Á Sừng Bôi Thuốc Gì? Top 10 Thuốc Trị Bệnh Á Sừng Tốt Nhất
Chữa bệnh á sừng bằng thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp các triệu chứng sớm được cải thiện. Tuy nhiên, thuốc Tây không nên sử dụng bừa bãi mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn đọc danh sách những loại thuốc chữa bệnh á sừng thường được sử dụng và những lưu ý trong điều trị:
Bị á sừng nên bôi thuốc gì? Những thuốc chữa bệnh á sừng dạng bôi tốt nhất
Bệnh á sừng khiến làn da trở nên khô ráp, bong tróc, đỏ tấy cùng cảm giác ngứa rát khó chịu. Để điều trị bệnh, người bệnh có thể được bác sĩ kê một số loại thuốc bôi ngoài da nhằm cải thiện triệu chứng:
Thuốc chống bạt sừng ngoài da
Thuốc bôi chống bạt sừng được chỉ định nhằm loại bỏ đi lớp vảy sừng trên da nhanh chóng hơn. Nhóm thuốc này ức chế quá trình phát triển của tế bào thượng bì, nhờ đó cải thiện được tình trạng bong tróc ngoài da khi bị á sừng:
- Thuốc bôi acid salicylic 5%: làm mềm ẩm da, phá hủy lớp sừng, chống nấm, viêm giảm đau nhẹ… Thuốc có thể gây tình trạng phát ban, ngứa nên chống chỉ định với làn da quá khô và nhạy cảm.
- Thuốc Diprosalic với thành phần chính là Betamethasone và acid salicylic, tác dụng tiêu sừng, chống viêm và giảm đau tốt… Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như châm chích ngoài da, giảm sắc tố da, nổi ban… Chống chỉ định dùng thuốc với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thuốc chữa á sừng Dibetalic: chống viêm, chống ngứa, ức chế hoạt động của vi khuẩn trên da. Chống chỉ định với người bị kích ứng do các thành phần trong thuốc. Thuốc không nên dùng trong thời gian dài và cẩn cẩn trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thuốc bôi chứa corticoid
Corticoid là hoạt chất có tính kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch, nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Nhóm thuốc này được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm da trong đó có á sừng…
Không nên dùng bừa bãi liều dùng của thuốc bởi corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây bào mòn da, bội nhiễm, ảnh hưởng gan thận… Một số loại thuốc trong nhóm này gồm:
- Calcipotriol-B: Thuộc nhóm corticoid mạnh,dùng chống viê, phù nề, bong da… Không dùng bôi lên mắt, miệng…
- Aclometason, Fluocinolon acetonid Triamcinolon acetonid – nhóm thuốc corticoid mức 2
- Hydrocortison acetat và Dexamethason – thuốc corticoid mức yếu
Thuốc bôi ức chế miễn dịch
Đây là nhóm thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân ở tình trạng nặng, hệ miễn dịch không đáp ứng được với các điều trị trước. Công dụng của nhóm thuốc này là điều hòa miễn dịch tại chỗ, chống viêm tương tự corticoid. Thuốc ức chế hệ miễn dịch thường được biết đến với dạng:
- Thuốc mỡ bôi tại chỗ Tacrolimus với hai hàm lượng phổ biến là 0.03% và 0.1%
- Thuốc Elidel với thành phần chính là Pimecrolimus
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với người nhạy cảm với các thành phần trong công thức, phụ nữ mang thai và đang cho con bú….
Thuốc bôi kháng sinh chữa bệnh á sừng
Khi tình trạng bệnh á sừng chuyển biến nặng, có hiện tượng nhiễm trùng, bội nhiễm xuất hiện, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc kháng sinh bôi ngoài. Thuốc kháng sinh bôi có thể kết hợp với corticoid để tăng hiệu quả chống viêm, ngăn tổn thương lan rộng…
Các kháng sinh điều trị á sừng dạng bôi thường chứa Clindamycin hoặc Erythromycin. Liệu trình thông thường cho thuốc kháng sinh bôi là từ 7 – 10 ngày.
- Thuốc Clindamycin dạng gel, tác dụng ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành protein của vi khuẩn
- Thuốc Erythromycin có hiệu quả tốt nhưng khiến da dễ nhạy cảm. Thuốc còn gây ra tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày…
- Minocycline là kháng sinh điều trị toàn thân, giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn ngoài da, cải thiện hệ miễn dịch…
Kem bôi dưỡng ẩm và làm mềm da
Kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm ngoài da nhờ đó triệu chứng được cải thiện. Làn da mềm mại giúp giảm tình trạng ngứa ngáy từ đó tổn thương nhanh được phục hồi hơn. Một số loại kem dưỡng da thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh á sừng như: Cream ure 5 – 10%, Vaseline, Lacticare, Lacticare HC, Skincare U…
Những loại thuốc dạng uống trị á sừng phổ biến
Điều trị á sừng, ngoài những loại thuốc bôi kể trên, người bệnh còn được bác sĩ kê thêm các loại thuốc uống.
Thuốc chữa bệnh á sừng chống dị ứng và kháng histamin cho cơ thể
Nhóm thuốc này mang lại công dụng chống ngứa toàn thân, cải thiện tình trạng bong tróc ngoài da nhờ việc ức chế giải phóng chất gây kích ứng trong cơ thể. Khi sử dụng thuốc kháng histamin, người bệnh cần hết sức cẩn trọng bởi loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, sốt nhẹ…
Những tên thuốc phổ biến trong nhóm này gồm:
- Fexofenadin
- Cetirizin
- Desloratadin
- Loratadin
Lưu ý: Cần tuân thủ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định, đặc biệt khi điều trị á sừng ở trẻ nhỏ, thận trọng theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng thuốc.
Corticoid – Thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống
Khi người bệnh á sừng không đáp ứng hiệu quả điều trị với các thuốc kháng thì khi này corticoid đường uống được chỉ định. Thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng từ bên trong, ngăn khả năng bùng phát của á sừng… Một số loại thuốc quen thuộc trong nhóm này gồm:
- Metasone: thuộc nhóm corticoid mạnh có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
- Medrod: Dùng với liều từ 4-4,8mg/ngày nhằm kiểm soát tình trạng viêm nặng ngoài da
- Thuốc corticoid Prednison: là thuốc tổng hợp corticoid ở tuyến thượng thận
Những loại thuốc uống khác
Ngoài những loại thuốc chính trên, người bệnh á sừng còn có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau dựa trên thể trạng bệnh mỗi người. Trong số đó, những thuốc phổ biến gồm có:
- Thuốc chống steroid : Betamethason và Dexamethason… dùng với liệu trình từ 5-10 ngày
- Thuốc chống nấm đường uống gồm các dẫn xuất Imidazol và Griseofulvin, chỉ định trong trường hợp có nhiễm nấm.
- Thuốc giảm đau
- Các loại vitamin A, D, E …
Lưu ý đối với phụ nữ mang thai mắc á sừng thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình điều trị.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị á sừng của Tây y
Người bệnh không nên chủ quan trước những biểu hiện của bệnh á sừng. Bên cạnh sử dụng thuốc, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò cải thiện tình trạng bệnh. Một vài điều người bệnh cần ghi nhớ nếu không muốn bệnh nặng hơn gồm:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo đơn của bác sĩ kê. Thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ, do đó bạn cần hết sức thận trọng. Đối với thuốc bôi ngoài da, người bệnh chỉ nên bôi vào vùng da tổn thương một lớp mỏng vừa phải.
- Người bệnh dễ có hiện tượng nhờn thuốc khi dùng thuốc Tây, do đó nếu không kiêng khem cẩn thận, bệnh rất dễ bùng phát lại.
- Chú trọng vào việc làm ẩm da, đặc biệt là trước khi bôi thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc, nếu người bệnh cảm nhận cơ thể có những triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng ngay. Khi này bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra và có hướng điều trị mới.
- Hạn chế cào, gãi hay chà xát quá mạnh lên những tổn thương do á sừng gây nên.
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm vừa phải và sữa tắm có thành phần dịu nhẹ.
- Hạn chế để da phải tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, chất hóa học, tẩy rửa độc hại đặc biệt là trong khi điều trị.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày với rau xanh, cá biển và thực phẩm giàu vitamin. Người bệnh cần kiêng rượu bia, thuốc là, đồ hải sản gây dị ứng….
- Nạp đủ 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, giữ tâm trạng tươi mới, vui vẻ…
Việc điều trị á sừng bằng thuốc sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ sinh hoạt khoa học. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm các thông tin về thuốc chữa á sừng, từ đó lựa chọn được cho mình cách chữa bệnh phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!