Nổi Mề Đay Sưng Môi: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Đúng

Nổi mề đay sưng môi thường xảy ra do tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm, thức ăn hoặc các dị nguyên khác,… Bệnh tuy lành tính, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và vấn đề giao tiếp của người bệnh. Để biết các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi cụ thể, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nổi mề đay sưng môi là gì?

Nổi mề đay sưng môi thuộc nhóm bệnh mề đay phù mạch gây ngứa ngáy, thậm chí là khó thở. Tuy nhiên, người mắc bệnh mề đay này lại không xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngoài da mà thường ẩn sâu bên trong và làm xuất hiện tình trạng sưng phù. 

Hình ảnh nổi mề đay sưng môi
Hình ảnh nổi mề đay sưng môi

Mề đay phù nề thường xuất hiện ở mắt và môi. Sau khi khởi phát trong khoảng 1 – 2 ngày, các triệu chứng phù nề bắt đầu hình thành ở lưỡi, mí mắt và cơ quan sinh dục. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, sốc phản vệ. 

Theo thống kê thực tế, bệnh mề đay gây sưng môi có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và lứa tuổi. Tuy nhiên thường phổ biến nhất là ở người có cơ địa dễ dị ứng hoặc từng bị dị ứng, người bị bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ,… 

Xem thêm : Bệnh nổi mề đay là gì?

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi rất đa dạng, nhưng tựu chung lại gồm có những lý do sau đây:

Dị ứng

Nổi mề đay gây sưng môi do dị ứng khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng và sản sinh quá mức histamin khiến bạn bị sưng phù môi, nổi mẩn trên da. 

  • Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất làm kích thích phản ứng quá mẫn cảm, khiến môi sưng, nổi mẩn ngứa trên mặt hoặc toàn thân.
  • Dị ứng thức ăn, nhất là nhóm thức ăn dễ gây kích ứng như lạc, trứng, hải sản,…
  • Dị ứng với một số thành phần có trong thuốc hoặc dùng thuốc quá liều, không dùng theo chỉ định của bác sĩ,… Từ đó gây ra hiện tượng phát ban, nổi mề đay, sưng ngứa vùng môi, mắt cổ, đặc biệt là khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm steroid,… 
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết về áp suất, nhiệt độ,… là những tác nhân kích thích cơ thể, hình thành nên triệu chứng nổi mẩn đỏ, nổi da gà, ngứa ngáy và sưng môi. 
  • Bên cạnh đó, mề đay sưng môi còn có thể liên quan tới khói bụi, bụi kim loại, bụi gỗ, lông vật nuôi,… 

U nhầy miệng gây sưng môi

U nhầy miệng là u lành tính, xuất hiện khi tuyến nước bọt bị tắc nghẽn hoặc tổn thương. Khi xuất hiện, u nhầy miệng sẽ gây sưng môi dưới, sần ngứa nhưng sẽ tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị. 

Thiếu hụt chất ức chế C1

Thiếu hụt chất ức chế C1 là một dạng rối loạn di truyền khá hiếm gặp. Cụ thể, đây là một protein giúp điều hòa con đường hoạt hóa bổ thể. Nếu thiếu hụt chất ức chế C1 sẽ gây ra tình trạng phù mạch đột ngột tại nhiều vị trí như tay, chân, bộ phận sinh dục và phổ biến là môi. 

Ngoài ra, mề đay phù nề môi còn có thể liên quan tới các bệnh lý khác như viêm gan B, viêm gan C, bệnh tuyến giáp, ung thư, nhiễm virus,…

Do mắc bệnh Crohn

Crohn là bệnh đường ruột nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận, vùng da khác trên cơ thể. Bệnh viêm ruột còn gây sưng ống dẫn bạch huyết. Trong khi đó, môi là vùng da nhạy cảm nên khả năng bị sưng ống dẫn bạch huyết là cao hơn các bộ phận khác. 

Bệnh Crohn có thể gây ra hiện tượng phù nề môi, nổi mề đay
Bệnh Crohn có thể gây ra hiện tượng phù nề môi, nổi mề đay

Triệu chứng nổi mề đay gây sưng môi

Người bị nổi mề đay sưng môi sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Phù nề môi, lưỡi kéo dài, thậm chí trở thành hiện tượng mãn tính nếu không được can thiệp kịp thời. 
  • Vùng da quanh môi bị sưng nề, chạm nhẹ có cảm giác đau. Được biết, tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày rồi có xu hướng lan ra một số bộ phận khác trên cơ thể. 
  • Tiêu chảy, đau bụng do vết phù nề lan xuống đường tiêu hóa. 
  • Có hiện tượng khó thở, ngạt thở khi bệnh tiến triển nặng, lan rộng. 
  • Với những bệnh nhân bị mề đay sưng môi do di truyền sẽ dễ bị giảm thị lực, đau đầu thường xuyên. 

Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Bị mề đay sưng môi thường không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa được khi người bệnh áp dụng đúng các phương pháp điều trị. Song trong vài trường hợp nhất định, nổi mề đay gây sưng môi có thể là dấu hiệu cảnh báo phản ứng sốc phản vệ. Lúc này, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, suy hô hấp và thậm chí là tử vong. 

Trong trường hợp thấy bản thân có những dấu hiệu như trên kèm theo cảm giác khó thở, da xanh nhợt, hoa mắt, chóng mặt, phù ở cổ họng – lưỡi thì cần nhanh chóng tới bệnh viện. Bởi nếu không được can thiệp xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp bị mề đay sưng phù môi không phải tới bệnh viện điều trị. Tuy nhiên nếu nhận thấy có những dấu hiệu sau đây thì bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ:

  • Phù mi mắt.
  • Nổi mề đay toàn thân. 
  • Trên da có vết thương hở, có khả năng bị viêm nhiễm.
  • Khó thở, thở hụt hơi, rối loạn nhịp thở. 
  • Tần suất tái phát bệnh dày đặc và đợt sau kéo dài hơn so với các đợt trước. 
  • Nổi mề đay ngứa ngáy vào ban đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, tinh thần. 
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú nhiều ngày.     

Cách bác sĩ chẩn đoán

Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, các bạn sẽ cần tiến hành thăm khám kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ở những đối tượng bị mề đay gây sưng môi, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán theo những cách sau:

  • Kiểm tra lâm sàng qua những triệu chứng trên da, hỏi thăm về tiền sử mắc bệnh, sức khỏe các thành viên trong gia đình. 
  • Xét nghiệm máu. 
  • Thực hiện sinh thiết tế bào để phân tích chất gây dị ứng. 

Cách điều trị nổi mề đay sưng môi hiệu quả

Điều trị nổi mề đay gây sưng môi bằng cách nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh lý. Để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp xử lý sau đây:

Biện pháp điều trị tại nhà

Với những trường hợp bị mề đay sưng môi ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà như:

  • Chườm lạnh để giảm đau, giảm căng tức vùng môi. 
  • Thoa gel nha đam để giảm viêm, hạn chế tình trạng sưng phù. 
  • Dùng bột yến mạch làm tăng khả năng cân bằng độ ẩm trên da, làm dịu cơn ngứa cũng như tăng tác dụng chống viêm. 
  • Nấu nước lá bạc hà tắm ngày 1 lần. 
  • Uống nước rau má để giải độc, đào thải các tác nhân gây mề đay, chống sưng viêm môi hiệu quả. 

Tham khảo thêm : Các phương pháp trị nổi mề đay dân gian tại nhà

Bệnh nhân có thể uống nước rau má để thanh thải độc tố
Bệnh nhân có thể uống nước rau má để thanh thải độc tố

Dùng thuốc Tây điều trị

Việc dùng thuốc điều trị nổi mề đay sưng môi phải dựa trên kết quả chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Dựa theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc làm giảm tình trạng sưng viêm như sau:

  • Thuốc chống viêm corticoid: Mang tới khả năng chống viêm mạnh mẽ, giảm nhanh tình trạng nổi mề đay, sưng phù môi. 
  • Thuốc kháng histamin: Giúp ức chế sự hình thành, phát triển của hợp chất histamin – một trong những yếu tố chính gây ra hiện tượng mề đay, nổi mẩn, sưng phù ở môi hoặc các bộ phận khác. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc chống viêm corticoid. 

Các loại thuốc Tây chữa bệnh nổi mề đay thường cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tạm thời này, chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vậy nên bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng để hạn chế nguy cơ tái phát hay gặp những rủi ro không mong muốn. 

Kết luận, lời khuyên

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, để phòng ngừa và hạn chế tình trạng nổi mề đay sưng môi, bạn cần nắm được những lưu ý sau đây:

  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dễ gây nổi mề đay dị ứng sưng môi như hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm,…
  • Chỉ dùng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ, đảm bảo dùng đúng liều lượng, loại thuốc được chỉ định. 
  • Ăn uống khoa học, tránh tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê hoặc hải sản,…
  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung kèm nước ép trái cây, nước canh, sữa,… 
  • Trong trường hợp xảy ra các phản ứng bất thường trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra, chữa trị sớm. 

Hiện tượng nổi mề đay sưng môi không quá nguy hiểm nếu xác định được đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng này cũng như biết cách điều trị bệnh, chăm sóc bản thân tốt hơn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng