Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay Và Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên, đây có phải hiện tượng nguy hiểm và làm cách nào để điều trị an toàn, hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây của Học Viện Vietmec sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề này.
Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra sau khi ăn một vài loại thức ăn nhất định. Đôi khi chỉ là lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng có thể gây dị ứng, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến da nổi mề đay, phù nề. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân dễ bị sốc phản vệ, gây khó thở và ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trên thực tế, có nhiều người nhầm lẫn giữa tình trạng không dung nạp thức ăn và dị ứng thực phẩm. Không dung nạp thức ăn khác với dị ứng thức ăn và các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Bởi việc không dung nạp thức ăn không liên quan tới hệ thống miễn dịch. Dị ứng thức ăn thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn hơn hoặc người lớn cũng có khả năng bị dị ứng nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều.
Xem thêm : Bệnh nổi mề đay là gì?
Triệu chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay
Dị ứng thức ăn nổi mề đay gây ra các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn các phản ứng đều không quá nghiêm trọng nhưng trong trường hợp nặng, có thể gây nguy hại tới sức khỏe. Theo đó, người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay sẽ có những biểu hiện như sau:
- Nổi mề đay, phát ban ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngứa ran trong khoang miệng, lưỡi, cổ họng.
- Mặt, môi, lưỡi, cổ họng và một số bộ phận khác bị phù nề.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn.
- Có cảm giác chóng mặt, toát mồ hôi, da nhợt nhạt, tím tái, thậm chí là ngất xỉu.
- Thở gấp, nghẹt mũi, khó thở.
- Sốc phản vệ làm co thắt khí quản, phế quản, sưng họng quá mức gây nghẹt cổ, tụt huyết áp, bất tỉnh,…
Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa
Việc cơ thể quá mẫn cảm với một số chất trong thực phẩm chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Khi dung nạp những thực phẩm này, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể IgE nhằm trung hòa các dị nguyên. Đồng thời gửi tín hiệu lên hệ miễn dịch giải phóng histamine vào máu. Vì thế, người bệnh có hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy, buồn nôn,…
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể đến là sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, cá, dị ứng hải sản, côn trùng,… Bên cạnh đó, dị ứng thức ăn nổi mề đay còn có liên quan tới một số yếu tố làm tăng nguy cơ như sau:
- Do yếu tố tuổi tác: Theo nghiên cứu, trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn nhất. Bởi cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng – hệ miễn dịch còn kém. Vậy nên trẻ dễ bị dị ứng nổi mề đay khi ăn phải những loại đồ ăn có chứa thành phần lạ.
- Yếu tố di truyền, cơ địa: Dị ứng thức ăn gây nổi mề đay có thể được di truyền từ cha mẹ lên tới 80% (theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO). Nếu tiền sử gia đình không có người bị bệnh, tỷ lệ con cái gặp phải bệnh lý này sẽ chiếm khoảng 50%. Những trường hợp sinh đôi cùng trứng có thể cùng bị dị ứng với tỷ lệ là 77%, tuy nhiên nếu sinh khác trứng, tỷ lệ giảm xuống còn 15%.
- Tác động từ môi trường: Môi trường cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tình trạng nổi mề đay do dị ứng thức ăn. Đặc biệt là những đối tượng sinh sống trong khu vực ô nhiễm, có nhiều ổ dịch,…
- Mắc bệnh lý khác: Những trường hợp bị bệnh hen suyễn hoặc có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, viêm da cơ địa khác cũng có nguy cơ cao bị dị ứng thức ăn nổi mề đay.
Cách chẩn đoán
Để xác định một người có bị dị ứng thực phẩm nổi mề đay hay không, bác sĩ sẽ thông qua việc thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
- Thăm hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh và của người thân.
- Kiểm tra các triệu chứng dị ứng mà người bệnh gặp phải.
- Cho bệnh nhân xét nghiệm dị ứng da, xét nghiệm máu và các thủ thuật cần thiết khác.
Một số tình trạng dễ nhầm với dị ứng thức ăn nổi mề đay
Nếu không xem xét và chẩn đoán kỹ lưỡng, dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể bị nhầm lẫn với những tình trạng khác như:
- Ngộ độc thực phẩm.
- Thiếu một enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn loại thức ăn mà bạn đã dung nạp vào cơ thể.
- Cơ thể nhạy cảm với phụ gia thực phẩm.
- Độc tính histamine do việc bảo quản thực phẩm đông lạnh không đúng quy trình.
- Người bị bệnh celiac thường nhạy cảm với gluten khi dùng những thực phẩm như lúa mạch, lúa mì.
Cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả
Người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay không nên chủ quan trong việc điều trị. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân cần có biện pháp xử lý tạm thời và nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp xử lý tạm thời
Nếu chưa thể tới bệnh viện ngay, bệnh nhân cần can thiệp tại chỗ bằng cách áp dụng một số biện pháp xử lý tạm thời như sau:
- Móc họng và nôn ra hết lượng thức ăn vừa dung nạp vào cơ thể. Khi nôn ra hết lượng thức ăn gây dị ứng, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và hạn chế tối đa nguy cơ bị sốc phản vệ.
- Súc miệng với nước muối pha loãng sau khi nôn xong để loại bỏ dị nguyên trong miệng, cổ họng.
- Uống nước ấm để ổn định lại dạ dày, giảm cảm giác khó chịu ở vùng khoang miệng.
Tham khảo : Cách trị nổi mề đay dân gian tại nhà
Dùng thuốc điều trị
Trường hợp đã áp dụng đúng theo cách xử lý tạm thời nêu trên nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì cần tới bệnh viện. Lúc này, bệnh nhân sẽ được thăm khám, dựa theo các triệu chứng và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Các loại thuốc trị dị ứng thức ăn nổi mề đay gồm có:
- Thuốc dạng khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh để làm giảm tình trạng khó thở, lưỡi phù nề, cổ họng nghẹn,..
- Thuốc kháng sinh đối kháng hoạt động của thụ thể histamin trong cơ thể nhằm ức chế quá trình giải phóng chất gây viêm, giảm hiện tượng dị ứng.
- Thuốc corticoid liều thấp để giảm phản ứng của bạch cầu và cải thiện nhanh các triệu chứng nổi mề đay khắp người.
- Thuốc bôi ngoài da giúp dưỡng ẩm, giảm cảm giác ngứa ngáy.
Xem ngay : TOP thuốc trị nổi mề đay hiệu quả
Nổi mề đay dị ứng thức ăn nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống với người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay rất quan trọng. Để xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng, các bạn nên tham khảo những gợi ý sau đây:
Thực phẩm có thể bổ sung
Người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay nên ưu tiên dùng những thực phẩm sau:
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, rau cải, trái cây có múi để cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi triệu chứng dị ứng.
- Uống nước trà xanh, bởi trong trà xanh có chứa hoạt chất EGCG và nhiều tinh chất giúp giảm triệu chứng dị ứng.
- Nước chanh giúp đào thải độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Nên thêm gừng vào các món ăn để tăng khả năng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu ngoài da.
- Nước ép cà rốt, dưa chuột để làm giảm cảm giác khó chịu, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thực phẩm cần tránh
Ngoài những thực phẩm an toàn, ít gây dị ứng nêu trên, bệnh nhân đang bị dị ứng thức ăn cũng cần hạn chế dung nạp những thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, trứng, sữa bò, thịt bò,…
- Tránh rượu bia, đồ ăn cay nóng, cà phê, thuốc lá, đồ đóng hộp và các chất dễ gây kích ứng khác.
- Hạn chế các món ăn nhiều nước như súp, cháo,…
- Món ăn nhiều đường, muối.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thức ăn nổi mề đay
Dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể phòng ngừa được nếu bạn nắm được những lưu ý sau đây:
- Sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng và nắm được các thành phần có trong thực phẩm mà bạn sử dụng, nhất là thực phẩm đóng hộp.
- Hãy ghi nhớ các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng. Nếu không, bạn cần dùng vòng đeo tay, vòng đeo cổ có cảnh báo loại thức ăn mà bạn bị dị ứng.
- Có thể xin đơn kê epinephrine khẩn cấp từ bác sĩ nếu thường xuyên bị dị ứng thực phẩm.
- Không nên thử những món ăn lạ nếu bạn đã từng bị dị ứng thực phẩm.
- Nói không với thực phẩm hết hạn, ôi thiu, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Hình thành thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn ngoài.
- Trong trường hợp phải ra ngoài hoặc đi du lịch ngắn ngày, bạn có thể tự chuẩn bị thức ăn để mang theo.
- Tìm hiểu các kiến thức về dị ứng thực phẩm để biết cách xử lý trong tình huống khẩn cấp.
- Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng. Khi bắt đầu tới tuổi ăn dặm, bạn chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm ít gây dị ứng và hạn chế đồ ăn công nghiệp, được chế biến sẵn, nhiều gia vị, chất bảo quản.
Nhìn chung, dị ứng thức ăn nổi mề đay là một trong những loại dị ứng khá phổ biến. Do đó, mọi người cần cẩn trọng trong việc sử dụng thực phẩm để tránh nguy cơ gặp phải các triệu chứng nêu trên. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường do dị ứng thức ăn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-nao-khi-bi-di-ung-thuc/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-dieu-can-lam-khi-bi-di-ung-thuc-an-s195-n17957
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!