Tăng Sắc Tố Da Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Có Điều Trị Được Không?
Bạn có biết rằng nám, tàn nhang, sạm da hay đồi mồi chỉ là một vài dạng thường gặp của tăng sắc tố da? Đây cũng chính là tình trạng khiến nhiều chị em phải “đau đầu” vì tính chất dai dẳng và khó phục hồi nguyên trạng.
Da bị tăng sắc tố là gì? Tăng sắc tố da có nguy hiểm không?
Tăng sắc tố (Tiếng Anh: Hyperpigmentation) là sự đổi màu của làn da, xuất hiện những mảng hoặc đốm da tối màu. Vùng da bị tăng sắc tố sẽ có màu sậm hơn với các vùng da xung quanh. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bản chất của tăng sắc tố da là do tăng sản xuất melanocytes (tế bào hình thành hắc tố melanin). Điều này khiến melanin tăng sinh với khối lượng lớn, tập trung thành các đốm, các mảng sắc tố làm biến đổi màu da. Chúng có thể xuất hiện tại mọi vùng da trên cơ thể.
Tăng sắc tố da là rối loạn da tương đối lành tính, thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng sắc tố da có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nghiệm trọng, như: Tiểu đường, suy tuyến giáp, sau điều trị ung thư… Mặt khác, những đốm/mảng sắc tố xuất hiện trên da, đặc biệt là khuôn mặt sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều chị em trở nên mất tự tin, e ngại trong giao tiếp và công việc. Do vậy, cần phải tìm hiểu thông tin về các dạng tăng sắc tố da, nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp.
Dấu hiệu tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da tồn tại ở nhiều dạng khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Trong đó có 4 dạng phổ biến nhất là nám da, tàn nhang, đồi mồi và tăng sắc tố da sau viêm.
Nám da
Nám da hay sạm da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng nhiều nhất vẫn là phần mặt. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là sự xuất hiện của các đốm tròn nhỏ hoặc mảng da có màu sậm từ màu nâu sáng, nâu vàng và thậm chí là nâu đen.
Nám da được phân thành 3 loại là nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp. Trong đó, nám chân sâu/nám chân định hay nám đốm là loại nám khó loại bỏ nhất vì chân nám trú ngụ ở dưới lớp hạ bì, rất khó tác động. Sau một thời gian nếu không được điều trị đúng cách, các vết nám còn có thể đậm màu hơn và lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Tàn nhang
Tàn nhang là những đốm tròn nhỏ xuất hiện trên da, có màu nâu đỏ hoặc vàng sẫm, to bằng đầu kim hoặc lớn hơn một chút, nằm riêng lẻ hoặc liên kết với nhau. Tàn nhang xuất hiện không đồng đều, đặc biệt hay gặp ở những vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đồi mồi
Đây là dạng tăng sắc tố da thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên – thời điểm da bắt đầu bị lão hóa. Đồi mồi là những đốm hình bầu dục, phẳng, có màu xám hoặc nâu đen, đường kính có thể lên tới 0,5 – 2,5cm. Đồi mồi có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên da nhưng nhiều nhất ở những vùng da hay tiếp xúc với mặt trời như tay, vai và da mặt.
Tăng sắc tố da sau viêm
Tất cả các loại da đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng này nhưng thường gặp nhất ở những loại da sẫm màu. Trường hợp thường gặp ở làn da châu Á là những vết thâm do mụn.
Sau viêm da hay tổn thương da (do mụn, trầy xước, vết thương hở…), vùng da này sẽ chuyển sang màu tối hơn so với vùng da xung quanh và có màu nâu đậm, sạm đen hay hồng đỏ. Thông thường, các đốm này sẽ mờ dần nhưng cũng phải mất thời gian khá lâu.
Tại sao bị tăng sắc tố da?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố da, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính dưới đây:
Ánh nắng mặt trời – nguyên nhân hàng đầu gây tăng sắc tố da
Tia UV trong ánh nắng mặt trời kích thích tế báo sắc tố tăng sản sinh melanin khiến da bị sạm, rám nắng. Melanin đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ giúp da tránh khỏi tia UV có hại. Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình này, dẫn đến tăng sắc tố da. Ngoài ra, việc phơi nắng còn khiến cho các vết nám, tàn nhang, đồi mồi càng trở nên sậm màu hơn.
Sắc tố da thay đổi do thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết estrogen và progesterone sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều hắc tố melanin. Tăng sắc tố da xuất hiện trong thời kỳ mang thai thường gọi là “mặt nạ thai kỳ” và có thể tự biến mất sau khi sinh.
Do da bị tổn thương (tăng sắc tố sau viêm)
Như tên gọi của nó, tăng sắc tố sau viêm thường gặp sau khi da bị tổn thương do mụn, phỏng, tiếp xúc với hóa chất, viêm da hay khi vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ bằng laser, lột da hóa học…
Di truyền
Nguy cơ bị tăng sắc tố da sẽ tăng cao hơn nếu trong gia đình bạn có người thân đã gặp phải tình trạng này. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 45% các trường hợp nám da là do di truyền.
Tăng sắc tố da do sử dụng một số thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn là làm tăng sắc tố da chẳng hạn như: Thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc hóa trị liệu, retinoids dạng bôi da và một số dược phẩm gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Vì chúng gây kích hoạt tế bào melanocytes tăng sản xuất melanin.
Do đặc thù công việc
Một số công việc hay nghề nghiệp có thể khiến da bị tăng sắc tố do đặc thù phải phơi nhiễm dưới ánh nắng hay các loại hóa chất, tình trạng này gọi là bệnh sạm da nghề nghiệp. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm công nhân làm nhựa đường, người làm vườn, những người làm trong xưởng chế nước hoa,…
Da bị tăng sắc tố phải làm sao?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tăng sắc tố da. Mỗi phương pháp lại có ưu – nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra phương pháp nào phù hợp nhất với làn da của mình.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Từ xưa đến nay, có rất nhiều các nguyên liệu từ tự nhiên đã được sử dụng để làm đẹp da, trong đó có tác dụng trị vết thâm, nám và tàn nhang.
Ưu điểm: Vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên các mẹo trị tăng sắc tố da tại nhà rất lành tính, an toàn. hạn chế tối đa kích ứng. Bạn có thể yên tâm sử dụng đều đặn trong thời gian dài. Hơn nữa, những nguyên liệu này thường sẵn có trong gia đình nên rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: Vì không được phân tách thành những hoạt chất riêng biệt nên để thấy được tác dụng thì bạn cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách làm sau:
- Sử dụng mặt nạ: Tự làm mặt nạ trị tăng sắc tố da từ mật ong + nghệ, mặt nạ cà chua, mặt nạ chanh + mật ong, đắp gel nha đam, mặt nạ quả bơ… Áp dụng 2 – 3 lần/tuần.
- Sử dụng tinh dầu: Massage da mặt bằng các loại tinh dầu như tràm trà, hoa hồng, oải hương, bưởi… Nên pha loãng tinh dầu này với dầu dừa hoặc một loại dầu nền khác (như dầu hạnh nhân, dầu olive, dầu jojoba) trước khi áp dụng lên da.
Kem điều trị tăng sắc tố da
Cơ chế hoạt động của các sản phẩm trị tăng sắc tố tại chỗ (dùng ngoài da) là tác động đến tyrosinase (một enzyme trong tế bào melanocytes có tác dụng kích thích sản sinh sắc tố melanin), nhờ đó cải thiện tăng sắc tố da hiệu quả.
Một số thành phần có trong nhiều loại kem điều trị tăng sắc tố da:
- Hydroquinone
- Axit kojic
- Axit azelaic
- Axit mandelic
- Arbutin
- Vitamin C
- …
Ưu điểm:
- Đa dạng, dễ tìm mua
- Hiệu quả nhất định
- Dễ sử dụng, dễ bảo quản
- Tiết kiệm chi phí hơn so với điều trị bằng công nghệ cao
Nhược điểm:
- Chỉ tác động từ bên ngoài nên không thể loại trừ được tận gốc nguyên nhân gây tăng sắc tố da
- Có thể gây kích ứng nếu làn da của bạn không phù hợp
- Tiềm ẩn một số tác dụng phụ
Điều trị bằng công nghệ cao
Nếu sử dụng các loại liệu pháp tại chỗ không mang lại hiệu quả, bạn có thể điều trị tăng sắc tố da bằng một số thủ thuật y khoa tại các bệnh viện, thẩm mỹ viện chuyên khoa da liễu hoặc spa như:
- Lột da hoá chất (Peel da)
- Liệu pháp sử dụng ánh sáng xung cường độ cao (IPL)
- Loại bỏ tăng sắc tố da bằng tia laser
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng
- Được chăm sóc da chuyên sâu
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn các phương pháp khác và phải thực hiện theo liệu trình
- Không phù hợp với người có làn da mỏng, yếu, dễ bị kích ứng
- Hiệu quả phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ/kỹ thuật viên thực hiện thủ thuật và công nghệ áp dụng
- Tăng sắc tố da dễ tái phát sau điều trị
- Cần nhiều thời gian để hồi phục sau điều trị
- Tiềm ẩn một số tác dụng phụ
10.086 người đã điều trị tăng sắc tố da thành công chỉ sau 1 liệu trình thảo dược
Bên cạnh các phương pháp điều trị tăng sắc tố da kể trên, giải pháp thảo dược tự nhiên đang được khá nhiều chị em lựa chọn, trong đó có Bộ sản phẩm Nám – Tàn nhang Vương Phi.
Đây là sản phẩm kế thừa tinh hoa từ bài thuốc quý của nữ Ngự y Trần Kim Thu (triều Hậu Lê) và được Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn) phát triển. Bởi vậy, Vương Phi hội tụ rất nhiều ưu điểm:
- Khác với các sản phẩm khác chỉ xử lý tăng sắc tố trên bề mặt da, Vương Phi tác động sâu hơn vào gốc bệnh từ bên trong, chú ý điều hòa khí huyết, ổn định nội tiết tố nhờ chế phẩm UỐNG. Đồng thời, chế phẩm BÔI giúp hỗ trợ loại bỏ sắc tố melanin, se khít lỗ chân lông, làm đều màu da từ bên ngoài.
- Tác dụng được chứng minh trên thử nghiệm lâm sàng với tỷ lệ làm mờ sắc tố trên 80%, không tái phát tăng sắc tố da trở lại. Hiệu quả cảm nhận rõ rệt sau 2 – 4 tháng sử dụng.
- Nguyên liệu là 100% thảo dược tự nhiên có nguồn gốc từ các vườn biệt dược GACP-WHO và được bào chế tại nhà máy GMP-WHO nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây bào mòn, tổn thương da.
- Giúp tái tạo làn da tự nhiên.
- Được VTV2 giới thiệu, nhiều chị em tin tưởng, như diễn viên Lương Thu Trang, hot mom Phan Hồ Điệp…
Biện pháp ngăn ngừa tăng sắc tố da
Để ngăn ngừa tình trạng nám, tàn nhang, đồi mồi… và bảo vệ làn da hàng ngày, đừng bỏ qua những lời khuyên này:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 mỗi ngày. Khi ra ngoài trời, nên đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mặc quần áo dài. Tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10h sáng tới 16h chiều.
- Tránh chạm vào vùng da bị viêm: Điều này giúp ngăn ngừa tăng sắc tố da sau viêm.
- Thay đổi thuốc: Nếu thuốc điều trị bệnh hoặc phương pháp tránh thai của bạn là lý do gây rối loạn sắc tố da, hãy trao đổi với bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da uy tín: Có thể tham vấn chuyên gia da liễu để chọn được sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
- Thói quen chăm sóc da tốt: Nên vệ sinh da sạch sẽ, tẩy da chết 1 – 2 lần/ngày, hạn chế trang điểm…
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học: Nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ và cải thiện làn da từ bên trong. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ… Cùng với đó là dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya vì sẽ khiến da thêm tâm sạm, tối màu.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tăng sắc tố da. Hy vong, qua bài viết này, bạn sẽ tìm được giải pháp điều trị phù hợp, giúp lấy lại làn da trắng sáng, mịn màng, khôi phục sự tự tin của bản thân.
Mọi thông tin cần biết thêm về chăm sóc và trị liệu tăng sắc tố da, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM
- Cơ sở – SĐT/Zalo: 0983 058 939
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh – SĐT/Zalo: 0903 047 368
- Trang web: www.trungtamdalieudongy.com
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!