3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Dứt Điểm Không Nên Bỏ Qua
Bệnh á sừng gây ra tình trạng da bị bong tróc, nứt nẻ kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh thường tái đi tái lại và khó điều trị dứt điểm, do đó người bệnh cần sớm được điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn đọc những cách chữa bệnh á sừng được nhiều người áp dụng và những điều cần lưu ý để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Bệnh á sừng hay còn có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca, là một chứng viêm da gây nên hiện tượng khô, nứt nẻ, đóng vảy sừng. Tình trạng này xuất hiện do quá trình sừng hóa trên da chưa được hoàn chỉnh. Bệnh thường bùng phát theo đợt và có tính chất mãn tính. Bởi điều này mà việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn.
Những cách chữa bệnh á sừng được nhiều người tin dùng
Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh và tình trạng á sừng sẽ có cách điều trị có thể khác nhau ở mỗi đối tượng người bệnh. Do đó để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo các cách chữa bệnh á sừng phổ biến dưới đây:
Cách chữa bệnh á sừng đơn giản tại nhà bằng mẹo dân gian
Phương thức chữa bệnh theo dân gian thường được áp dụng cho trường hợp khi bệnh mới khởi phát, tình trạng còn nhẹ. Đây là cách thức chữa bệnh được đánh giá là an toàn, lành tính với các nguyên liệu quen thuộc. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa bệnh á sừng bằng cây thuốc dân gian dưới đây:
Á sừng dùng cách chữa bằng tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn cao, dùng tỏi để đắp ngoài da giúp vết thương nhanh lành, giảm ngứa ngáy.
- Tỏi bóc vỏ rồi đem ép lấy nước
- Lấy một miếng bông y tế thấm nước ép tỏi rồi thoa nhẹ lên da
- Vùng da bị bệnh cần được vệ sinh trước khi áp dụng cách trên
- Để phần nước tỏi ngấm vào da trong 10-15 phút rồi rửa lại với nước sạch
Bài thuốc từ cây vòi voi chữa á sừng: Lá vòi voi theo dân gian được cho là có tính mát, mùi hăng nhẹ, Thảo dược này được đánh giá giúp chống viêm, giảm ngứa rất hiệu quả. Dùng lá vòi voi chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Chọn một nắm lá vòi voi tươi, không sâu bọ hay thuốc trừ sâu, đem đi rửa sạch sẽ
- Lá vòi voi đem giã nhuyễn cùng vài hạt muối tinh
- Vệ sinh vùng da bị bệnh, để khô ráo, sau đó đắp phần lá đã giã lên da
- Dùng băng gạc để cố định thuốc trên da trong khoảng 20 phút
- Tháo gạc và vệ sinh lại da với nước ấm
Công thức bằng lá lốt chữa á sừng: Lá lốt không chỉ là một loại cây gia vị quen thuộc mà còn có tác dụng chữa bệnh ngoài da rất hiệu quả. Lá lốt giúp tiêu viêm, giảm ngứa, hạn chế hoạt động của vi khuẩn ngoài da. Đặc biệt, bổ sung loại lá này vào bữa ăn còn làm cho sức đề kháng của bạn khỏe mạnh hơn.
Với cách dùng lá lốt bôi ngoài da, bạn có thể tham khảo hướng dẫn:
- Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch và ngâm nước muối để diệt hết vi khuẩn
- Hãy lấy lá lốt đem sắt từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước
- Đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp, để nước nguội và chia uống thành 2 lần trong ngày.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể giã nhuyễn lá lốt để đắp ngoài da. Lưu ý với cách đắp lá, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh trước và sau khi áp dụng phương pháp.
Phương thức chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không: Sử dụng lá trầu không chữa á sừng giúp vết thương nhanh phục hồi, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Hướng dẫn cách làm:
- Dùng một nắm lá trầu rửa sạch và đêm ngâm nước muối loãng
- Cho trầu không vào nồi nước đun sôi
- Để nguội bớt hoặc pha loãng với nước sạch để tắm cũng như ngâm rửa vùng da bị bệnh
- Phần bã lá tận dụng bằng cách vò nát rồi chà nhẹ lên da
Bệnh á sừng được chữa bằng lá đinh lăng: Lá đinh lăng giúp kháng khuẩn, chống viêm ngoài da. Cách chữa bệnh á sừng bằng loại lá này như sau:
- Lá đinh lăng rửa cho thật sạch rồi đun sôi cùng 2 lít nước
- Pha thêm nước nguội rồi dùng ngâm rửa ngoài da
- Lưu ý cần vệ sinh trước cho da trước khi ngâm
XEM THÊM : Á Sừng Bôi Thuốc Gì? Top 10 Thuốc Trị Bệnh Á Sừng Tốt Nhất
Cách chữa bệnh á sừng theo y học hiện đại
Tây y là cách chữa bệnh phổ biến hiện nay. Phác đồ điều trị bằng thuốc tân dược tập trung vào loại bỏ triệu chứng tại chỗ, nhờ đó hiệu quả nhất với trường hợp á sừng cấp tính. Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh thường được chỉ định một số loại thuốc uống đặc trị với liều lượng cần được kê đơn chính xác.
Bác sĩ da liễu thường chỉ định cho người bệnh á sừng các loại thuốc như:
- Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm được bác sĩ kê đơn giúp làm mềm lớp sừng ngoài da. Bên cạnh đó
- Acid Salicylic: là nhóm thuốc tiêu sừng, cơ chế hoạt động tập trung vào dưỡng ẩm ngoài da. Nhóm thuốc trên còn chứa những hoạt chất chống viêm, kháng nấm và sát khuẩn cao. Tuy vậy, nếu dùng quá liều lượng, thuốc acid salicylic có nguy cơ gây hoại tử da,do đó chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chứa corticoid (Prednisolon,Betamethason, Clobetason…) được sử dụng dưới dạng bôi và uống. Nhóm thuốc chứa corticoid giúp chống viêm, giảm tình trạng phù nề. Corticoid được bác sĩ chỉ định nhằm ức chế quá trình sừng hóa ngoài da nhờ đó giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy do á sừng gây ra. Thuốc corticoid chỉ được chỉ định điều trị trong từ 5-10 ngày, không nên dùng quá liều bởi thuốc ảnh hưởng đến chức năng nội tạng, làm mỏng da…. Corticoid đường uống dùng cho bệnh nhân nặng, không đáp ứng với các biện pháp chữa bệnh khác.
- Nhóm thuốc kháng histamin (Cetirizin, Fexofenadine, Loratadine…): Histamin bị giải phóng dưới da gây nên hiện tượng dị ứng, viêm ngứa, á sừng… Sử dụng thuốc kháng histamin giúp ức chế sự giải phóng chất này trong cơ thể. Thuốc mang lại hiệu quả giảm ngứa, bong da. Nhóm thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc uống, chỉ định trong một số trường hợp cụ thể theo đơn của bác sĩ chuyên môn.
- Kháng sinh: Để điều trị á sừng, thuốc kháng sinh được kê dưới dạng bôi ngoài da và uống. Mục đích nhằm giảm hoạt động của vi khuẩn, ngăn không cho tổn thương lan rộng trên da, tiêu viêm, kháng khuẩn… Thuốc kháng sinh dạng uống có liệu trình từ 7-10 ngày.
- Thuốc chống nấm: Dùng cho trường hợp nhiễm nấm trên da, tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng…
Bên cạnh những loại thuốc đặc trị bên trên, một số đối tượng người bệnh á sừng còn được chỉ định thêm thuốc giảm đau, thuốc điều hòa hệ miễn dịch, vitamin tổng hợp bổ sung….
Điều trị bằng Tây y cải thiện được tình trạng á sừng ngoài da trong thời gian ngắn, tuy nhiên tình trạng nhờn thuốc nhanh chóng xảy ra. Á sừng vẫn có khả năng cao tái phát sau khi điều trị. Ngoài ra thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi lựa chọn cách chữa bệnh này, bạn cần lưu ý:
- Chỉ dùng thuốc trị á sừng dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý dùng,dùng quá liều lượng…
- Trong quá trình điều trị nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ, nên nhưng thuốc và đi khám để kiểm tra.
- Nếu dùng hết liệu trình thuốc mà không thấy bệnh tiến triển, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn và có hướng chữa bệnh mới…
Cách chữa trị á sừng bằng Đông y
Y học cổ truyền cho rằng, bệnh á sừng xuất hiện do chức năng tạng thận suy yếu, độc tố không thải được ra ngoài dẫn đến các kích ứng dạng viêm ngoài da. Thuốc Đông y chữa bệnh dựa trên nguyên lý điều trị tận gốc từ căn nguyên gây bệnh.
Những vị thuốc trong Đông y đi sâu vào cơ thể, bồi bổ chức năng gan thận, cân bằng khí huyết từ đó đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Song song với đó, Đông y còn cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, tạo lớp màng bảo vệ cho da để ngăn các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể.
Một điểm mạnh nữa của phương pháp chữa bệnh này là sự lành tính, an toàn… Với thành phần từ những thảo dược thiên nhiên, cân chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, các bài thuốc Đông y phù hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi…
Đông y không gây ra tác dụng phụ, nhưng tác động từ từ chậm rãi. Do vậy, người bệnh cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ Đông để đạt được hiệu quả như mong muốn. Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng theo YHCT dưới đây:
Bài thuốc với ké đầu ngựa
Thành phần: 12gr Ké đầu ngựa, 12gr Hỏa ma nhân, 12gr Huyền sâm, 12gr Sinh địa, và 12gr Hà thủ ô.
Dùng các vị thuốc để đem sắc nước uống mỗi ngày. Thuốc có hiệu quả trong việc tăng cường chức năng thải độc của gan, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng…
Thuốc Kinh phòng bại độc tán
Thuốc gồm các thảo dược: 12gr Kim ngân hoa, 12gr Bồ công anh, 12gr Thổ phục linh, 10gr Khô sâm, 8gr mỗi vị gồm Phòng phong, Chỉ xác, Bạch tiên, Hoàng liên, Liên kiều, Khương hoạt, Xuyên khung, Hoàng cầm, Kinh giới, Sài hồ, Độc hoạt, 6gr Cát cánh và Cam thảo 4gr.
Bài thuốc tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, tăng cường lưu thông khí huyết. Người bệnh dùng thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày sau bữa ăn để thấy được hiệu quả.
Thuốc chữa á sừng Thanh bì dưỡng can thang
Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc được phân phối bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Đội ngũ bác sĩ hàng đầu về YHCT đã dành nhiều năm để nghiên cứu và chọn lựa được hơn 30 thảo dược quý để tạo nên Thanh bì dưỡng can thang. Thuốc gồm 3 chế phẩm nhỏ là thuốc uống – ngâm rửa và cao tinh chất bôi ngoài da:
- Thuốc dạng uống: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ, phục linh, bạch linh,…
- Cao tinh chất bôi ngoài được tạo nên từ đương quy ,đơn đỏ, kim ngân, sa tử đằng,…
- Thảo dược ngâm rửa ngoài da có thành phần gồm hoàng liên, khổ sâm, đơn đỏ, mò trắng, ô liên rô, …
Thuốc chữa á sừng tại Bệnh viện Quân dân 102
Bài thuốc Á sừng Quân dân 102 là bài thuốc được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu của Bệnh viện Quân dân 102. Bài thuốc không chỉ kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền mà còn ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào điều trị, mang lại hiệu quả trị bệnh toàn diện.
Thuốc điều trị bệnh trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sau khi sử dụng những kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm và đánh giá được chính xác tình trạng vùng da bị tổn thương, người bệnh sẽ sử dụng các vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn quan trọng giúp phục hồi cơ thể, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Qua đó ngăn bệnh tái phát trở lại.
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi, thuốc ngâm để giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, nhanh chóng liền da, liền sẹo và tái tạo, phục hồi da từ sâu bên trong. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh quá nặng thì có thể kết hợp chiếu đèn sinh học đẩy nhanh quá trình điều trị.
Những điều cần lưu ý để chữa bệnh á sừng hiệu quả
Nhằm giúp các phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên kết hợp việc chữa bệnh với chế độ sinh hoạt khoa học. Một vài lời khuyên dưới đây giúp bạn phòng và đẩy lùi á sừng nhanh chóng hơn:
- Người bệnh chỉ nên dùng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà
- Kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, chất xơ có lợi cho làn da và sức đề kháng, uống nhiều nước
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều phụ gia và dầu mỡ…
- Kết hợp việc tập luyện thể thao hàng ngày để tinh thần luôn thoải mái, sức đề kháng được cải thiện…
- Luôn giữ vệ sinh cho làn da, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Xà bông tắm, sữa rửa mặt người bệnh dùng cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng…
- Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa. Đeo găng tay và đồ bảo hộ khi sử dụng hóa chất
- Che chắn cho da và bôi kem chống nắng trước khi ra đường…
Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng phổ biến được nhiều người chọn lựa. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình được lựa chọn về hướng điều trị phù hợp để á sừng không còn là nỗi ám ảnh cho làn da.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!