nổi mề đay ở mặt

Mề đay dị ứng ở mặt gây ra nhiều tổn thương khác nhau, bởi đây là vùng da yếu, nhạy cảm. Mức độ dị ứng trên da cũng tùy thuộc vào nguyên nhân, cơ địa của người bệnh và một số yếu tố đi kèm khác. Vì thế, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc điều trị mề đay theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt

Xét đến nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt, không thể không đề cập tới những tác nhân sau:

  • Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều khiến da bị khô sạm, cháy nắng, kích ứng và nổi mề đay. 
  • Dị ứng mỹ phẩm do hàm lượng chì, dầu khoáng, xà phòng hoặc nồng độ pH quá lớn. Từ đó làm da bị mất cân bằng ẩm, suy yếu và dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa. 
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng là lý do làm tăng nguy cơ bị mề đay. 
  • Da khô, thiếu ẩm hoặc chăm sóc da không đúng cách.
  • Do da tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng nổi mề đay như phấn hoa, lông động vật, do côn trùng cắn, tác dụng phụ của thuốc,… 

Các triệu chứng của bệnh dị ứng nổi mề đay trên mặt

Các triệu chứng của bệnh dị ứng nổi mề đay trên mặt cũng tương tự như mề đay thông thường. Theo đó, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:

  • Vùng da mặt có cảm giác nóng ran như bị cháy nắng, sau đó chuyển dần qua đỏ tươi. 
  • Sưng phù miệng, mắt, tai. 
  • Phát ban, ngứa ngáy và khó chịu lan từ mặt xuống vai, cổ,… 
  • Sốt cao. 
  • Da bị bong tróc do sưng. 
  • Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti khiến da trở nên sần sùi. 
  • Nổi mẩn có thể lan xuống tay, chân,…

Ngứa nổi mề đay trên mặt có nguy hiểm không?

Da mặt bị nổi mề đay có thể điều trị tốt nếu áp dụng đúng cách theo chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong việc chữa trị hoặc điều trị sai cách có thể đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Ngứa ngáy liên tục, gãi nhiều khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Mẩn đỏ kèm theo tổn thương do gãi có thể để lại sẹo, vết thâm gây mất thẩm mỹ. 
  • Cấu trúc da bị phá vỡ khiến da bị lão hóa. 

Khi nào cần tới bệnh viện thăm khám?

Nổi mề đay ở mặt cần tới bệnh viện thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Mẩn ngứa trên da kéo dài hơn 2 tuần và các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, mà trở nên trầm trọng hơn. 
  • Các nốt mẩn ngứa chảy dịch, có nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Mệt mỏi, đau rát, sốt cao,…
  • Ngứa ngáy kéo dài, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và chất lượng công việc. 
Nên khám bác sĩ khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm
Nên khám bác sĩ khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm

Cách điều trị nổi mề đay ở mặt hiệu quả

Nổi mề đay ở mặt thường kéo dài trong vài ngày tới vài tuần nên cần tiến hành điều trị để hạn chế các tổn thương. Các cách điều trị bệnh sẽ được quyết định sau khi bác sĩ xác định được nguyên nhân và mức độ tổn thương. Cụ thể như sau: 

5 mẹo dân gian chữa bệnh

Với tình trạng nổi mề đay trên mặt ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian để cải thiện triệu chứng. Dưới đây là top 5 mẹo chữa nổi mề đay ở mặt đơn giản, hiệu quả nhất:

  • Dùng gel nha đam để làm dịu da, giảm thâm sẹo, cấp ẩm. 
  • Rửa mặt bằng nước lá khế để giúp tiêu nhanh các đốm đỏ, sát khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa ngáy trên da. 
  • Sắc rễ cam thảo lên uống để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. 
  • Dùng dứa xay nhuyễn để đắp mặt nạ, làm giảm viêm sưng, kháng khuẩn. 
  • Kết hợp bột yến mạch, mật ong, sữa chua không đường với nhau để đắp mặt nạ trong 10 – 15 phút. Công thức này sẽ giúp tăng khả năng chống viêm, giảm ngứa nhờ các khoáng chất, chất chống oxy hóa. 

Chi tiết hơn xem tại : Các cách trị mề đay dân gian tại nhà

Dùng thuốc theo chỉ định

Các loại thuốc chữa mề đay mẩn ngứa ở mặt thường được chỉ định gồm có:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Giúp loại bỏ dị nguyên, làm sạch da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Để sử dụng, bệnh nhân cần thấm nước muối ra bông gạc, lau nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đắp trực tiếp lên da trong khoảng 5 – 10 phút để giảm vết sưng nóng do bệnh mề đay gây ra. 
  • Thuốc sát trùng dạng bôi: Cụ thể là kem bôi chứa kẽm salicylic acid hoặc fusidic acid, mang tới hiệu quả ngăn chặn nguy cơ bị bội nhiễm. 
  • Thuốc bôi có chứa corticoid: Đây là hoạt chất có tính chống viêm, dị ứng mạnh và sẽ được kê đơn cho những bệnh nhân bị tổn thương da mãn tính. Song các loại thuốc có chứa corticoid thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Chủ yếu là thuốc dạng uống vì dạng bôi thường cho hiệu quả kém và dễ gây kích ứng. Trong đó, thuốc kháng histamin H1 thế hệ II sẽ được dùng phổ biến hơn vì có thể khắc phục được tình trạng buồn ngủ so với thế hệ I. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được dùng trong trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc nêu trên. Loại thuốc ức chế miễn dịch thường phổ biến nhất là Cyclosporine, Tacrolimus, Mycophenolate,… 

Da mặt thường khá mỏng, nhạy cảm nên nếu xử lý không đúng cách rất dễ để lại tổn thương vĩnh viễn. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời nên dùng thuốc trị mề đay theo đúng hướng dẫn, liều lượng đã được kê đơn. 

Xem thêm : Thuốc trị nổi mề đay hiệu quả

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay ngứa ở mặt

Nổi mề đay ngứa ở mặt thường khó điều trị do đây là vùng da nhạy cảm. Vậy nên, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tránh để lại các biến chứng tác động xấu tới tính thẩm mỹ. Mọi người cần tuân thủ một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Vệ sinh da mặt đều đặn hàng ngày với những dòng sản phẩm lành tính, dịu nhẹ. 
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên thông qua những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng chất từ thiên nhiên, không chứa dầu khoáng. 
  • Chỉ dùng thuốc điều trị bệnh lý khi có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ gây nổi mề đay, mẩn ngứa. 
  • Nếu da bị kích ứng sau khi dùng mỹ phẩm, dùng thuốc điều trị thì cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay. 
  • Khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng, che chắn da mặt cẩn thận, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Hạn chế trang điểm khi da đang có những dấu hiệu bất thường. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất. Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn – đồ uống dễ gây kích ứng, mẩn ngứa,… 
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc trị mề đay nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. 
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ

Vừa rồi là những thông tin tổng quan về bệnh nổi mề đay ở mặt và các cách điều trị cụ thể. Bệnh mề đay nói chung hay mề đay trên mặt nói riêng đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ nên cần thăm khám và điều trị sớm. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng