9 Cách Chữa Táo Bón Cho Bà Bầu Nhanh Nhất Rất Hiệu Quả
Trị táo bón cho bà bầu bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên có độ an toàn cao, không gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu áp dụng đúng cách sẽ hỗ trợ đẩy lùi các cảm giác khó chịu do táo gây ra như đầy hơi, chướng bụng,… Đồng thời, giúp việc đào thải phân diễn ra thuận lợi hơn. Bài viết dưới đây là 9 cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả từ thiên nhiên mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn nên đã gây ra một số vấn đề bất thường về sức khỏe. Táo bón là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở thai phụ. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 50% mẹ bầu bị táo bón trong suốt khoảng thời gian thai kỳ. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng táo bón ở mẹ bầu thường không quá nguy hiểm, nhưng nếu để diễn ra kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể mẹ trong thời gian thai kỳ.
Nếu bị táo bón ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì bạn cần phải đặc biệt chú ý, nếu thường xuyên mót rặn hoặc rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị động thai, sẩy thai. Táo bón còn khiến quá trình hấp thu dưỡng chất bên trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ. Đồng thời, việc phân tồn đọng trong trực tràng còn khiến độc tố bên trong phân bị cơ thể hấp thụ ngược trở lại và tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ.
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón trong thời gian thai kỳ thường gặp, mẹ bầu cần nắm rõ để có thể chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh:
- Sự thay đổi của hormone: Đây là nguyên nhân gây táo bón ở thai phụ thường gặp. Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi rất lớn và gây ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột. Lúc này, hormone progesterone sẽ tăng lên, kích thích làm giãn nở tử cung để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi và quá trình chuyển dạ. Ruột sẽ bắt đầu tái hấp thụ nước trong phân khiến cho phân trở nên khô cứng và rắn chắn hơn. Điều này đã làm cho việc đào thải phân ra bên ngoài hậu môn diễn ra khó khăn hơn.
- Ít vận động: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng về cân nặng gây áp lực lớn lên cơ thể mẹ, vì thế mẹ bầu sẽ ít vận động hơn bình thường. Chính điều này đã khiến cho hoạt động nhu động ruột bị chậm lại và làm gia tăng nguy cơ táo bón.
- Áp lực từ tử cung: Thai nhi phát triển lớn bên trong tử cung sẽ tạo ra áp lực lớn lên đường ruột và khiến quá trình di chuyển của phân qua đường ruột trở nên trì trệ. Đồng thời, khi thai nhi phát triển bên trong bụng mẹ còn gây chèn ép lên hệ tiêu hóa và khiến hoạt động của cơ quan này bị ảnh hưởng rất lớn.
- Nôn nghén gây thiếu nước: Nhiều mẹ bầu bị nôn nghén nghiêm trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, điều này đã khiến cho cơ thể bị mất đi lượng nước lớn và không đủ đáp ứng cho cơ quan tiêu hóa. Chính điều này đã khiến cho ruột tái hấp thụ nước trong phân và khiến phân trở nên khô cứng hơn bình thường.
- Bổ sung quá nhiều dưỡng chất: Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường phải tăng cường bổ sung canxi và sắt cho cơ thể để thai nhi có thể phát triển tốt. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi và sắt, điều này đã khiến cho phân trở nên thô cứng hơn. Đồng thời, nếu mẹ bầu có thói quen ăn nhiều thịt mà không ăn rau cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón rất cao.
- Nhịn đi vệ sinh: Nhịn đi vệ sinh sẽ khiến phân bị ứ đọng bên trong, lúc này ruột sẽ tái hấp thụ nước từ phân khiến chúng trở nên thô cứng. Vì vậy, thói quen nhịn đi vệ sinh quá lâu cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu.
- Nguyên nhân khác: Táo bón trong thời gian thai kỳ cũng có thể xảy ra nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nhược tuyến giáp, lạm dụng thuốc nhuận tràng,…
9 cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả từ thiên nhiên
Mẹ bầu là đối tượng khá nhạy cảm, việc dùng thuốc Tây y trị bệnh cần được hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và cả sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng táo bón, mẹ bầu có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên như hoa cúc, mật ong, mè đen, quả sung,… Đây là phương pháp trị táo bón có độ an toàn cao, mẹ bầu có thể tự áp dụng tại nhà mà không lo phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện mẹ bầu có thể tham khảo:
1/ Ăn hỗn hợp mật ong và mè đen: Mật ong được biết đến là thần dược trong Đông y với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu người bị táo bón sử dụng mật ong sẽ có tác dụng bôi trơn đường ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Vừng đen là thực phẩm nhuận tràng với hàm lượng chất xơ rất cao, chúng có tác dụng làm mềm và tăng khối lượng phân. Dùng kết hợp mật ong với mè đen trị táo bón là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện: Rang 30 gram mè đen trên lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp. Sau đó đem mè đen đi trộn với 30ml mật ong nguyên chất. Chia hỗn hợp trên thành 2 phần sử dụng để ăn hết trong ngày, áp dụng liên tục khoảng 2 – 3 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm đáng kể.
2/ Tận dụng quả sung: Sung là loại quả có tác dụng nhuận tràng, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa trong Đông y. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả sung nếu được bổ sung vào cơ thể sẽ hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Bà bầu đang bị táo bón có thể dùng quả sung trị bệnh theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện: Rửa sạch 10 gram quả sung tươi và 1 đoạn ruột già của lợn. Quả sung đem đi rửa sạch sẽ bằng nước muối, vớt ra để ráo rồi dùng dao bổ đôi. Ruột lợn đem rửa sạch bằng muối hạt và chanh rồi thái miếng vừa ăn. Cho quả sung và ruột lợn vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc nồi lên bếp đun cho đến khi hai nguyên liệu trên chín mềm thì tắt bếp. Múc canh ra sử dụng ngay khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
3/ Ăn hạt lanh: Hạt lanh là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Nếu mẹ bầu bổ sung cho cơ thể sẽ giúp làm mềm và xốp phân. Ngoài ra, chất nhầy trong hạt lanh khi liên kết với nước còn tạo ra gel giúp bôi trơn đường ruột, giúp quá trình vận hành thức ăn bên trong đường ruột diễn ra tốt hơn. Nếu bị táo bón trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn hạt lanh để cải thiện.
Cách thực hiện: Cho 12 gram hạt lanh vào trong 150ml sữa, nước hoặc trái cây rồi dùng để uống. Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại. Khi thực hiện trị bệnh bằng cách ăn hạt lanh, mẹ bầu chú ý uống nhiều nước để tránh gây khó chịu trong ruột.
4/ Uống nước chanh mật ong: Chanh là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Hàm lượng acid citric trong nước chanh khi đi vào đường ruột sẽ làm tăng co thắt ruột và giảm đường phân. Khi bị táo bón, mẹ bầu nên pha chanh tươi với mật ong và nước ấm để sử dụng giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:
Cách thực hiện: Vắt nửa quả chanh tươi vào một cốc nước ấm, sau đó cho mật ong nguyên chất vào. Dùng thìa trộn đều hỗn hợp trên cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm. Áp dụng cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn cho đến khi triệu chứng táo bón thuyên giảm hẳn.
5/ Chữa táo bón bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa trị táo bón khi mang thai cũng là phương pháp khá an toàn và hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa hàm lượng lớn acid béo chuỗi trung bình, nếu bạn sử dụng sẽ cung cấp thêm năng lượng cho tế bào đường ruột. Điều này sẽ kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và bôi trơn niêm mạc. Khi mẹ đi đại tiện sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cách thực hiện: Pha dầu dừa cùng với nước ấm rồi sử dụng để uống hoặc bổ sung dầu dừa vào trong chế biến món ăn sử dụng hàng ngày như salad, xào,… Mẹ bầu chỉ nên dùng từ 1 – 2 thìa dầu dừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
6/ Uống nước ép táo: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan rất cao. Nếu mẹ bầu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng nhuận tràng và đẩy lùi chứng táo bón trong thời gian thai kỳ. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong nước ép táo khi đi vào cơ thể sẽ làm mềm phân và giúp phân có thể di chuyển dễ dàng bên trong đường ruột.
Ngoài ra, nước ép táo còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng như vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước ép táo với liều lượng vừa đủ, nếu quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
7/ Trà bồ công anh giảm táo bón: Bồ công anh là thức uống có tác dụng đặc biệt tốt đối với hệ tiêu hóa. Uống trà bồ công anh sẽ kích thích gan tiết dịch mật, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong đường ruột diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, trà bồ công canh còn cấp nước cho cơ thể và kích thích nhu động ruột. Nếu bạn duy trì thói quen uống trà bồ công anh sau bữa ăn sẽ hỗ trợ cải thiện chứng táo bón và các triệu chứng có liên quan rất tốt.
8/ Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc là thức uống có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể và chữa táo bón khá tốt. Nếu đang bị táo bón, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thức uống này để cải thiện tình trạng bệnh. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong trà hoa cúc chứa hàm lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và trơn tru hơn. Nếu đang bị táo bón, sau mỗi bữa ăn mẹ bầu nên uống thêm một cốc trà hoa cúc để cải thiện tình trạng bệnh.
9/ Dùng vỏ hạt mã đề: Vỏ hạt mã đề cũng là nguyên liệu có khả năng cải thiện chứng táo bón, mẹ bầu có thể tận dụng để trị bệnh. Vỏ hạt mã đề khi đi vào đường ruột sẽ tăng cường hấp thụ nước và trở thành chất đặc sệt. Nếu mẹ bầu tăng cường sử dụng sẽ giúp cải thiện lại trọng lượng và kết cấu của phân. Một vài nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, việc bổ sung vỏ hạt mã đề cho cơ thể liên tục trong 2 tuần sẽ làm tăng số lần đi đại tiện lên đáng kể, đặc biệt là ở những người bị táo bón mạn tính.
Lưu ý dành cho bà bầu khi bị táo bón
Bên cạnh việc thực hiện điều trị bằng các mẹo đơn giản ở trên, mẹ bầu cũng cần chú ý điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân. Cách này có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón và nâng cao hiệu quả của các mẹo trị bệnh ở trên. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị táo bón là:
- Hình thành thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là từ 5 – 7h sáng. Không nhịn đi vệ sinh mà hãy đi ngay khi có nhu cầu. Điều chỉnh lại tư thế đi vệ sinh sao cho phù hợp. Nếu gặp khó khăn khi đào thải phân ra ngoài, bạn có thể thực hiện massage khu vực giữa âm hộ và vùng chậu.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa. Nếu có thể mẹ hãy uống thêm các loại nước ép trái cây có tác dụng nhuận tràng như nước éo mơ, nước ép mận,… Uống nước ấm vào mỗi buổi sáng giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ quan này.
- Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thện chứng táo bón. Nên tăng cường sử dụng thức ăn chứa nhiều chất xơ và có tác dụng nhuận tràng như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi, trái cây,… Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây táo bón như thức ăn chiên xào, bánh mì, trái cây gây nóng trong,…
- Dành thời gian thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện sức khỏe và đẩy lùi chứng táo bón. Các bài tập tốt cho mẹ bầu bị táo bón là đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu, đạp xe tại chỗ,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể massage bụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do táo bón.
- Ở trường hợp táo bón do bổ sung quá nhiều chất xơ và sắt, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại khác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Nếu tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm sau khi đã điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng thuốc nhuận tràng. Các loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu là Fybogrl, Senna, Glycerol,… Mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây là các cách chữa táo bón cho bà bầu an toàn, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Táo bón trong thời gian thai kỳ nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, ngay khi có các triệu chứng của bệnh mẹ bầu cần có biện pháp can thiệp đúng cách và kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!