Viêm Da Quanh Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Viêm da quanh miệng là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và chất lượng đời sống hàng ngày của người mắc. Mặc dù là bệnh da liễu phổ biến nhưng đến nay cơ chế bùng phát bệnh vẫn chưa được làm rõ. Thêm vào đó, các triệu chứng của viêm da vùng quanh miệng còn dễ nhầm lẫn với các tổn thương khác. Vậy làm cách nào để phân biệt cũng như điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng Học Viện Vietmec tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm da quanh miệng là gì?
Viêm da quanh miệng (Perioral (periorificial) dermatitis) là bệnh da liễu xảy ra trên mặt cực kỳ phổ biến. Bệnh có các biểu hiện đặc trưng như các sẩn viêm nhỏ màu đỏ xung quanh miệng, mũi và mắt. Một số trường hợp các nốt sẩn đỏ có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục.
Tới thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Được biết, bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới phụ nữ ở độ tuổi từ 16 – 45 tuổi và ít phổ biến ở nam. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ em nhưng không nhiều. Những trường hợp bị mắc bệnh viêm da vùng quanh miệng thường có liên quan tới corticoid dùng tại chỗ.
Đọc thêm: Nguyên nhân bệnh viêm da Demodex
Triệu chứng viêm da quanh miệng
Các triệu chứng của bệnh viêm da quanh miệng rất dễ nhầm lẫn với các tổn thương khác. Vậy nên người bệnh cần nắm được những thông tin dưới đây để tránh nhầm lẫn các triệu chứng với nhau.
Biểu hiện của viêm da quanh miệng
Người bị viêm da ở quanh miệng sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
- Thông thường, bệnh sẽ hình thành với các triệu chứng đặc trưng như các nốt sẩn đỏ, tróc vảy, mọc mụn nước. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện quanh vùng hốc mắt, quanh mũi kèm theo hiện tượng bỏng rát, châm chích nhẹ tới trung bình. Các tổn thương này rất hiếm khi để lại sẹo sau khi hồi phục.
- Trong trường hợp bị biến chứng, vùng da quanh miệng sẽ nổi các u hạt. ặc biệt là trẻ em trước khi độ tuổi dậy thì hoặc những trẻ da đen ở vùng biển Afro-Caribbean. Lúc này, ngoài những vết sẩn viêm đỏ, còn xuất hiện vết sẩn viêm màu nâu, nâu vàng hoặc màu thịt.
Phân biệt với các tổn thương khác
Để phân biệt viêm da quanh miệng với các tổn thương khác, bệnh nhân có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Có sự hiện diện của mụn nước, sẩn – ban đỏ, tróc vảy, phù nề gây nên cảm giác nóng rát ở vùng da bị tổn thương.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là các nốt sẩn, ban đỏ, mụn nước kèm theo vảy tiết hoặc vảy da chết. Vị trí khởi phát bệnh thường là những vùng da tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố gây dị ứng. Từ đó gây nên cảm giác ngứa ngáy và không đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh thông thường.
- Viêm da dầu: Xuất hiện vảy da, ban đỏ tại vùng rãnh mũi, lưng ngực, rãnh cung lông mày và rất hiếm khi khởi phát ở quanh miệng.
- Chốc mép: Là bệnh lý da liễu gây ra tình trạng bong tróc ở mép môi, quanh mũi. Người bị chốc mép sẽ xuất hiện các vết trợt, vảy tiết và mụn nước trên da.
- Mụn trứng cá thông thường: Nổi mụn mủ, sẩn viêm có nhân, khi hết mụn để để vết thâm hoặc sẹo.
- Mụn trứng cá đỏ: Da sẽ có mụn mủ, sẩn viêm phân bố ở vùng da trung tâm mặt và có nguy cơ cao gây giãn mạch, nhiễm trùng da.
Tìm hiểu thêm: Thông tin cần biết bệnh viêm da tiết bã
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm da quanh miệng hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chỉ biết, các yếu tố dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Do ảnh hưởng từ tia cực tím, thời tiết nắng nóng.
- Bị rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc khi dùng các loại thuốc tránh thai,…
- Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của steroid, mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm, kem đánh răng chứa Flour, kem bôi chứa paraffin, petrolatum, dung môi có isopropyl myristate,…
- Do bị nhiễm phải các vi sinh vật gây bệnh như trực khuẩn Fusiform, Candida,…
Viêm da quanh miệng bao lâu thì khỏi?
Viêm da ở vùng quanh miệng bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là mức độ bệnh lý, nguyên nhân và phương pháp điều trị, chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người.
Trên thực tế, nếu không được điều trị, bệnh lý này vẫn có thể tự khỏi nhưng có thể xuất hiện lại sau đó. Các đợt bùng phát viêm da vùng quanh miệng có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí là hàng tháng. Trường hợp điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần.
Cách chẩn đoán bệnh
Để biết bệnh nhân có bị viêm da vùng quanh miệng hay không, bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm liên quan. Việc khám lâm sàng sẽ cho thấy các triệu chứng của da, tiền sử bệnh lý và các yếu tố liên quan khác.
Sau khi đã có những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Bác sĩ lấy một mẫu da nhỏ ở vùng bị tổn thương để xét nghiệm, kiểm tra tìm vi khuẩn, vi nấm.
- Với trường hợp bị phát ban ở vùng quanh miệng nhưng điều trị bằng thuốc không hiệu quả sẽ cần tiến hành sinh thiết da.
Cách chữa viêm da quanh miệng
Chữa viêm da quanh miệng như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và yếu tố cơ địa ở mỗi người. Bác sĩ sẽ cân đối các yếu tố để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Cách trị viêm da quanh miệng tại nhà
Khi điều trị bệnh tại nhà, bạn có thể dùng các loại nguyên – dược liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Theo đó mọi người có thể đun nước trà xanh, nước trầu không, nước lá tía tô để vệ sinh vùng mặt một cách nhẹ nhàng. Đồng thời có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm, giảm viêm cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị sau:
- Ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm trên mặt, bao gồm cả steroid tại chỗ, mỹ phẩm hoặc kem chống nắng.
- Rửa mặt bằng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng và chỉ vệ sinh da với loại sữa rửa mặt không xà phòng.
- Nên cân nhắc dừng việc dùng steroid tại chỗ để chuyển qua corticoid có tác dụng yếu hơn.
Viêm da quanh miệng bôi thuốc gì, uống thuốc gì?
Bệnh viêm da này sẽ được kiểm soát nhanh chóng bằng cách sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị cho bệnh nhân bị viêm da vùng quanh miệng bao gồm:
- Kem ức chế miễn dịch như Tacrolimus, Pimecrolimus,…
- Kem bôi kháng sinh như Erythromycin, Metronidazole,…
- Thuốc trị mụn như Axit azelaic, Adapalene,…
- Thuốc kháng sinh đường uống như Tetracycline, Minocycline, Doxycycline, Isotretinoin sẽ được kê đơn cho những trường hợp nghiêm trọng.
Biện pháp phòng tránh viêm da quanh miệng
Bên cạnh việc quan tâm tới các dấu hiệu và cách điều trị, để kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cần thay đổi thói quen chăm sóc da và chế độ sinh hoạt theo những lưu ý sau:
- Tránh sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt có mùi thơm.
- Chỉ nên dùng nước ấm rửa mặt, vệ sinh da nhẹ nhàng để tránh làm da bị tổn thương, bong tróc, kích ứng thêm.
- Chỉ dùng các loại kem steroid, hydrocortisone khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Đổi qua các loại kem đánh răng không chứa florua trong vài tuần nếu bệnh trở nên nghiêm trọng.
- Giữ không gian sống sạch sẽ, thường xuyên giặt vỏ gối, mền, drap, khăn tắm và phơi chúng dưới trời nắng.
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc hạn chế sử dụng mỹ phẩm, kem chống nắng trong thời gian điều trị bệnh.
- Ưu tiên đồ ăn thanh đạm, tránh dùng các món quá mặn, cay nóng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
- Khi ra ngoài nên che chắn da cẩn thận, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Viêm da quanh miệng là bệnh lý có tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Chưa kể có những trường hợp, bệnh có thể chuyển qua giai đoạn mãn tính, tái diễn nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân nên đi bệnh viện khám và điều trị sớm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!