Nổi mề đay ở tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị nhanh

Nổi mề đay ở tay là bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể hình thành do tiếp xúc với hóa chất, côn trùng, do căng thẳng thần kinh, dị ứng hoặc nhiễm trùng da. Để biết chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại bài viết này. 

Nổi mề đay ở tay là gì? Các dấu hiệu của bệnh

Nổi mề đay ở tay là một dạng tổn thương da phổ biến ở vùng bàn tay, cánh tay, mu bàn tay. Khi khởi phát, bệnh sẽ làm xuất hiện các đốm đỏ hoặc hồng với kích thước to nhỏ khác nhau. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu. 

Các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay ở tay gồm có:

  • Nổi các đốm nhỏ có màu đỏ, màu hồng ở cánh tay, lòng bàn tay, khủy tay, mu bàn tay.
  • Ngứa ngáy dữ dội.
  • Trường hợp nặng có thể bị phù mạch, sưng đau, đau họng, sưng môi, sưng mí mắt,…

Xem thêm: Nguyên nhân nổi mề đay

Nổi mề đay ở tay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở tay không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng và có thể tự khỏi hoặc cải thiện sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng tác động xấu tới tính thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống do cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Trong trường hợp không được xử lý kịp thời, điều trị sai cách, mề đay có khả năng gây mất ngủ. Ngứa ngáy kéo dài khiến người bệnh cào gãi, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. 

Nguyên nhân nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay ở tay có thể bùng phát do những nguyên nhân sau đây:

Bị căng thẳng thần kinh

Tay nổi mề đay cũng có thể là biểu hiện của tình trạng căng thẳng thần kinh, stress lâu ngày. Khi hệ thần kinh trung ương bị căng thẳng quá mức trong thời gian dài sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch. Tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài gây nên tình trạng chàm da, mẩn ngứa, nổi mề đay và một số bệnh da liễu khác. 

Tình trạng mề đay sẽ được cải thiện tốt khi đầu óc được thư giãn, tâm trạng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng không được kiểm soát, bệnh mề đay ở tay sẽ lan rộng qua các vùng da khác, thậm chí là toàn bộ cơ thể. 

Nổi mề đay ở tay do dị ứng

Nhắc đến nguyên nhân gây nổi mề đay ở tay, dị ứng chính là yếu tố phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các chất kích thích. Từ đó làm giải phóng hoạt chất trung gian, làm phát sinh triệu chứng ngoài da như mẩn đỏ, nốt sần ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị sưng cổ họng, sưng mắt, nghẹt mũi, chảy nước mắt,… 

Trên thực tế, phần lớn mọi người thường bị dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng. Ngoài ra có thể do má sát giữa quần áo và da, hít phải khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi. Dị ứng thực phẩm, thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao trong thời gian dài hoặc do sử dụng thuốc, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,… 

Đọc thêm: Dị ứng thức ăn gây nổi mề đay

Nổi mề đay ở cánh tay do thay đổi thời tiết

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng phát ban, nổi mề đay ở chân, tay. Trong trường hợp bị nổi mề đay do thay đổi thời tiết, các triệu chứng của bệnh sẽ có xu hướng khởi phát theo đợt. Bệnh chỉ được cải thiện khi thời tiết ổn định trở lại. 

Nổi mề đay ở lòng bàn tay do nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp,… có thể khiến thân nhiệt tăng, làm mề đay bùng phát ở tay hoặc toàn bộ cơ thể. Tình trạng mề đay ở tay sẽ thuyên giảm khi các dấu hiệu nhiễm trùng được kiểm soát. Thêm vào đó, mề đay do nhiễm trùng thường ít khi gây đau hay ngứa. 

Do tác dụng phụ từ thuốc

Phát ban, nổi mề đay thường xảy ra khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,…), thuốc kháng sinh (Cephalosporin, Penicillin,…) hay các loại thuốc giảm đau gây nghiện,…

Gặp tác dụng phụ gây nổi mề đay, phát ban do thuốc thường xảy ra trong một vài ngày đầu. Sau đó, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo. Song nếu tình trạng mề đay khởi phát muộn, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ. 

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây phát ban, nổi mề đay
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây phát ban, nổi mề đay

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, nổi mề đay ở lòng bàn tay, cánh tay còn có thể do những nguyên nhân khác như: Mắc bệnh lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường type 1, bệnh Celiac, bệnh tuyến giáp, Hội chứng Sjogren, không dung nạp rượu bia,… 

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Phần lớn mọi người đều cho rằng, mề đay là bệnh da liễu không đáng lo ngại. Các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi mà không cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, nhất là đối với những trường hợp bệnh nặng. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể khiến bệnh trở nên khó kiểm soát, dễ phát triển thành thể mãn tính, tái nhiễm nhiều lần. 

Trong trường hợp bệnh nặng, điều trị tại nhà không khỏi, các triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng. Kèm theo đó là tình trạng phù mạch, khó thở, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim bất thường,… bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện y tế gần nhất để kiểm tra, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm. 

Tham khảo: Cách phòng ngừa nổi mề đay ở mặt

Biện pháp chẩn đoán

Nổi mề đay ở tay cần được chẩn đoán để đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên biểu hiện lâm sàng, tổn thương thực thể cũng như phạm vi lan rộng, tiền sử bệnh lý. Nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây nổi mề đay là do bệnh lý, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm cần thiết như: 

  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết da.
  • Kiểm tra RAST – Radioallergosorbent hoặc thử nghiệm dị ứng với côn trùng, thực phẩm hoặc thuốc. 
  • Kiểm tra thể chất. 

Cách điều trị nổi mề đay ở tay

Mề đay nói chung và mề đay ở tay nói riêng có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, kèm theo triệu chứng dai dẳng, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp điều trị sau đây:

Điều trị nổi mề đay nhẹ bằng mẹo dân gian

Trường hợp bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ, các tổn thương trên da không quá nghiêm trọng và không có dấu hiệu lan rộng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh mề đay bằng các mẹo dân gian như sau:

  • Dùng kem dưỡng ẩm làm giảm tình trạng khô da, ngứa ngáy. 
  • Giảm ngứa, giảm viêm sưng, làm co mạch máu bằng cách tắm nước mát hoặc chườm lạnh.
  • Bổ sung vitamin C để ức chế quá trình giải phóng histamin.
  • Uống nhiều nước. 
  • Đắp bột yến mạch lên cánh tay để cấp ẩm, bổ sung các dưỡng chất cho da. Đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương do tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy gây nên. 
  • Sử dụng giấm táo để làm dịu cơn ngứa, hạn chế hình thành mẩn đỏ.
  • Thoa nha đam để chống ngứa, cấp ẩm và làm mềm da. 
  • Dùng tinh dầu bạc hà thoa lên vùng da đang bị ngứa để làm mát, dịu da. 
  • Thoa nước gừng lên da để chống viêm, sát khuẩn, tránh để các tổn thương lan rộng. 
Thoa nước gừng lên da để làm giảm triệu chứng bệnh mề đay ở tay
Thoa nước gừng lên da để làm giảm triệu chứng bệnh mề đay ở tay

Chữa mề đay nặng bằng thuốc Tây y

Với những bệnh nhân có mức độ tổn thương nghiêm trọng, bệnh lây lan nhanh qua vùng da khác thì cần dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được dùng khi bị nổi mề đay ở tay hoặc nổi mề đay khắp người như:

  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Loại thuốc chống viêm có chứa corticoid thường được dùng ở cả dạng uống và dạng tiêm. Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ với mục đích làm giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ. Thuốc corticoid phù hợp với những bệnh nhân bị nổi mề đay kèm theo hiện tượng phù mạch. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc giúp ức chế hoạt động giải phóng histamin như Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine, Desloratadine…, Có khả năng làm giảm ngứa và kiểm soát tình trạng nổi mề đay do dị ứng gây ra. Lưu ý, khi dùng thuốc, bệnh nhân có khả năng gặp phải các vấn đề như giảm tập trung, buồn ngủ, chóng mặt,… 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus và Cyclosporine là những loại thuốc thường được dùng khi các triệu chứng tiến triển dai dẳng. Việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sẽ giúp ngăn chặn quá trình giải phóng histamin cũng như làm giảm chịu chứng khó chịu trên da. 
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu bệnh nhân bị nổi mề đay ở tay do căng thẳng thần kinh, trầm cảm sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này. 

Tham khảo: Thuốc trị nổi mề đay tốt nhất

Lời khuyên khi bị nổi mề đay ở tay chân

Nổi mề đay ở tay có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nên trong thời gian điều trị, để kiểm soát triệu chứng hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Không cào gãi, tạo ma sát hoặc tác động mạnh lên vùng da đang bị tổn thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng, khiến cơn ngứa ngáy lan rộng.
  • Để tránh bị ma sát trên da, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Dùng kem chống nắng mỗi ngày và che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài. Đặc biệt là với những trường hợp bị dị ứng thời tiết, thay đổi khí hậu. 
  • Dưỡng ẩm da bằng các dòng sản phẩm chăm sóc da lành tính, dịu nhẹ. 
  • Không dùng nước quá nóng để tắm vì điều này có thể khiến da bị khô và ngứa hơn. 
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá,…
  • Tránh dung nạp những thực phẩm có khả năng gây dị ứng trong suốt thời gian điều trị bệnh. 
  • Nếu sau một quá trình điều trị tích cực mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tới thăm khám lại và đổi phương pháp điều trị khác.

Nổi mề đay ở tay là bệnh lý da liễu thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh không được chủ quan. Bởi nếu chậm trễ trong việc điều trị, bệnh có thể làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh mề đay ở tay, bạn cần sớm tới bệnh viện thăm khám và điều trị.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng