Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì, nên ăn gì nhanh khỏi bệnh là một trong những vấn đề được nhiều người bận tâm. Bởi chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng cũng như triệu chứng của bệnh. Chính vì thế, để biết đâu là thực phẩm nên bổ sung và cần hạn chế khi bị viêm da cơ địa, người bệnh có thể tham khảo tại bài viết này.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là bệnh da liễu mãn tính, thường tái phát theo đợt. Bệnh thường hình thành do yếu tố di truyền với những tổn thương như ngứa hoặc chàm da. Ngoài ra, yếu tố môi trường, thức ăn cũng là những tác nhân có thể gây ra dị ứng hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa không phải nguyên nhân do thức ăn. Tuy nhiên, việc ăn phải những loại thức ăn gây dị ứng có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bị viêm da cơ địa sẽ có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc sưng phù da. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Do đó, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Tình trạng, mức độ viêm da sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của từng người. Vì thế, bạn chỉ nên kiêng ăn thực phẩm đó khi đã xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng.
Tham khảo: bệnh viêm da cơ địa có lây không? cách ứng phó thế nào
Bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì tốt?
Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Bệnh nhân bị viêm da cơ địa nên loại bỏ những loại thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn uống. Cụ thể như sau:
Sữa, các sản phẩm từ sữa
Mặc dù sữa bò, các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng đây cũng là yếu tố làm tăng phản ứng dị ứng, viêm da cơ địa. Trường hợp từng có tiền sử dị ứng với sữa bò thì không nên dùng, nhất là nhóm đối tượng là trẻ nhỏ.
Các loại hải sản
Là loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là những loại động vật có vỏ như cua, ốc, tôm,… Khi bị dị ứng, ngoài tình trạng viêm da, nổi mề đay, bệnh nhân còn có hiện tượng nôn, tiêu chảy, lên cơn hen và nguy hiểm hơn và sốc phản vệ.
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản thường được cho là do các protein lạ có trong nguồn thực phẩm này. Ngoài ra, có thể đến từ việc bị nhiễm các loại vi khuẩn sống trên vỏ như Vibrio, Listeria hoặc Salmonella. Trong tình huống bệnh nhân vừa bị viêm da dị ứng, vừa dị ứng hải sản, làm nghiêm trọng các triệu chứng thì cần thăm khám y tế ngay.
Thực phẩm có chứa gluten
Gluten thường được tìm thấy trong các loại bánh mì, lúa mì, ngũ cốc tổng hợp,… Đồng thời là tác nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến bệnh chàm da. Việc ăn quá nhiều các loại bánh được làm từ gluten sẽ khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội, khó kiểm soát.
Song cần lưu ý rằng, không phải trường hợp nào cũng bị dị ứng với gluten. Mọi người chỉ nên kiêng gluten khi bị viêm da cơ địa nặng, thường xuyên tái diễn nhiều lần. Tuy nhiên, một chế độ ăn không gluten cũng là một chế độ ăn tốt, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thực hiện.
Các loại thịt đỏ
Việc sử dụng các loại thịt đỏ như thịt dê, nai, cừu, thịt bò,… đều có nguy cơ dẫn tới viêm da cơ địa. Bởi khi ăn các loại thịt đỏ, chúng sẽ làm giảm lượng vi khuẩn Bifidobacterium, axit béo chuỗi ngắn. Từ đó thúc đẩy bài tiết chất nhầy bảo vệ, duy trì hàng rào niêm mạc ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng sẽ khiến tình trạng viêm da bùng phát dữ dội hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, khi bị viêm da, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện đi kèm với sự thay đổi vi khuẩn đường ruột. Trong đó có sự suy giảm Akkermansia muciniphila, Bifidobacterium và Ruminococcus galvus hoặc làm giảm SCFA trong phân. Vì thế chúng ta có thể thấy được mối quan hệ vi sinh vật đường ruột và da có mối quan hệ hai chiều.
Đậu phộng, đậu nành
Đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, đặc biệt là sữa thường được dùng thay thế cho những trường hợp bị dị ứng với sữa bò. Nhưng theo báo cáo về các trường hợp bị dị ứng viêm da ở trẻ nhỏ, rất nhiều trẻ bị dị ứng với đậu nành. Vậy nên, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc cho trẻ ăn hoặc uống những chế phẩm từ đậu nành.
Tương tự, đậu phộng cũng thuộc loại thực phẩm cần cẩn trọng khi bị viêm da cơ địa. Bởi theo ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân bị phản ứng kháng thể IgE khi sử dụng thức ăn có đậu phộng. Để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bị sốc phản vệ, bệnh nhân chỉ nên ăn đậu phộng khi đã được bác sĩ dùng phương pháp thử để kiểm tra.
Thực phẩm có hàm lượng niken
Ngũ cốc, bột yến mạch, socola, trà đen, các loại đậu, thịt đóng hộp, các loại động vật có vỏ như nghêu, sò,… đều là những thực phẩm có chứa lượng niken cao. Cho những bạn chưa biết, niken là chất dễ gây kích ứng, viêm da. Vì thế nếu đang bị viêm da cơ địa, bạn cần tránh ăn những thực phẩm có chứa niken như đã nêu trên.
Đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thường kích thích vị giác nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do chúng lại là những thực phẩm có chứa lượng dầu mỡ, gia vị, chất phụ gia, chất bảo quản nên không tốt cho tình trạng sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, những món ăn này còn làm suy giảm chức năng đào thải của gan, gây ảnh hưởng tới dạ dày. Từ đó khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố và làm chúng bộc phát bên ngoài da.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Nếu được hỏi bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn gì, chắc chắn phải nhắc tới đường. Bởi đây là nhân tố hàng đầu gây ra nhiều phản ứng viêm trong cơ thể. Được biết, khi ăn quá nhiều đường, một số trường hợp có thể nổi mụn nhưng điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Đồ uống có cồn
Hiện chưa có bất cứ thông tin nào khẳng định việc uống rượu bia làm trầm trọng tình trạng viêm da cơ địa. Tuy nhiên trên thực tế, có những đối tượng dị ứng với rượu bia, khi dung nạp chúng vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng nổi mề đay, nổi đốm đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Theo nghiên cứu, nếu phụ nữ có sử dụng bia rượu trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ đứa trẻ sinh ra mắc bệnh viêm da cơ địa rất cao. Chính vì thế, mẹ bầu cần tránh sử dụng bia rượu để không làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm đóng hộp
Thịt xông khói, xúc xích,… là những thực phẩm chế biến sẵn, thường có thành phần dinh dưỡng phức tạp và chứa nhiều chất bảo quản. Đặc biệt trong số đó là hàm lượng niken – một nguyên tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng. Với những người có cơ địa nhạy cảm, việc dung nạp nhiều thực phẩm đóng hộp sẽ làm tăng nguy cơ mắc dị ứng, khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: thuốc bôi trị viêm da cơ địa bác sĩ khuyên dùng
Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau những tổn thương do viêm da cơ địa. Người bệnh có thể tham khảo bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh, an toàn sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Những thực phẩm giàu vitamin A không chỉ tốt cho mắt mà còn rất có lợi cho da. Theo đó, vitamin A sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng kháng thể, các tế bào lympho làm giảm viêm và bảo vệ da tốt hơn. Đu đủ, xoài, rau bina, cà rốt,… là những thực phẩm giàu vitamin A mà bạn cần bổ sung mỗi ngày khi đang bị viêm da cơ địa.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong hạt hướng dương, giá đỗ, vừng đen, đậu tương, lúa mạch, lạc,… Vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm lại có hiệu quả ngăn ngừa lão hóa tốt. Song song với đó, vitamin E còn giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ cải thiện triệu chứng khô da, bong tróc, viêm nhiễm do viêm da cơ địa gây ra.
- Thực phẩm giàu vitamin B: Nếu muốn bổ sung vitamin B cho cơ thể thì người bệnh nên tìm tới các loại thực phẩm như đậu, súp lơ, các loại nấm, các loại hạt, bơ, chuốt,… Thực phẩm giàu vitamin B khi được dung nạp vào cơ thể sẽ giúp tái tạo tế bào nhanh chóng, phục hồi tổn thương hiệu quả.
- Thực phẩm giàu omega 3: Đây là loại axit béo có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện tình trạng viêm da. Omega 3 còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn không nên bỏ qua các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá hồi khi bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, với những đối tượng bị dị ứng cá biển thì nên lưu ý khi sử dụng.
- Thực phẩm chứa probiotics: Sản phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, probi,… sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thu của thức ăn cũng như tăng khả năng miễn dịch khá tốt.
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và hệ miễn dịch. Vì thế, việc bổ sung kẽm qua các thực phẩm hàng ngày là điều cần thiết để cải thiện bệnh viêm da cơ địa hiệu quả. Thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như cua, hàu, lòng đỏ trứng gà,…
Bên cạnh đó, các bạn nên đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da, giảm tình trạng da bong tróc, nứt nẻ. Cụ thể, mọi người có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả nguyên chất, nước dừa, nước canh,…
Một số câu hỏi liên quan
Ngoài những vấn đề như viêm da cơ địa kiêng ăn gì, nên ăn gì thì tốt, người bệnh còn quan tâm tới những vấn đề sau:
Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ có ít nguy cơ phát bệnh viêm da cơ địa nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cha mẹ nên loại bỏ những loại thức ăn khiến trẻ dễ phát bệnh hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như:
- Hải sản.
- Các loại thịt đỏ.
- Thực phẩm từ sữa.
- Thực phẩm chứa nhiều phụ gia, dầu mỡ, gia vị,…
- Đậu nành, sản phẩm khác từ đậu nành.
- Trứng, đậu phộng.
- Đồ ăn nhanh, đồ hộp.
- Nho, trái cây sấy hoặc thực phẩm lên men.
Tìm hiểu thêm: cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có ăn được thịt gà không?
Những đối tượng đang bị viêm da cơ địa không nên ăn thịt gà. Bởi đây là loại thịt có tính hàn, dễ gây nên phản ứng ngược, làm tăng tình trạng viêm da, ngứa ngáy, mưng mủ. Do đó, bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân bị bệnh viêm da, mề đay nên tránh ăn thịt gà, nhất là da gà.
Viêm da cơ địa có ăn được thịt vịt không?
Nhiều người nghĩ rằng thịt gà không nên ăn khi bị viêm da cơ địa thì thịt vịt cũng tương tự. Tuy nhiên, thịt vịt khá lành tính nên không làm ảnh hưởng tới tình trạng viêm da, mẩn ngứa như thịt gà. Hơn nữa, chúng còn có thể thay thế cho các loại thịt đỏ vì chúng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất đạm có lợi cho quá trình hồi phục của cơ thể.
Vấn đề viêm da cơ địa kiêng ăn gì, nên ăn gì chóng khỏi bệnh đã được Học Viện Vietmec giải đáp chi tiết. Nhìn chung, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình kiểm soát triệu chứng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy nên, bệnh nhân cần xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp, khoa học dựa theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!