Viêm da Demodex : Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh
Viêm da Demodex là một trong những bệnh lý da liễu gây cho người bệnh nhiều khó chịu. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh lây lan sang các vùng da khác. Cập nhật một số thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị triệt để viêm da ký sinh trùng trong bài viết dưới đây.
Viêm da demodex là gì?
Viêm da Demodex hay còn được gọi là viêm da ký sinh trùng gây ra do một loại ki sinh trùng trên da có tên Demodex. Vi khuẩn Demodex có đến 65 loại khác nhau nhưng chỉ có 2 loại có khả năng gây bệnh trên cơ thể người là Demodex folliculorum và Demodex brevis. Khi soi dưới kính hiển vi 2 loại này có đặc điểm nhận dạng như sau:
- Demodex folliculorum: Có dạng dài, thường kí sinh dưới nang lông, chân tóc, hoạt động mạnh trên bề mặt da hoặc tầng biểu bì nông.
- Demodex brevis: Có hình dáng ngắn, thường ký sinh dưới tuyến bã nhờn vùng ngực, lưng. Demodex brevis có khả năng hoạt động ở lớp biểu bì sâu hơn gây nên những tổn thương nghiêm trọng.
Cơ chế hoạt động của kí sinh trùng Demodex là tận dụng bã nhờn trên da làm thức ăn chính, sinh trưởng, phát triển trên bề mặt da khoảng 2 tuần. Sau đó chúng thụ tinh và chui vào các nang lông để đẻ trứng. Quá trình giao phối và sinh sản của Demodex gây nên viêm da, nhiễm trùng da. Sau khi Demodex chết sẽ hóa lỏng phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo thành mụn đỏ, có mủ và ngứa.
Bệnh viêm da Demodex được phân làm 3 loại theo các dấu hiệu bệnh lý:
- Viêm da dạng mụn trứng cá (mụn đỏ hoặc mụn mủ).
- Viêm da ký sinh trùng dạng vảy nến, có các vùng hồng ban có vảy sừng, nứt ở nang lông.
- Viêm da Demodex dạng trứng cá ủ hạt (thường chỉ xuất hiện ở các đối tượng bị suy giảm miễn dịch).
Nguyên nhân gây ra viêm da ký sinh trùng
Bệnh viêm da Demodex hay gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, không có khả năng kháng lại virus, vi khuẩn. Khi vi khuẩn bám trên bề mặt da, không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho Demodex sinh sôi và phát triển. Kết hợp với một số yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể khiến bệnh lây lan mạnh hơn. Cụ thể:
- Khi da tiết quá nhiều bã nhờn, lỗ chân bít tắc, người bệnh vệ sinh không đúng cách, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ lại gây viêm nhiễm.
- Bề mặt da xây xát, không được sát khuẩn và chăm sóc đúng cách gây nhiễm trùng, môi trường thuận lợi cho Demodex sinh sôi và phát triển.
- Người bệnh lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da, có nhiều hóa chất khiến lớp sừng bảo vệ tự nhiên của da bị bào mòn, da yếu, dễ kích ứng.
- Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị da liễu có chứa Corticosteroid làm da bị mất độ đàn hồi tự nhiên, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Ngoài ra một số trường da mụn, bị chàm, vảy nến… sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Demodex cao hơn người bình thường.
Thông thường bệnh viêm da Demodex thường gặp nhiều ở độ tuổi dậy thì. khi cơ thể có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Viêm da ký sinh trùng do Demodex có thể lây lan, vì vậy người bệnh nên đi khám, điều trị triệt để, không để bệnh ủ quá lâu.
Dấu hiệu nhận biết viêm da Demodex
Bệnh viêm da ký sinh trùng có một số biểu hiện cơ bản để người bệnh có thể nhận biết được bằng mắt thường dưới đây:
- Vùng da nhiễm ký sinh trùng khô ráp, nổi ban đỏ, có cảm giác ngứa và châm chích như kiến cắn.
- Da bị tróc vảy, nhạy cảm và dễ kích ứng với điều kiện môi trường bên ngoài. Bề mặt da bị sưng đỏ, hình thành viêm da mụn mủ, tĩnh mạch giãn rộng hơn bình thường.
- Trường hợp bị viêm da do vi khuẩn Demodex brevis có thể khiến tóc. lông mi hoặc lông vùng da bị nhiễm ký sinh trùng bị rụng.
- Trên bề mặt da xuất hiện nhiều vết thâm giống như sẹo mụn, mí mắt bị đau và sưng đỏ.
Triệu chứng bệnh viêm da Demodex khá giống với biểu hiện của bệnh chàm nên người bệnh cần lưu ý để phân biệt và áp dụng cách điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.
Bệnh viêm da do ký sinh trùng Demodex có nguy hiểm không?
Trước câu hỏi “Bệnh viêm da Demodex có bị lây không, có nguy hiểm hay không?” chuyên da về da liễu có trả lời như sau:
Với các bệnh nhân bị viêm da do ký sinh trùng Demodex cần được xử lý ngay do vi khuẩn này có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc trên diện rộng. Vi khuẩn bám trực tiếp thông qua các bề mặt tiếp xúc, đồ đạc, ôm, hôn, chạm mã cũng phát tán được vi khuẩn.
Khi bị viêm da Demodex gây cho người bệnh nhiều bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày, gây ngứa, khó chịu. Tình trạng bệnh kéo dài khiến da bị tổn thương sâu, tạo thành sẹo, mất thẩm mỹ. Chưa kể đến vi khuẩn Demodex có thể làm suy yếu sức đề kháng của làn da, khiến da dễ bị kích ứng và tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu khác.
Chẩn đoán bệnh
Ký sinh trùng Demodex rất khó để nhận biết bằng mắt thường, vì vậy đa số các trường hợp đến thăm khám khi bệnh đã khởi phát và da bị bong tróc vảy.
Để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ cạo một lớp vảy bong trên vùng da bị bệnh soi bằng thiết bị chuyên dụng để xác định chủng loại vi khuẩn. Phương pháp kiểm tra này còn xác định được mật độ vi khuẩn từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.
Một số tiêu chí chẩn đoán của bác sĩ với tình trạng viêm da Demodex gồm có:
- Không xảy ra cùng lúc với mụn da liễu khác như mụn trứng cá, mụn đỏ…
- Mật độ Demodex trên vùng da (nếu số lượng >5 ký sinh trùng Demodex / cm2 thì người bệnh được chẩn đoán bị viêm da Demodex).
- Trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi da liễu khác không mang lại hiệu quả.
Cách điều trị bệnh viêm da Demodex tốt nhất
Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm da do ký sinh trùng thì có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da theo kê đơn bác sĩ như:
- Kem bôi: Đây là thuốc thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh viêm da, bao gồm cả viêm da Demodex. Crotamiton hoặc Permethrin hỗ trợ giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da.
- Dung dịch rửa: Demodex, Cliradex hay Demodex Control giúp kháng viêm và giảm đau.
- Cồn nồng độ cao: Trường hợp tỷ lệ vi khuẩn Demodex trên da quá dày bác sĩ có thể kê đơn với cồn nồng độ cao để làm giảm số lượng. Kết hợp với một số loại thuốc đặc trị ve, làm giảm tổn thương da.
- Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh tại chỗ dạng uống như Metronidazole hoặc Ivermectin sẽ được kê cho các trường hợp suy giảm miễn dịch. Giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau, ngứa tại chỗ hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh dạng uống người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngắt thuốc khiến vi khuẩn nhờn thuốc, khó điều trị.
Bị viêm da demodex nên làm gì?
Ngoài việc tiếp nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen hàng ngày để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
- Vệ sinh vùng viêm da Demodex thật sạch bằng nước muối loãng, không nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có PH cao, gây kích ứng da.
- Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da nên để da thông thoáng, hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi, độc hại.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thực phẩm tốt cho da như rau, củ, quả có chứa nhiều vitamin, các loại hạt quả hạch… Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh ăn các món ăn dễ gây kích ứng da như hải sản, thịt đỏ, đồ cay nóng, đồ chiên rán…
- Vệ sinh cả các vùng da xung quanh, tránh để vi khuẩn Demodex lây lan sang.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc. Trong trường hợp sử dụng thuốc không thấy có tiến triển, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chủ trị để có phương án xử lý.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm da ký sinh trùng
Tôn chỉ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều mà các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh. Dù là bệnh nào cũng sẽ gây cho người bệnh không ít khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là bệnh do ký sinh trùng, khó nhận biết và lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Vì vậy các bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trước khi vi khuẩn Demodex có cơ hội sinh sôi, nảy nở. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia da liễu, để ngăn ngừa viêm da Demodex bạn nên:
- Nên thực hiện vệ sinh đúng cách và đều đặn hàng ngày, loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt da.
- Nên tẩy da chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ lớp sừng, môi trường lưu giữ lại vi khuẩn trên da.
- Sau khi vận động, cơ thể có nhiều mồ hôi cần tắm rửa, vệ sinh ngay, nên dùng các loại sữa tắm, dầu gội ít kích ứng để bảo vệ da.
- Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, đặc biệt là giặt chăn gối hàng tuần để loại bỏ vi khuẩn bề mặt.
- Không nên ở những nơi quá ẩm thấp, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
- Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng làm kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh.
- Nên luyện tập thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, kháng lại vi khuẩn Demodex.
Với những thông tin về bệnh viêm Demodex đã được cung cấp trong bài viết này hi vọng giúp bạn đọc nhận biết được bệnh để đi khám và điều trị kịp thời. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bệnh biến chứng khó chữa triệt để và có thể tái phát lại, vì vậy người bệnh không nên chủ quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!