Mẹ Bị Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Nên Cho Con Bú? [Bác Sĩ Giải Đáp]
Theo các chuyên gia, việc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó cần quan tâm đến tác nhân gây bệnh và thể bệnh mẹ đang mắc phải. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn về vấn đề này từ lời khuyên của chuyên gia hàng đầu.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? [Lời khuyên của bác sĩ]
Nổi mề đay là một tình trạng rối loạn miễn dịch gây dị ứng da. Người bệnh có thể nhận biết sớm tình trạng nổi mề đay dựa vào các triệu chứng phát ban đỏ, sưng, ngứa và cảm giác châm chích đặc trưng. Bệnh thường xuất hiện rất nhanh sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng và biến mất vài giờ hoặc vài ngày sau đó.
Bất kỳ ai cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị nổi mề đay, trong đó có phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia cho rằng, các sản phụ sau sinh thường có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Do vậy, khả năng đề kháng và miễn dịch của mẹ thường kém hơn người bình thường. Chính vì vậy, các sản phụ thường dễ gặp phải tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa và mề đay sau khi sinh nở.
Với vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 cho biết, thực chất bệnh mề đay là một dạng rối loạn liên quan đến miễn dịch và di truyền, không có tính chất lây truyền qua sữa mẹ. Tuy nhiên, bệnh lý này có tính chất di truyền trong gia đình. Bởi vậy, nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh nổi mề đay trước đó, khả năng con mang gen bệnh rất cao. Như vậy, các tác nhân gây dị ứng mề đay cho mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Theo đó, bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, vấn đề mẹ nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào từng trường hợp và tác nhân cụ thể gây bệnh. Chẳng hạn như:
- Nếu mẹ bị dị ứng thời tiết thông thường ở thể nhẹ, không dùng thuốc điều trị có thể cho con bú bằng sữa mẹ bình thường.
- Nếu mẹ bị mề đay do dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm chức năng cần tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi các hoạt chất trong thuốc hoặc thực phẩm sức khỏe này đào thải hết ra ngoài cơ thể mẹ.
- Trường hợp mề đay do dị ứng thực phẩm, thức ăn hoặc côn trùng đốt, các sản phụ cũng nên tạm ngừng việc cho con bú cho đến khi tình trạng mề đay, mẩn ngứa hết hẳn.
- Trong trường hợp đang dùng thuốc điều trị, mẹ bị mề đay cũng không nên cho con bú. Bởi một số hoạt chất có thể bài tiết qua sữa mẹ, đi vào cơ thể trẻ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với bé.
Tóm lại, mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bà mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và nhận tư vấn điều trị hợp lý. Không tự ý mua thuốc, uống, điều trị bệnh tại nhà vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp bắt buộc cần uống thuốc, mẹ nên tạm thời việc cho con bú cho đến khi thuốc thải trừ hoàn toàn ra khỏi cơ thể mẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phương pháp chữa mề đay dành cho phụ nữ đang cho con bú
Để khắc phục và cải thiện tình trạng nổi mề đay sau sinh, các bà mẹ nên đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và thể bệnh mình đang mắc phải. Với mỗi trường hợp khác nhau, các bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình và phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất.
Một số phương pháp có thể dùng trong điều trị nổi mề đay sau sinh ở mẹ gồm:
1. Mẹo chăm sóc và chữa mề đay tại nhà
Một số mẹo dân gian sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính có thể giúp mẹ cải thiện một số triệu chứng cơ bản của bệnh mề đay. Mẹ bị nổi mề đay khi đang cho con bú có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Chườm lạnh: Dùng khăn bông sạch ướp lạnh và chườm lên vùng da đang bị tổn thương bởi các tác nhân dị ứng. Mỗi ngày thực hiện vài lần, mỗi lần ít nhất là 10 phút.
- Tắm lá trà xanh: Nhờ hàm lượng flavonoid, vitamin, tanin dồi dào, trà xanh được biết đến như một vị thuốc có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, làm dịu da và cải thiện các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ rất tốt. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g lá trà xanh, rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước. Dùng nước này ngâm hoặc tắm hằng ngày, kết hợp với đắp lá trà trong thời gian tắm sẽ cho hiệu quả nhanh hơn.
- Dùng lá tía tô: Chuẩn bị khoảng 200g lá tía tô, rửa sạch, đun cũng 1 – 2 lít nước, lọc bỏ bã, lấy nước uống mỗi ngày 3 – 5 lần. Sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa được cải thiện đáng kể.
- Rau má chữa bệnh mề đay: Các mẹ có thể đem rau má xay lấy nước uống hằng ngày hoặc giã với muối, chắt lấy nước cốt bôi lên vùng da đang bị tổn thương. Trong một số trường hợp người bệnh có thể kết hợp cả 2 phương pháp này khắc phục bệnh tốt hơn.
Các phương pháp chữa mề đay bằng mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Nhờ vậy mẹ có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng đơn giản, chưa đe dọa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cũng nên tham khảo ý bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ.
2. Dùng thuốc Tây chữa mề đay cho phụ nữ đang cho con bú
Trong một số trường hợp mề đay nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc tây để kiểm soát và cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.
Một số loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh mề đay sau sinh gồm:
- Thuốc bôi chứa Menthol: Menthol là một loại hoạt chất được chiết xuất từ lá bạc hà, có tác dụng làm dịu da, giảm sưng nóng, giảm đau và ngừa viêm nhiễm.
- Thuốc kháng Histamin H1: Thường dùng Loratadin, Cetirizine, Desloratadin… Loại thuốc này có tác dụng giảm các phản ứng dị ứng, giảm ngứa, nóng, châm chích trên da.
Việc sử dụng thuốc tây chữa mề đay cần tuân thủ ý kiến và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý lạm dụng thuốc điều trị tại nhà. Mặc dù các thuốc này có ưu điểm ít bài tiết qua sữa mẹ, do đó không gây tích lũy ở trẻ. Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc điều trị, các bác sĩ khuyến cáo cần tạm ngưng cho con bú mẹ để tránh các tác dụng không mong muốn.
3. Chữa bệnh mề đay ở phụ nữ đang cho con bú bằng thuốc Đông y
Hiện nay, Đông Y là phương pháp chữa mề đay sau sinh toàn diện dành cho các bà mẹ bỉm sữa bị nổi mề đay sau sinh. So với thuốc tân dược và mẹo dân gian, các bài thuốc y học cổ truyền từ thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao hơn.
Đồng thời, việc kết hợp nhiều dược liệu theo tỷ lệ chuẩn cũng sẽ giúp mẹ điều trị bệnh tận gốc, phòng tránh tái phát, tránh mề đay kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ cũng như chất lượng sữa và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo đông y, mề đay là một dạng bệnh phong nhiệt, sinh ra do người bệnh bị các yếu tố bên ngoài (có thể là phong hàn, nhiệt độc…) xâm nhập khi cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, can thận suy yếu chức năng…. Từ đó khiến hỏa độc tích tụ dưới da gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, châm chích…
Nguyên lý chữa bệnh mề đay trong đông y là kết hợp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cải thiện triệu chứng ngứa, nổi mẩn, phát ban bên ngoài. Đồng thời khôi phục chức năng thải độc của gan, điều hòa khí huyết của thận, cân bằng âm dương, cải thiện đề kháng. Nhờ đó bệnh được loại bỏ từ gốc rễ, giảm khả năng tái phát.
Nhược điểm của cách chữa mề đay theo đông y là thời gian điều trị kéo dài. Để thuốc phát huy tối đa tác dụng điều trị, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian vài tuần đến 2 – 3 tháng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lựa chọn đúng cơ sở thăm khám và bốc thuốc uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ.
Chữa nổi mề đay sau sinh TẬN GỐC – AN TOÀN cho mẹ và bé với bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang
Mẹ sau sinh có thể tham khảo bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Đây là phương thuốc đã được nghiên cứu chuyên sâu, kiểm nghiệm dược tính, độc tính kỹ càng, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng. Bài thuốc này cũng được nhiều chuyên gia YHCT đánh giá cao nhờ các ưu điểm sau:
Sử dụng dược liệu sạch, được trồng và bào chế theo công nghệ cao
Đối với các bài thuốc chữa mề đay sau sinh, yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu. Bởi cơ thể mẹ còn yếu ớt, nhạy cảm, đồng thời dược chất, độc tính có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới bé thông qua sữa mẹ.
Chính vì thế, để đảm bảo Tiêu ban hoàn bì thang an toàn, lành tính với mọi đối tượng, trong đó có phụ nữ sau sinh, bác sĩ Lê Phương cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn 27 vị dược liệu quý lành và không chứa độc tính làm thành phần bài thuốc.
100% dược liệu được nuôi trồng, thu hái từ những vườn thuốc chuyên canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Ngoài ra, quy trình bào chế, bảo quản còn được thực hiện bởi máy máy, công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, thuốc có dược tính cao nhất, không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, nấm mốc, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Đặc biệt, bài thuốc cũng đã trải qua quy trình kiểm nghiệm dược tính, độc tính cấp diễn bán trường diễn nghiêm ngặt tại Học viện Quân Y. Quá trình này đã chứng minh Tiêu ban hoàn bì thang hoàn toàn lành tính, có thể dùng được cho phụ nữ sau sinh mà không gây bất cứ tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu nào tới cả mẹ và bé.
Cơ chế tác động toàn diện, đẩy lùi mề đay sau sinh triệt để
Tiêu ban hoàn bì thang kế thừa nguyên lý điều trị trong Y học cổ truyền. Đó là BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Các nhóm dược liệu cũng được kết hợp với nhau theo một TỶ LỆ VÀNG nhằm tuân thủ nguyên tắc này. Nhờ vậy, bài thuốc không chỉ giúp mẹ giảm ngứa, giảm sưng đỏ bên ngoài mà còn dưỡng huyết, bổ gan, thận, nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường đề kháng, giảm trừ nguy cơ tái phát bệnh.
Ứng dụng Đông Y có biện chứng, xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa
Tại Tổ hợp Y tế Quân dân 102, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, chẩn đoán bệnh bằng Đông Y có biện chứng, kết hợp giữa hình thức “tứ chẩn” trong Đông Y và các kỹ thuật soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Quá trình này sẽ phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe, mức độ nổi mề đay, mẩn ngứa của mỗi người bệnh.
Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình, điều chỉnh thành phần thuốc sao cho phù hợp nhất với bệnh nhân. Phác đồ điều trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang sẽ bao gồm 2 giai đoạn chính như sau:
Với những mẹ sau sinh, bác sĩ có thể thêm các vị thuốc nhằm cải thiện sức khỏe, chất lượng sữa, đem tới tác dụng tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Nhờ ứng dụng phương pháp này, Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 đã giúp hàng nghìn mẹ sau sinh thoát khỏi tình trạng mề đay, mẩn ngứa, cải thiện sức khỏe. Rất nhiều người đã để lại đánh giá thể hiện rõ điều này.
4. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc chữa bệnh, phụ nữ đang cho con bú bị nổi mề đay cũng cần chú ý những điều sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể tăng cường thêm nước trái cây, rau củ không đường để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết
- Ăn uống đủ chất, tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm cay nóng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ. Không nên tắm quá lâu, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Giữ ấm cơ thể và tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa, hóa chất, lông động vật…
Qua bài viết trên, các chuyên gia đã giải đáp việc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào tác nhân nhân gây bệnh và thể bệnh mẹ mắc phải. Ngoài mề đay do dị ứng thời tiết, hầu hết các trường hợp khác, mẹ nên tạm ngưng việc cho trẻ bú trong thời gian điều trị bệnh. Để biết bản thân mắc thể bệnh mề đay nào, có nên cho con bú khi điều trị không, tốt nhất, mẹ đến các cơ sở khám chữa để được chẩn đoán và tư vấn cách chữa phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và tự chữa bệnh tại nhà.
Xem thêm: Cách Chữa Mề Đay Sau Sinh Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!