Tổng Hợp Các Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế các cách chữa viêm da cơ địa luôn được quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, bệnh da liễu này có thể điều trị được không, đâu là cách chữa trị an toàn thì không phải đối tượng nào cũng hiểu rõ? Vậy nên, bài viết dưới đây của Học Viện Vietmec sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Tổng quan bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một dạng bệnh da liễu hình thành do rối loạn miễn dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Làn da của người bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường. Đồng thời viêm da cơ địa cũng thường bị kích ứng, dị ứng với các tác nhân như dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất, lông động vật, dị ứng thực phẩm,…
Tay, chân, ngực trên, cổ, đầu gối, khuỷu tay,… là những vị trí tổn thương thường thấy ở người bị viêm da cơ địa. Bệnh bùng phát theo đợt với mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Các triệu chứng điển hình nhất là hình thành ban đỏ, tróc vảy, có mụn nước nhỏ. Khi các mụn nước vỡ sẽ chảy dịch, gây ra những vết loét đóng vảy, khô và có thể bị nhiễm khuẩn. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, ngứa ngáy, mất ngủ,…
Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính và hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu nào có thể loại bỏ bệnh tận gốc. Các cách chữa viêm da cơ địa chỉ được dùng để kiểm soát các triệu chứng, hạn chế nguy cơ để bệnh tái phát nhiều lần.
Theo đó, viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh sẽ xuất hiện theo đợt và tái lại nhiều lần. Vì thế, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ da để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đọc thêm chi tiết : Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không
Các cách chữa viêm da cơ địa cho hiệu quả cao
Muốn điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là tổng hợp các cách chữa viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt.
10 cách chữa viêm da cơ địa bằng biện pháp dân gian tại nhà
Ưu điểm của các cách chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian tại nhà chính là tính an toàn, tiết kiệm chi phí và có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo 10 cách trị viêm da cơ địa tại nhà sau đây:
- Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa tại nhà: Lá khế trong Y học cổ truyền có tính mát, được dùng để thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, nhất là viêm da cơ địa. Theo nghiên cứu, trong lá khế có chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn nên có thể dùng đun thành nước để vệ sinh da, làm giảm ngứa, mẩn đỏ.
- Sử dụng lá đinh lăng: Đinh lăng là loại lá có tính mát, thường được dùng để giải độc, giảm đau trị viêm, chống dị ứng và điều trị mụn nhọt. Khi được kết hợp cùng lá huyết dụ sẽ làm tăng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành mô da và hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa tốt.
- Dùng nha đam: Gel nha đam vừa có công dụng làm ẩm, dịu da, cải thiện tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy. Đồng thời cũng hỗ trợ tốt trong việc phục hồi làn da hư tổn, bị viêm nhiễm hay lão hóa.
- Điều trị viêm da cơ địa với lá đơn đỏ: Lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Sở dĩ có được công dụng này là nhờ thành phần có chứa saponin, tanin, flavonoid và coumarin.
- Mẹo dùng lá sài đất: Sài đất thường được dùng để chữa bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ nhỏ và viêm da cơ địa. Với tính mát, thanh nhiệt tốt, sài đất có khả năng làm giảm viêm, kháng khuẩn, làm sạch da hiệu quả.
- Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa với lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có khả năng phục hồi các tổn thương trên da khá hiệu quả. Ngoài ra chúng còn giúp giảm thâm sẹo, có thể nấu nước để tắm hoặc đun thành trà uống đều được.
- Sử dụng lá lốt: Ngoài việc được sử dụng làm đồ ăn, lá lốt còn có khả năng điều trị một số bệnh da liễu. Bởi trong thành phần của lá có nhiều hoạt chất quý như ancaloit, benzyl, flavonoid nên có khả năng giảm đau, kháng khuẩn.
- Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng mật ong: Với việc sở hữu nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm ngứa, mật ong có thể giúp làn da nhanh chóng cân bằng lại độ pH. Mặt khác còn cung cấp độ ẩm tức thì và giúp các mô da nhanh chóng hồi phục sau các tổn thương.
- Trị viêm da cơ địa bằng dầu dừa: Tương tự như mật ong, dầu dừa chính là nguyên liệu làm đẹp và dưỡng da an toàn, lành tính mà nhiều người yêu thích. Theo đó, dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, kích ứng do viêm da cơ địa hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều dầu dừa và tránh để qua đêm vì dễ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông.
- Mẹo dùng lá bàng non: Do có chứa tanin, flavonoid và phytosterol nên lá bàn có khả năng làm lành các mô da tổn thương. Đồng thời giúp tái tạo mô, kháng khuẩn, ngừa viêm rất hiệu quả.
5 loại thuốc chữa viêm da cơ địa được chuyên gia khuyên dùng
Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa dân gian nêu trên, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên dễ gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng hoặc dùng sai cách.
Hồ nước
Là thuốc trị viêm da cơ địa có tác dụng làm mát da, dịu những tổn thương trên da một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hồ nước cũng được dùng để chữa bệnh viêm da tiếp xúc, dị ứng côn trùng cắn hoặc da bị cháy nắng. Thuốc có giá rẻ, lành tính và được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên dễ dàng mua, sử dụng.
Theo đó, hồ nước có thể làm giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Đồng thời làm mát da, giữ da luôn khỏe mạnh, ẩm mượt.
Cách dùng: Lấy hồ nước với lượng vừa đủ thoa lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ngày.
Giá bán tham khảo: Khoảng 5.000 đồng/lọ.
Thuốc Fexofenadine
Ngoài khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, mề đay, phát ban. Thuốc Fexofenadine còn đẩy lùi tình trạng sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi khá tốt. Các hoạt chất có trong thuốc sẽ kháng histamin nên mang lại hiệu quả lâu dài với những trường hợp bị dị ứng. Fexofenadine không gây buồn ngủ, mệt mỏi nên có thể sử dụng khi làm việc, lái xe.
Cách dùng: Dùng thuốc Fexofenadine trước khi ăn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Giá bán tham khảo: Khoảng 250.000 đồng/hộp.
Kẽm Oxide 10%
Thuốc được dùng ở những giai đoạn bán cấp của bệnh viêm da cơ địa để cải thiện tình trạng phù nề, giảm tiết dịch, cải thiện làn da khô và hơi đỏ. Kẽm Oxide 10% còn có khả năng sát trùng, làm dịu da, giảm tình trạng nóng rát da hiệu quả. Do tính an toàn cao, Kẽm Oxide 10% có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ.
Cách dùng: Thoa một lượng kem vừa đủ lên da, massage nhẹ nhàng cho thuốc nhanh thẩm thấu vào da.
Giá tham khảo: Khoảng 15.000 đồng/lọ.
Thuốc Tacrolimus
Tacrolimus dùng trong trường hợp bị viêm da cơ địa nặng, có những triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh interleukin-2 và cản trở hoạt động của tế bào lympho T. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng như mẩn đỏ, sưng viêm, tránh để các tổn thương lan rộng, giúp da khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó còn hạn chế nguy cơ để bệnh trở nặng, đồng thời góp phần xử lý nhiều bệnh lý khác.
Cách dùng: Trẻ nhỏ dùng thuốc có nồng độ 0.03% với tần suất ngày 1 – 2 lần. Người lớn dùng Tacrolimus với nồng độ 0.01% mỗi ngày thoa 2 – 3 lần.
Giá bán tham khảo: Khoảng 15.000 đồng/tuýp.
Thuốc Hydrocortisone
Thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp bị bệnh ngoài da kéo dài như chàm da, viêm da, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa. Hydrocortisone giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, giúp da khỏe mạnh, làm liền sẹo nhanh chóng. Đồng thời giúp cung cấp các dưỡng chất, tạo màng bảo vệ da trước các tác nhân từ môi trường.
Cách dùng: Thoa kem vừa đủ lên vùng da bị viêm da cơ địa với tần suất 2 – 3 lần cho tới khi bệnh giảm.
Giá bán tham khảo: Khoảng 20.000 đồng/tuýp.
Chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng
Chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng là phương pháp trị bệnh khá mới và hiện đại. Liệu pháp ánh sáng được đánh giá cao ở hiệu quả cải thiện các triệu chứng nhưng chi phí cũng khá đắt đỏ và không phải đối tượng nào cũng thích hợp để áp dụng.
Theo đó, liệu pháp ánh sáng sẽ sử dụng tia cực tím với 3 loại bước sóng phổ biến là tia cực tím bước sóng ngắn (UVC), tia cực tím bước sóng dài (UVA) và tia cực tím bước sóng trung bình (UVB). Trong đó, tia cực tím UVB có trong ánh nắng mặt trời – là loại bức xạ có thể khiến da bị đỏ rát, tăng sắc tố và thâm sạm. Còn UVC được dùng để tiệt trùng trong ngành công nghiệp. Tia UVA là tia cực tím có bước sóng dài nhưng có tác động sinh học ít.
Theo đó, UVA sẽ được dùng để điều trị viêm da cơ địa ở bước sóng 320 – 400mm. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là nhằm ức chế tổng hợp ADN, giảm tăng sinh các tế bào Langerhans, giảm Lympho T và kích thích sản xuất Cytokin của tế bào. Nhờ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm và giúp da nhanh chóng phục hồi.
Kết luận, lời khuyên
Các cách chữa viêm da cơ địa tuy khá đa dạng nhưng để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi áp dụng. Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính và thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát. Do đó, để kiểm soát bệnh tốt, các bạn cần kiên trì trong việc điều trị cũng như chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày.
Nguồn tham khảo: https://vienyduocdantoc.com/benh-ly/viem-da-co-dia
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!