Nguyên Nhân Nổi Mề Đay Khắp Người Và Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi mề đay khắp người là bệnh da liễu dị ứng phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Phần lớn tình trạng nổi mề đay toàn thân không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh lại có nguy cơ tái phát cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý cũng như biết cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo thêm ở bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay khắp người là gì?

Nổi mề đay khắp người là hiện tượng dị ứng ngoài da với những mảng gồ ghề, sưng phù mao mạch. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, khiến bệnh nhân cào gãi nhiều. Mề đay toàn thân có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, người già và người có cơ địa dị ứng. 

Hiện tượng mề đay ngứa khắp người không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến bạn mất ngủ, ăn không ngon. Đồng thời tác động xấu tới tính thẩm mỹ và nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu không được can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời. 

Xem thêm: Cách nhận biết bệnh nổi mề đay

Triệu chứng khi bị nổi mề đay khắp người

Nổi mề đay khắp người có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện các sẩn đỏ hoặc vết phù sưng trên da. 
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và khó kiểm soát việc cào gãi, chà xát lên da. 
  • Các lớp vảy do mề đay gây ra thường có có đường viền rõ ràng, không đồng nhất về màu sắc. 
  • Tình trạng sưng phù khiến da bị căng, gây nóng rát. 
  • Các nốt mề đay có thể xuất hiện tại một vài vị trí nhất định, sau đó lan nhanh ra khắp cơ thể, đặc biệt là khi cào gãi. 
Nổi mề đay khắp người làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ
Nổi mề đay khắp người làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ

Nguyên nhân gây ngứa nổi mề đay toàn thân

Các nguyên nhân cơ bản gây ngứa nổi mề đay toàn thân có thể kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: Có không ít trường hợp bị mề đay do yếu tố di truyền nhiễm sắc thể từ cha mẹ. Cụ thể, nếu cha mẹ từng bị mề đay hoặc các bệnh lý da liễu khác thì nguy cơ bạn bị mắc mề đay là rất cao. 
  • Do thay đổi thời tiết: Tình trạng nổi mề đay khắp người do thời tiết thường có xu hướng phát triển nhiều ở trẻ nhỏ. Da của trẻ thường sẽ nổi mẩn, ngứa ngáy, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Song nếu cơ thể được làm ấm, ít ra ngoài thì các triệu chứng mề đay sẽ được cải thiện. 
  • Bị dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nổi mề đay ngứa ngáy khắp người. Các yếu tố cụ thể bao gồm dị ứng với lông động vật, côn trùng, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, thuốc, thức ăn hoặc chất liệu len – dạ từ quần áo,… 
  • Mề đay do nước: Rất ít trường hợp bị nổi mề đay do nước. Các tổn thương do tình trạng này gây ra thường có biểu hiện giống mày đay, đó là cảm giác ngứa ngáy, phù mạch, kèm theo triệu chứng chảy nước mắt, thở khò khè,… 
  • Mề đay do ánh nắng: Là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các thiết bị laser có bước sóng nằm trong khoảng 290 – 500mm. Ngay khi tiếp xúc, da sẽ nổi mẩn, đỏ toàn thân, nặng có thể bị say nắng, khiến bệnh nhân bị ngất. 
  • Do tập luyện: Lao động hay tập luyện nhiều quá mức khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng nổi mề đay dạng cholinergic với các dấu hiệu phù mạch ở thanh quản. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn, bệnh nhân dễ bị khó thở, thở dốc hoặc thở khò khè. 
  • Do ma sát, áp lực: Thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mông, bẹn, tay, chân khi người bệnh ngồi, đứng hoặc khi cầm nắm đồ vật trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, mề đay có thể lan rộng và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. 

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Thông thường, mề đay không cần thăm khám nếu không có các triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, với tình trạng mề đay nổi khắp người kéo dài kèm theo các triệu chứng dai dẳng, đã điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả thì cần thăm khám bác sĩ.

Mề đay nổi khắp người nên được thăm khám khẩn cấp trong những trường hợp sau:

  • Các nốt mẩn đỏ trên da không tự biến mất sau 24 giờ, thậm chí chúng còn có xu hướng lan rộng ra toàn thân. 
  • Nốt mẩn đỏ tạo thành từng mảng sần phù có kích thước lớn, gây ra tình trạng phù mạch, khó thở, tiêu hóa kém. 
  • Ngứa ngáy da dữ dội làm ảnh hưởng tới tâm trạng, chất lượng giấc ngủ. 
  • Xuất hiện các nốt mụn nước, tổn thương hở gây đau rát, tiết dịch trên bề mặt da. 
  • Chán ăn, mệt mỏi, sốt cao, cơ thể suy nhược kéo dài,… 

Cách chẩn đoán bệnh

Các cách chẩn đoán bệnh sẽ hướng tới mục đích tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hợp lý. Ở trường hợp bị mề đay toàn thân, bác sĩ sẽ tập trung khai thác thông tin từ phía bệnh nhân về thời gian mắc bệnh, triệu chứng, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần cung cấp cho bác sĩ biết những gì bạn đã ăn, thuốc hoặc loại mỹ phẩm nào đang dùng, có tiếp xúc với các dị nguyên nào không,… 

Khi đã có được những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm để củng cố tính chính xác cho việc chẩn đoán. Theo đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thử máu để xác định lượng bạch cầu ái toan hoặc làm xét nghiệm tìm dị nguyên nếu nghi ngờ do phấn hoa, mạt bụi, hóa chất,… 

Đọc thêm

Cách điều trị dị ứng nổi mề đay khắp người

Tương tự như các dạng mề đay khác, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc và cách ly với các tác nhân dị ứng. Chi tiết như sau:

Cách chữa tại nhà

Việc tận dụng các loại nguyên – dược liệu thiên nhiên vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa hỗ trợ tốt cho việc điều trị hiệu quả bệnh mề đay nổi khắp người ở thể nhẹ. Theo đó, để cải thiện các triệu chứng của bệnh, các bạn có thể áp dụng theo 3 cách sau:

  • Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da để tiêu viêm, cấp ẩm, giảm ngứa, thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo tế bào mới. 
  • Ngải cứu đem rang nóng với muối trắng để chườm lên da, làm giảm ngứa, chống sưng viêm. 
  • Đun lá khế tắm hàng ngày để giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa.  
Bệnh nhân có thể đun nước lá khế để cải thiện triệu chứng của bệnh
Bệnh nhân có thể đun nước lá khế để cải thiện triệu chứng của bệnh

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc trị nổi mề đay khắp người cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa rủi ro cùng các tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn khi bị mề đay, mẩn ngứa:

  • Các loại thuốc dạng kem bôi nhằm hạn chế cảm giác ngứa ngáy và hỗ trợ cấp ẩm, làm mềm da. 
  • Thuốc kháng sinh histamine đường uống như Hydroxyzine và Diphenhydramine để ngăn ngừa cơn ngứa, giảm tình trạng phù nề. 
  • Thuốc Telfor 60, Allerphast 60mg, Fexofenadin, Telfor 120,…
  • Thuốc Cetirizin.

Lời khuyên khi bị nổi mề đay toàn thân

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị mề đay toàn thân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần áp dụng theo một số lời khuyên sau đây:

  • Không tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, lông động vật, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,… 
  • Tránh cào gãi vì hành động này không chỉ có tác dụng giảm ngứa mà còn khiến cơn ngứa trở nên dữ dội, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.  
  • Mặc đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi, đeo khẩu trang, mặc đồ kín khi ra ngoài để tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, hóa chất, bụi bẩn,… 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, ưu tiên dùng các loại nước lá thuần tự nhiên để tắm thay vì dùng sữa tắm có hương liệu, hóa chất trong thời gian này. 
  • Giữ không gian sống và làm việc luôn khô thoáng, sạch sẽ. 
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, tránh tích tụ độc tố, hạn chế tình trạng khô da. 
  • Luyện tập thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau củ giàu vitamin C, A và E,… 

Tham khảo: Thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhất hiện nay

Câu hỏi thường gặp

Thông thường khi bị dị ứng nổi mề đay khắp người, bệnh nhân có thể quan tâm tới một số vấn đề khác như:

Nổi mề đay mẩn ngứa khắp người có tắm được không?

Dị ứng nổi mề đay toàn thân có tắm được không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bệnh hình thành do dị ứng lông động vật, thực phẩm hay phấn hoa,… người bệnh hoàn toàn có thể tắm để loại bỏ các yếu tố gây dị ứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tắm đúng cách để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hiệu quả. 

Theo đó, bạn nên dùng nước mát hoặc nước ấm, không nên tắm với xà phòng vì lúc này da khá nhạy cảm. Thay vào đó, các bạn có thể đun lá khế, lá tía tô, lá chè xanh, lá kinh giới để tắm. Khi tắm xong cần lau khô người với khăn mềm, sau đó mới mặc đồ. 

Mề đay toàn thân nên kiêng gì, ăn gì tốt nhất?

Ở chế độ ăn uống, người bị nổi mề đay khắp người nên kiêng và ăn những thực phẩm sau đây:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, nhất là những thực phẩm giàu omega 3, vitamin C,…
  • Tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, tôm, cua, nhộng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Nói không với việc sử dụng chất kích thích như cà phê hay thuốc lá,…
  • Không uống rượu bia, đồ uống quá ngọt hoặc nước uống có ga,… 

Với những thông tin, lời khuyên nêu trên, hy vọng bệnh nhân đã hiểu hơn về hiện tượng nổi mề đay khắp người. Đồng thời tìm được phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển dai dẳng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tải xuống và tận hưởng

Truy cập các khóa học của bạn mọi lúc, mọi nơi & chuẩn bị với các bài kiểm tra thực hành.

Tải ứng dụng