Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Cách Ứng Phó An Toàn, Hiệu Quả
Viêm da cơ địa có là bệnh lý da liễu thể mãn tính chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam. Bệnh tuy không nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ra nhiều bất tiện, khó chịu trong đời sống sinh hoạt cũng như làm mất tính thẩm mỹ cho người mắc. Vậy viêm da cơ địa có lây không, làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, an toàn? Hãy xem chi tiết bài viết dưới đây để được giải đáp thêm.
Tìm hiểu thêm: các dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Trước khi giải đáp vấn đề viêm da cơ địa có lây không, bạn cần nắm được những nguyên nhân làm bùng phát căn bệnh này. Được biết, viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, thường tái phát theo đợt với những biểu hiện như đỏ da, nổi mụn nước và cực kỳ ngứa ngáy. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa thường có liên quan tới những yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ từng bị viêm da cơ địa thì khả năng cao sẽ di truyền cho con cái.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường hoặc quá khắc nghiệt sẽ khiến da khô, mất nước, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da.
- Có tiền sử dị ứng: Người bệnh từng có tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc, hóa chất, thức ăn, phấn hoa, mạt nhà, bụi bẩn, côn trùng,…
- Da quá khô hoặc thường xuyên đổ mồ hôi: Là một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa. Khi da quá khô, đổ mồ hôi nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tấn công và gây bệnh.
- Mắc bệnh lý: Đặc biệt là các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, vảy nến,…
- Căng thẳng kéo dài: Stress, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương và hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố dị nguyên.
- Hút thuốc lá: Trường hợp trực tiếp hút thuốc và người hút thuốc một cách thụ động đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Các triệu chứng biểu hiện của viêm da cơ địa sẽ khác nhau ở từng nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:
- Ở trẻ sơ sinh: Thường xuất hiện ở trẻ 3 tuần sau sinh với các biểu hiện cấp tính như các đám đỏ da, ngứa, hình thành mụn nước nông, dễ vỡ. Bệnh dễ tái phát lại trong các giai đoạn nhạy cảm như tiêm chủng, mọc răng, thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.
- Trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất chính là các sần đỏ, vết trợt, có mụn nước, da dày. Tổn thương tập trung chủ yếu ở vùng nếp gấp như khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ,…
- Người lớn: Vùng da đỏ thành vệt dài, có mụn nước, ngứa ngáy dữ dội. Viêm da cơ địa xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, cổ, khuỷu tay,…
Viêm da cơ địa có lây không?
Mặc dù viêm da cơ địa gây ngứa và có tiết dịch nhưng không có tính lây lan. Tuy nhiên, viêm da cơ địa có tính di truyền, nếu trong gia đình có bố mẹ bị bệnh thì con cái sinh ra cũng có khả năng mang căn bệnh này. Trên thực tế, có khoảng 50% người bị viêm da cơ địa khi sinh con, con cũng mắc bệnh lý này. Trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ này lên tới 80%.
Như đã nói ở trên, viêm da cơ địa không lây từ người này qua người khác. Bệnh chỉ lan rộng từ vùng da này qua vùng da khác. Nếu để lâu, vùng da bị tổn thương có thể lan ra toàn thân và gây ra những biến chứng nguy hiểm như hoại tử hoặc ung thư da.
Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa được không
Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không, chữa thế nào?
Bệnh viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách chữa viêm da cơ địa phổ biến và cho hiệu quả cải thiện tốt.
Sử dụng thuốc Tây
Người bị viêm da cơ địa thường được bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc sau:
- Kem dưỡng ẩm: Là các loại thuốc bôi ngoài da với tác dụng dưỡng ẩm, tránh tình trạng da khô, nứt nẻ.
- Thuốc chống dị ứng: Chính là nhóm thuốc kháng tiết histamin dưới da để giảm các triệu chứng dị ứng.
- Thuốc chống viêm, nhiễm trùng da: Dùng khi da có các biểu hiện nhiễm khuẩn, những trường hợp bị viêm da cơ địa nặng.
Tham khảo: Thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả
Dùng mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa
Bệnh nhân có thể kết hợp việc dùng thuốc với các mẹo chữa dân gian để mang lại hiệu quả chữa bệnh hiệu quả hơn. Các bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian gồm có:
- Dùng 1 nắm lá lốt nhỏ, rửa sạch rồi đun với 2 lít nước để pha tắm.
- Lấy lá đu đủ, lá đinh lăng, khoai tây giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da đang cần điều trị.
- Lá khế có thể đun thành nước tắm hoặc sao nóng lên để chườm da, làm giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm.
Xem thêm: Tổng hợp cách chữa viêm da cơ địa
Cách ứng phó, dự phòng tái phát viêm da cơ địa
Để góp phần hạn chế để bệnh lây lan trên diện rộng cũng như hạn chế các tổn thương trên da. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để giúp các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Theo đó, muốn ứng phó, dự phòng tái phát viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cách ly với các yếu tố dễ gây kích ứng như hóa chất, chất giặt tẩy, phấn hoa, lông chó – mèo, bụi bẩn, tôm, cua, nhộng,…
- Vệ sinh da và dưỡng ẩm da mỗi ngày với các dòng sản phẩm chăm sóc, làm sạch da dịu nhẹ, lành tính.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể cũng như giúp da căng bóng, ẩm mịn hơn.
- Chú ý hơn tới chế độ ăn uống, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, không có yếu tố dễ gây dị ứng.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa và không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên.
- Tập thể dục thường xuyên và ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
- Thăm khám da liễu ngay nếu thấy trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy nhiều.
“Viêm da cơ địa có lây không” đã được Học viện Vietmec giải đáp chi tiết trong bài viết. Tuy không phải bệnh lây truyền, song bệnh nhân cần kiểm soát tốt các triệu chứng bằng cách thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Bởi điều này sẽ góp phần hạn chế tối đa nguy cơ để bệnh tiến triển nặng hoặc gây biến chứng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Viwaseen Tower, 48 phố Tố Hữu, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0982 990 131.
- Website: https://hocvienvietmec.edu.vn/
- Email: info@hocvienvietmec.edu.vn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!